Chuyển hướng hoạt động văn nghệ về nông thôn

16:52, 09/08/2013

Đội tuyên truyền văn hóa lưu động (TTVHLĐ) ở các huyện, thành phố được xem là đội tiên phong trong công tác tuyên truyền (TT) các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đến mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh.


Đề cập đến hoạt động của các đội TTVHLĐ tại Hội nghị giao ban công tác Văn hoá-văn nghệ 6 tháng đầu năm, đồng chí Hoàng Trung Luyến, Ủy viên BTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ cho rằng: “Công tác tuyên truyền, tổ chức văn nghệ, chiếu phim... cần phải chuyển hướng hoạt động về nông thôn. Trước đây, ở trung tâm các huyện, thành phố đã tổ chức nhiều buổi diễn văn nghệ, TT trong khi ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa lại thiếu vắng... Mục đích của các buổi văn nghệ là kết hợp TT các chủ trương, chính sách thì cần đến đúng đối tượng. Các nội dung TT phải thiết thực, có tác động thay đổi nhận thức của nhân dân. Mỗi một thôn, bản phải được xem biểu diễn văn nghệ, chiếu phim ít nhất 1 lần/năm. Tuy nhiên, vấn đề là có những huyện quá nhiều thôn, trong 1 năm đội truyên truyền không đi hết được từng ấy thôn. Giải pháp cho việc này, huyện Bắc Quang đã có cách làm sáng tạo là tổ chức TT, biểu diễn ở 2 thôn gần nhau để tất cả các thôn đều được xem phim, văn nghệ ít nhất 1 lần/năm.” Tóm lại, các huyện cần có cách làm linh hoạt để thông tin về chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đến được với người dân.


Đánh giá về hiệu quả hoạt động của các đội TTVHLĐ, Trưởng phòng Nghiệp vụ văn hóa, Sở VH,TT&DL, Hùng Đại Kỳ nhận định: “Hoạt động của đội TTVHLĐ các huyện, thành phố rất có ý nghĩa; nhất là đối với các khu vực vùng lõm, không bắt được sóng truyền hình, phát thanh thì thông qua đội TTVHLĐ người dân sẽ biết được các hoạt động, chủ trương trong tỉnh. Hầu hết các đội đã đáp ứng được nhiệm vụ TT hàng tháng, quý.” Cách thức TT cũng phong phú, khuyến kích sử dụng tiếng nói của các dân tộc bản địa. Ví dụ: đối với các huyện phía Bắc chủ yếu dùng tiếng Mông; các huyện phía Tây dùng tiếng Nùng, Dao. Bằng cách này các chủ trương, chính sách dễ đến với người dân hơn. Các đội TTVHLĐ cũng đã sử dụng nhiều hình thức truyền tải như: văn nghệ, tiểu phẩm, kịch ngắn, khẩu hiệu bám sát các chủ đề xây dựng Nông thôn mới (NTM), KHHGĐ,... để đưa xuống các cụm xã. Đặc biệt, công tác TT tại chợ phiên ở một số huyện vùng cao còn lồng ghép với tổ chức văn nghệ mời người dân lên hát, kích thích sự quan tâm của bà con xen kẽ với TT bằng các thứ tiếng. Các năm gần đây, lực lượng TT lưu động còn có sự tham gia của các đội chiếu bóng lưu động kết hợp TT các sự kiện lớn của đất nước trước và sau chiếu phim làm tăng thêm tính đa dạng các phương pháp TT tại cơ sở.


Tuy nhiên, hiện nay việc TT bằng tiếng dân tộc còn rất hạn chế mặc dù ngành văn hoá vẫn đang kích lệ sử dụng các thứ tiếng TT cho đồng bào dễ hiểu. Nguyên nhân là việc TT trên hệ thống loa đài, phương tiện thông tin đại chúng hiện tại yêu cầu phải có bản lưu bằng tiếng dân tộc trong khi các thành viên của đội TT lại không biết chữ viết của dân tộc đó. Vậy nên, chỉ có các kỳ cuộc quan trọng như bầu đại biểu Quốc hội mới được dịch ra tiếng dân tộc. Điều này cũng chỉ ra điểm yếu của đội ngũ TT viên lưu động ở các huyện, thành phố là người bản địa tham gia rất ít. Hiện chỉ có đội TTVHLĐ ở huyện Hoàng Su Phì, Xí Mần có người Nùng; huyện Mèo Vạc, Yên Minh có người Mông. Khó khăn nữa là chế độ hỗ trợ các đội TT còn thấp nên hoạt động thiếu sôi nổi, các tiết mục biểu diễn văn nghệ, kịch chưa chuyên nghiệp.


Để hoạt động TT về vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa có hiệu quả, Đội trưởng đội TTVHLĐ tỉnh, Nguyễn Mạnh Hưng cho biết: “Đội TTVHLĐ của tỉnh thường xuyên đi phục vụ bà con ở vùng sâu vùng xa; chúng tôi xây dựng các chương trình, kịch bản có nội dung dễ hiểu. Mỗi chương trình đều tập trung vào một đề tài cụ thể theo từng giai đoạn thời sự, ví dụ: đề tài xây dựng NTM sẽ có các bài hát về NTM, kịch về chủ đề hiến đất mở đường... Nhưng còn hạn chế là thiếu các diễn viên chuyên nghiệp; hệ thống loa, đài, ánh sáng... đều phải mượn ở các huyện nên có những chương trình biểu diễn không đảm bảo chất lượng.


Đưa chương trình biểu diễn văn nghệ, chiếu phim tới các thôn, bản vùng sâu vùng xa để thực hiện công tác TT các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước tới nhân dân là một chủ trương đúng. Tuy nhiên, cũng cần chú ý đến việc nâng cao chất lượng các chương trình phục vụ người dân.


LÊ HẢI

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chặng đường vinh quang
HGĐT - Ngày 1.8.1930, Ban cổ động tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam phát hành tài liệu tuyên truyền đại cương “Ngày quốc tế đỏ 1-8”, kêu gọi chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ hòa bình, bảo vệ Liên bang Xô viết, ủng hộ phong trào đấu tranh của các dân tộc bị áp bức.
31/07/2013
Bảo tàng Chứng tích lọt vào tốp hấp dẫn nhất châu Á
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh đã được trang web TripAdvisor bình chọn vào tốp 5 trong số 25 bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á năm 2013.
31/07/2013
BTC Hoa hậu Dân tộc Việt Nam báo cáo kết quả minh bạch
BTC cuộc thi Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam 2013 đã có cuộc làm việc, báo cáo kết quả cuộc thi Hoa hậu Dân tộc Việt Nam 2013 với Ủy ban Dân tộc. Theo đó, tính minh bạch của cuộc thi một lần nữa được khẳng định.
29/07/2013
Chủ tịch UBND tỉnh Đàm Văn Bông: “Dù khó khăn cũng khẩn trương tu sửa khu phố cổ Đồng Văn”
HGĐT- Đó là ý kiến chỉ đạo trọng tâm của Chủ tịch UBND tỉnh Đàm Văn Bông trong buổi kiểm tra thực tế tình trạng xuống cấp của những ngôi nhà cổ trong khu phố cổ thị trấn Đồng Văn (huyện Đồng Văn) vào chiều 23.7. Cùng đi có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; lãnh đạo huyện Đồng Văn.
24/07/2013