Xây dựng, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống để phát triển du lịch

15:41, 13/04/2013

HGĐT- Hà Giang là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, đa dạng, phong phú về bản sắc và di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, với trên 20 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có một nét văn hóa truyền thống riêng, độc đáo. Việc xây dựng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống luôn được các cấp, các ngành quan tâm nhằm giữ gìn nét đặc sắc của từng vùng, miền. 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, toàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực.



Lễ hội Đền năm 2013 tại thành phố Hà Giang.


Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, cán bộ, nhân dân toàn tỉnh đã phát huy tinh thần yêu nước, tham gia và đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng Hà Giang ngày càng giàu mạnh, bảo vệ vững chắc biên cương Tổ quốc. Nhiều hủ tục lạc hậu đã được xóa bỏ, các phong trào thi đua yêu nước và Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã huy động được mọi tầng lớp nhân dân và cả hệ thống chính trị từ cấp tỉnh đến cơ sở tích cực tham gia thực hiện ngày càng thực chất, phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Đã có nhiều gia đình, thôn, tổ, cơ quan, đơn vị văn hóa; các cộng đồng dân cư sống đoàn kết, gắn bó, tương trợ, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc...Nhiều lễ hội, sinh hoạt văn hóa, thể thao đã được phục dựng và bảo tồn, như: Lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô; Lễ cúng thần rừng của người Pu Péo; Lễ cấp sắc của người Dao; Lễ hội Gầu tào của người Mông; Lễ hội Quýnh hiếng của người Dao; Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn; Lễ mừng cơm mới của người La Chí; Lễ hội Lồng tồng của người Tày, cùng các làn điệu Hát then, Hát cọi, Hát lượn, Hát giao duyên; đàn tính, khèn Mông, khèn môi, các trò chơi dân tộc như: Ném còn, tung yến, chơi đu, đánh sảng, đi cà kheo...

 

Cùng với việc phục dựng và bảo tồn các lễ hội, sinh hoạt văn hóa, thể thao, những năm qua, một số di tích cũng đã được đầu tư tu bổ như: Di tích kiến trúc nghệ thuật khu Nhà Vương; Di tích Căng Bắc Mê; Di tích Tiểu khu Trọng Con, Chùa Sùng Khánh, Chùa Bình Lâm, Đền Mẫu... với tổng số kinh phí đầu tư trên 39,183 tỷ đồng. Công tác nghiên cứu, lập hồ sơ xếp hạng các Di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh được các cấp, các ngành quan tâm, số lượng di tích được xếp hạng ngày càng tăng. Hiện tỉnh ta có 29 di tích Lịch sử – Văn hóa và danh thắng được Nhà nước xếp hạng, trong đó có 16 di tích cấp Quốc gia và 5 di sản văn hóa phi vật thể, 8 di tích cấp tỉnh. Trong đó có nhiều di tích và danh thắng cấp Quốc gia, như; Cột cờ Lũng Cú, Di tích kiến trúc nghệ thuật khu nhà Vương, Phố cổ Đồng Văn, Căng Bắc Mê, hang Đán Cúm, di tích Kỳ Đài thành phố Hà Giang, Núi Đôi Quản Bạ,Lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô, xã Lũng Cú, Lễ cúng Thần rừng của người Pu Péo, xã Phố Là, huyện Đồng Văn; Lễ hội Gầu tào... ngoài ra còn nhiều các di sản văn hóa đang được khoanh vùng bảo vệ và tiếp tục đề nghị xếp hạng.

 

Các giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật được quan tâm nghiên cứu, sưu tầm, in và xuất bản phục vụ đồng bào các dân tộc, như: Dân ca dân tộc Mông, Văn hóa dân tộc Dao, dân tộc Tày, dân tộc Mông, dân ca dân tộc Phù Lá... Có thể thấy, văn học nghệ thuật tỉnh ta đã gắn bó với mật thiết với đời sống của nhân dân, phản ánh chân thật cuộc sống lao động sáng tạo của nhân dân, đã có nhiều tác phẩm hay trong tất cả các loại hình nghệ thuật từ văn học, sân khấu, âm nhạc, mỹ thuật đến nhiếp ảnh, múa, kiến trúc và phát triển rộng khắp, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng của nhân dân, góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống từng vùng, miền. Cùng với đó là các hoạt động giao lưu, hợp tác về văn hóa được mở rộng; nhận thức, hành động của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và nhân dân có nhiều chuyển biến rõ rệt, tạo nền tảng vững chắc và động lực tinh thần mạnh mẽ, thúc đẩy Hà Giang ngày càng phát triển toàn diện, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV về xây dựng Chương trình “Phát triển văn hóa gắn với du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử, địa chất, tâm linh”.


VĂN NGHỊ

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xây dựng Làng Văn hóa du lịch tiêu biểu gắn xây dựng NTM ở tỉnh ta - một năm nhìn lại
HGĐT - “Du lịch cộng đồng” - Cụm từ mà trước đây tưởng như rất xa lạ đối với bà con, ít được nhắc đến trong những cuộc trò chuyện, giao tiếp hàng ngày. Còn nay, du lịch, tour hay du lịch cộng đồng đã thấm sâu vào từng nếp nhà, cuộc sống hàng ngày của bà con các dân tộc trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Bởi Hà Giang là tỉnh có cộng đồng 19 dân tộc anh em sinh sống; mỗi dân tộc đều
29/03/2013
Đông đảo du khách dự Lễ Khai hội Tây Thiên 2013
Sáng 26/3, tại Khu di tích danh thắng Tây Thiên, tỉnh Vĩnh Phúc đã chính thức Khai hội Tây Thiên 2013.
27/03/2013
Ca nương Kiều Anh thành “của hiếm” ở Tìm kiếm tài năng Việt Nam
Bán kết 6 chương trình Tìm kiếm tài năng – Vietnam’s Got Talent mùa thứ hai được truyền hình trực tiếp vào 20h ngày 24-3-2013 trên VTV3 ghi nhận sự đột phá trong tiết mục của ca nương Nguyễn Kiều Anh. Các tài năng nhí cũng có phần thi hấp dẫn.
25/03/2013
Bước nhảy hoàn vũ 2013: Trình làng phong cách tự chọn
Sau khi chương trình “Gương mặt thân quen” lên sóng vào tối thứ 7 hàng tuần kết thúc, sân chơi Bước nhảy hoàn vũ 2013 sẽ thay thế. Số đầu tiên của Bước nhảy hoàn vũ mùa thứ 4 sẽ chính thức lên sóng vào lúc 21h ngày 23-3-2013. 10 cặp đôi sẽ thể hiện các điệu nhảy Tự chọn.
22/03/2013