Nhóm trẻ chơi, tập nói tiếng Việt - mô hình giáo dục trẻ độc đáo

07:46, 10/12/2013

HGĐT- Đó là nhóm trẻ từ 0 - 3 tuổi, sống cùng thôn, bản, được cha mẹ tập hợp lại thành một nhóm để cùng sinh hoạt dưới sự hướng dẫn của tình nguyện viên (TNV). Đây là một mô hình hoạt động mới, với mục đích nâng cao nhận thức của cha mẹ trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ đúng cách và tổ chức các trò chơi nhằm giúp trẻ phát triển các giác quan và học nói tiếng Việt một cách toàn diện do tổ chức vùng dự án Plan tại Hà Giang thực hiện.



Buổi sinh hoạt của Nhóm trẻ chơi, học nói tiếng Việt tại thôn Pác Ngàn, xã Tân Tiến (Hoàng Su Phì).


Ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi đến thăm buổi sinh hoạt của nhóm trẻ chơi, tập nói tiếng Việt tại thôn Pác Ngàn, xã Tân Tiến (Hoàng Su Phì), đó là hầu hết nhóm trẻ ở đây đều mạnh dạn hơn khi tiếp xúc với nhiều người khác nhau; được học nói tiếng Việt, nhận biết các con vật, đồ vật nhiều màu sắc và được chơi các trò chơi, giao lưu với các bạn (trẻ từ 18 - 36 tháng tuổi). Bên cạnh đó, cha mẹ trẻ được TNV chia sẻ kinh nghiệm về việc chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp, đúng cách; tuyên truyền để cha mẹ trẻ hiểu hơn và chủ động tham gia chăm sóc, bảo vệ trong gia đình và cộng đồng. Với phương châm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, mỗi nhóm trẻ sẽ có từ 15 – 20 trẻ cùng với sự tham gia của cha hoặc mẹ của trẻ, thông qua TNV hướng dẫn, cha mẹ sẽ cùng chơi và hướng dẫn trẻ chơi với đồ chơi; dạy trẻ gọi tên các đồ vật, con vật bằng tiếng Việt và cho nhắc đi nhắc lại ít nhất 3 lần, sau đó tập cho trẻ nói lại tên các con vật, đồ vật đã được hướng dẫn. Chị Nguyễn Thị Hồng Lý, cán bộ của dự án Plan cho biết: Mỗi nhóm trẻ sẽ có 3 TNV, đây là lực lượng Đoàn viên thanh niên, Hội phụ nữ của xã. Qua các lớp tập huấn, các TNV được trang bị những kiến thức cơ bản về giáo dục và sự phát triển của trẻ từ 0 - 3 tuổi trong việc chăm sóc trẻ; kỹ năng điều hành các buổi sinh hoạt của nhóm trẻ chơi tại cộng đồng; kỹ năng tổ chức các hoạt động và trò chơi để từ đó chia sẻ với cha mẹ trẻ cách chăm sóc, giáo dục trẻ đúng cách. Ngoài hướng dẫn trẻ chơi với các đồ vật, TNV còn tổ chức trò chơi dựa trên nhu cầu và ý thích nhằm tạo hứng thú cho trẻ.

 

Nhóm trẻ chơi, tập nói tiếng Việt được triển khai từ tháng 5.2013, tại 4 xã: Nàn Ma, Nấm Dẩn (Xín Mần), Tân Tiến, Pố Lồ (Hoàng Su Phì). Trong một tháng, nhóm trẻ trên sinh hoạt từ 1 - 2 lần dưới sự hướng dẫn của TNV. Qua thời gian triển khai đã thu hút được 114 người lớn tham gia với khoảng 121 trẻ đến sinh hoạt. Tham gia sinh hoạt từ những buổi đầu tiên, Chị Sùng Thị Dín, thôn Pác Ngàn, xã Tân Tiến có con trai là Vàng Xuân Hưng được hơn 1 tuổi chia sẻ: Đây là hoạt động có ý nghĩa, góp phần nâng cao nhận thức của cha mẹ trong việc chăm sóc trẻ. Qua mỗi buổi sinh hoạt chị được học thêm nhiều kiến thức về cách nuôi dạy trẻ tại nhà, cách chơi với trẻ và dạy trẻ nói tiếng Việt... Từ khi tham gia sinh hoạt, con chị đã mạnh dạn chơi cùng với nhóm bạn và rất thích thú với những món đồ chơi. Được TNV hướng dẫn, chị có thể tận dụng các vật liệu có sẵn ở nhà để làm đồ chơi cho trẻ. Tuy nhiên, thực trạng cho thấy chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ, nhất là nhóm trẻ từ 0 - 3 tuổi tại hộ gia đình chưa cao do kiến thức, kỹ năng của những người chăm sóc trực tiếp còn thấp; đội ngũ cán bộ làm công tác chăm sóc trẻ từ 0 - 3 tuổi còn thiếu và yếu về chuyên môn, nghiệp vụ; ngân sách nhà nước trong công tác này còn hạn chế... Mà ít ai biết rằng, giai đoạn trẻ từ 0 - 3 tuổi là giai đoạn vàng, có ý nghĩa quan trọng nhất trong quá trình phát triển của trẻ, cần được quan tâm, chăm sóc, giáo dục đầy đủ.

 

Trẻ càng bé càng có nhu cầu chăm sóc giáo dục trẻ theo cách riêng: Từ ăn, ngủ đến việc học hành giúp trẻ có được sự phát triển toàn diện. Trong điều kiện thực tế, các gia đình phải đi làm cả ngày, ít có điều kiện chăm sóc và giáo dục con nhỏ một cách đầy đủ và đảm bảo. Đồng thời, hệ thống dịch vụ, chăm sóc giáo dục trẻ ở nhóm tuổi từ 0 - 3 tuổi chưa đáp ứng được các nhu cầu thì việc phát triển mô hình nhóm trẻ chơi, tập nói tiếng Việt đã bổ sung phần nào những thiếu hụt trong việc giáo dục, chăm sóc trẻ thơ.


TIẾN LÂM

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đẩy mạnh tuyên truyền về Công viên Địa chất cho các chủ nhân tương lai
HGĐT- Công viên địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn (CVĐCTC CNĐĐV) là vùng đặc biệt khó khăn. Chính vì vậy, dù đã được công nhận là CVĐCTC, nhưng không ít người dân nơi đây vẫn chưa thể hiểu rõ CVĐCTC là gì và trách nhiệm của mỗi người với di sản như thế nào. Do đó, việc tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ về CVĐCTC là rất cần thiết.
30/11/2013
Thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12
HGĐT - Ngày 27.11, Sở Giáo dục - Đào tạo tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 năm học (2013 – 2014).
28/11/2013
Giữ “tâm”, rèn “đức”, luyện “tài”
HGĐT - Là Nhà giáo sinh ra từ vùng quê Nam Định giàu tính nhân văn; nghề dạy học gắn bó với tôi từ lúc còn là cậu học trò tiểu học: Năm 1958, học lớp 4 vừa học vừa tham gia dạy BDHV. Lên Hà Giang (1963), được đào tạo tại trường Sư phạm Việt Bắc. Năm 1967 ra trường với tấm bằng loại ưu, được nhà trường dự kiến giữ lại phụ giảng kiêm công tác giáo vụ. Giữa hai ngã đường: Ở lại
23/11/2013
Ứng dụng CNTT nâng cao chất lượng đào tạo
HGĐT - Thành lập năm 1969, tiền thân là Trường Trung học Sư phạm 7+3, trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Hà Giang đã, đang đào tạo và liên kết đào tạo trên 3.000 giáo viên, cán bộ trình độ đại học, cao đẳng; gần 6.000 giáo viên, nhân viên kỹ thuật trình độ trung cấp chuyên nghiệp, đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp “Trồng người” và phát
22/11/2013