Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (Bắc Mê) dấu ấn sau 10 năm đạt chuẩn Quốc gia

09:16, 04/04/2013

HGĐT- Sau hơn 10 năm đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 (2002), trường Tiểu học Trần Quốc Toản đang bước tiếp những bước đi vững chắc, xứng đáng là lá cờ đầu trong ngành Giáo dục Huyện Bắc Mê với những điểm nhấn trong các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt; xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực...


Tiếp chúng tôi trong căn phòng nhỏ đơn sơ, cô giáo Phạm Thị Hiền, Hiệu trưởng nhà trường, kể về chặng đường xây dựng và trưởng thành của trường Tiểu học Trần Quốc Toản trong hơn 10 năm qua: “Trước đây, cơ sở vật chất còn khó khăn, thiếu thốn; chất lượng giáo dục chưa cao, nhưng tập thể giáo viên, học sinh nhà trường luôn cố gắng vươn lên, không ngừng học hỏi kinh nghiệm nâng cao chất lượng giảng dạy và các phong trào hoạt động khác; nhờ vậy năm 2002, trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ I...”. Từ đó đến nay, truyền thống dạy tốt, học tốt luôn được duy trì và đạt hiệu quả cao. Năm học 2012 – 2013, trường có tổng số 40 cán bộ, giáo viên, nhân viên với 18 lớp học và 378 học sinh. Ngay từ những ngày đầu năm học, nhà trường huy động 100% học sinh có độ tuổi từ 6 – 11 tới trường, đặc biệt là đúng độ tuổi vào lớp một. Với đội ngũ cán bộ, giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, học kỳ qua có 20 thầy, cô tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp trường đạt thành tích cao và bảo lưu kết quả của 16 thầy, cô tham gia thi cấp huyện, tỉnh; 60,2% các em đạt danh hiệu học sinh khá, giỏi; 100% hạnh kiểm khá, tốt; tham gia học sinh giỏi cấp trường 87 em và có học sinh đoạt giải nhất trong cuộc thi Olympic Toán tuổi thơ cấp huyện. Phát huy vai trò, trách nhiệm của người giáo viên nhân dân, vì sự nghiệp “trồng người”, nhà trường đang từng bước nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học. Dưới sự chỉ đạo của phòng GD&ĐT, các phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Nói không với tiêu cực, bệnh thành tích trong giáo dục”; “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”... được thầy và trò nhà trường tích cực hưởng ứng tham gia. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, hoạt động ngoại khóa... nhằm chào mừng các ngày lễ lớn, tạo bầu không khí sôi nổi để giáo viên cùng học sinh được trải nghiệm, khuyến khích sự sáng tạo và niềm hăng say học tập của các em. Trong những năm học qua, nhà trường luôn duy trì tốt công tác tuyên truyền, vận động các đoàn thể, Hội phụ huynh giúp nhà trường củng cố cơ sở vật chất; hưởng ứng phong trào “kế hoạch nhỏ” mỗi lớp đều có một “công trình măng non” nhằm xây dựng ngôi trường xanh, sạch, đẹp; không ngừng khích lệ học sinh rèn luyện đạo đức, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng ngoan, lễ phép với thầy cô, người lớn tuổi bằng những hành động thiết thực: Quyên góp áo ấm cho các bạn học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn; tặng quà Bà mẹ Việt Nam anh hùng; giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sỹ; dọn dẹp Di tích lịch sử Căng Bắc Mê... Trao đổi với chúng tôi về mục tiêu, nhiệm vụ trong những năm học tiếp theo để giữ vững danh hiệu trường đạt chuẩn Quốc gia, cô giáo Phạm Thị Hiền cho biết: “Ngoài việc triển khai đầy đủ, nghiêm túc các kế hoạch của Bộ, Sở và phòng GD – ĐT huyện về nhiệm vụ và các chỉ tiêu cụ thể từng năm học, nhà trường đang phấn đấu đạt 100% số học sinh chuyển lớp, chuyển cấp; nâng cao chất lượng học sinh giỏi lên 65%, kiện toàn cơ sở vật chất, đáp ứng đầy đủ nhu cầy dạy và học của nhà trường, từng bước thực hiện lộ trình xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ II; tăng cường các hoạt động giáo dục theo yêu cầu, phát huy toàn diện tính chủ động, sáng tạo, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, trong đó lấy việc“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” làm điểm nhấn...


PHAN THÙY LINH

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Từ nhận thức đến phát huy nội lực xây dựng cộng đồng khuyến học
HGĐT - Nói chuyện với ông La Ngọc Thuyết, người dân tộc Tày ở bản Pom Cút, xã Đường Âm, huyện Bắc Mê để hiểu thêm công cuộc Khuyến học, khuyến tài ở một vùng đất xa xôi, hẻo lánh. Ông bảo: "Điều quan trọng vẫn là nhận thức của mỗi người về chuyện học tập của gia đình, dòng họ và con cái.
29/03/2013
Kết quả sau 5 năm triển khai Chương trình tín dụng cho vay HSSV
HGĐT- Từ khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với HSSV, đối tượng đã được mở rộng hơn. HSSV có hoàn cảnh khó khăn thuộc hộ nghèo, hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người (BQĐN) tối đa bằng 150% mức BQĐN của hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn (HCKK) về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh được vay
28/03/2013
Nhiều HSSV ở Đồng Yên có thêm điều kiện theo đuổi ước mơ học tập
HGĐT- Là xã thuộc huyện Bắc Quang, Đồng Yên có 1.644 hộ dân với 7.376 khẩu, hộ nghèo chiếm 5% và hộ cận nghèo chiếm 8,1%. Hơn 60% hộ dân sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, nên đời sống của bà con nơi đây vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là những hộ gia đình có con em là HSSV đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề. Từ khi
28/03/2013
Đoàn đại biểu Quốc khóa XIII tỉnh Hà Giang giám sát, làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm chất lượng và chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông
HGĐT- Sau khi giám sát tại các huyện, thành phố, ngày 25.3, Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIII tỉnh ta do đồng chí Thào Hồng Sơn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIII của tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát, làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo đảm chất lượng và chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Về phía
27/03/2013