Hà Giang

Cần nhiều giải pháp cho du lịch phát triển vững chắc

07:59, 25/12/2014

HGĐT- Tiềm năng về du lịch ở tỉnh ta những năm gần đây được khai thác khá hiệu quả, đặc biệt là từ khi Cao nguyên đá Đồng Văn gia nhập Mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu. Tuy nhiên, để những tiềm năng về du lịch được khai thác xứng tầm thì phía trước cần có những công việc được triển khai thực hiện một cách thấu đáo với tinh thần trách nhiệm cao.


Thực trạng, kết quả du lịch thời gian qua:

Xác định du lịch – dịch vụ là mũi nhọn trong phát triển kinh tế, tỉnh ta đã tạo nhiều cơ chế thông thoáng nhằm thu hút đầu tư như: Ưu tiên hỗ trợ hạ tầng (đường, điện); đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực du lịch; hỗ trợ vay vốn lãi suất thấp cho đầu tư phát triển du lịch... nên hoạt động khai thác du lịch những năm qua đã đạt được những kết quả đáng mừng. Lượng khách du lịch không ngừng tăng với tốc độ nhanh. Năm 2013 có 520.000 lượt khách, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2010, tăng 16,4% so với năm 2012. Tính đến tháng 7.2014, lượng khách du lịch đến với Hà Giang đạt 366.316 lượt người. Đặc biệt trong mùa hoa Tam giác mạch, lượng khách đã tăng đột biến. Theo dự báo của ngành du lịch, đến năm 2015, lượng khách đến với tỉnh ta đạt khoảng 800.000 lượt, trong đó có 250.000 lượt khách Quốc tế, thời gian lưu trú bình quân khoảng 1,5 – 1,8 ngày. Cơ sở lưu trú du lịch ngày càng được đầu tư, đến nay trên địa bàn tỉnh có 124 cơ sở được xếp hạng khách sạn, nhà nghỉ gồm 1 khách sạn 3 sao, 31 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 2 sao, với tổng số 1.841 phòng. Tổng số lao động làm việc trong ngành du lịch đến nay có 1.227 người. Ngoài hoạt động khai thác du lịch ra, tỉnh đã từng bước chú trọng đến hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch; hợp tác liên vùng và Quốc tế... Bên cạnh đó, cũng tập trung xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch về danh lam thắng cảnh, cảnh quan tự nhiên; sản phẩm du lịch tâm linh; du lịch hang động; làng văn hóa cộng đồng; làng nghề truyền thống; du lịch chợ phiên vùng cao; du lịch lễ hội; sản phẩm về khu du lịch, nghỉ dưỡng; du lịch sinh thái...



Cổng vào Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.


Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, du lịch Hà Giang còn nhiều hạn chế và bất cập; hoạt động du lịch phát triển nhưng vẫn ẩn chứa nhiều nguy cơ, thiếu bền vững; thiếu đầu tư trọng tâm, trọng điểm; thiếu nguồn lực đảm bảo việc thực hiện đồng bộ; số dự án du lịch đã triển khai đi vào hoạt động còn ít, kém hiệu quả.


Nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới:

Để từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính chuyên nghiệp của hoạt động du lịch trên địa bàn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới như: Triển khai quy hoạch phát triển du lịch bền vững, bảo tồn và tôn tạo các di sản văn hóa; xây dựng cơ chế, chính sách phát triển du lịch thông thoáng; nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, khai thác sản phẩm du lịch mới; phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch; đẩy mạnh phát triển, đào tạo nguồn nhân lực; đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến liên kết du lịch; xã hội hóa phát triển du lịch... Hy vọng rằng ở mỗi nhóm giải pháp trên sẽ được ngành du lịch triển khai thực hiện một cách triệt để cùng với sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc trong tỉnh sẽ mang lại những bước tiến vững chắc cho du lịch Hà Giang.


Cùng với đó, những đề xuất, kiến nghị của tỉnh với Chính phủ như: Ưu tiên hỗ trợ nguồn vốn ngân sách đầu tư phát triển hạ tầng các khu, điểm du lịch Quốc gia, đặc biệt là quan tâm phát triển khu du lịch Công viên Địa chất toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn; ưu tiên vốn đầu tư, bảo vệ, trùng tu, tôn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử, văn hóa, các danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng; tăng cường đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đón khách du lịch trong nước và nước ngoài đến Hà Giang; lồng ghép các chương trình mục tiêu Quốc gia, các dự án phát triển có liên quan của các bộ, ngành với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh để tháo gỡ khó khăn về vốn đầu tư phát triển du lịch cho địa phương... được Chính phủ xem xét, giải quyết sẽ tháo gỡ được rất nhiều khó khăn cho tỉnh trong việc phát triển du lịch một cách hiệu quả, bền vững.


Du lịch Hà Giang hiện nay còn đang ở thời điểm sơ khai, trong giai đoạn khởi đầu. Nhiệm kỳ này tỉnh mới tập trung vào đầu tư, phát triển du lịch... là đánh giá chung của lãnh đạo các huyện, thành phố trong một buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy. Chính vì vậy việc đưa ra và thực hiện các giải pháp về phát triển du lịch là hết sức cần thiết để du lịch thực sự là ngành mũi nhọn, phát triển bền vững mang lại hiệu quả cao từ tiềm năng, thế mạnh về du lịch sẵn có tại tỉnh ta.


AN DƯƠNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ở nơi đá nở hoa
Bấy lâu nay, Hà Giang, mảnh đất địa đầu cực bắc Tổ quốc vẫn ghi dấu trong lòng lữ khách bởi hai thứ mà nghe qua tưởng chừng như chẳng hề liên quan đến nhau: đó là đá và hoa.
31/10/2014
Bảo tồn, xây dựng và phát triển bền vững Công viên Địa chất
HGĐT- Vừa qua, Cao nguyên đá Đồng Văn (CNĐĐV) vinh dự được tái công nhận là thành viên Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu (CVĐCTC). Qua 4 năm xây dựng, với nỗ lực lớn của các cấp, ngành T.Ư, đặc biệt là sự nỗ lực của Hà Giang, CNĐĐV không ngừng khởi sắc, được các chuyên gia Mạng lưới CVĐCTC đánh giá cao. Nhân dịp này, phóng viên (PV) có cuộc phỏng vấn đồng chí (Đ/c) Trần
29/10/2014
Du lịch Thu Đông lên ngôi
Sau một thời gian dài chỉ biết tới du lịch hè, nghỉ dưỡng biển, du khách Việt đã bắt đầu quan tâm hơn tới những sản phẩm du lịch mới, trái vụ. Và đây chính là cơ hội mới cho các hãng lữ hành.
28/11/2014
“Đánh thức” tiềm năng du lịch bằng chính sản phẩm du lịch
HGĐT- Hiện Hà Giang được đánh giá là điểm nhấn du lịch ở khu vực các tỉnh Đông - Tây Bắc, là nơi có nhiều lợi thế về tài nguyên sinh thái tự nhiên và nhân văn để phát triển du lịch. Với hệ thống 23 di tích, danh lam thắng cảnh xếp hạng cấp Quốc gia, 8 Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, 2 bảo vật Quốc gia và 29 di tích, danh lam thắng cảnh xếp hạng cấp tỉnh. Tỉnh đang khai
28/10/2014