Hà Giang

Nghề dệt thổ cẩm dân tộc Dao đỏ Hoàng Su Phì

15:01, 12/01/2022

BHG - Là huyện vùng cao, biên giới nằm ở phía Tây của tỉnh, với 12 dân tộc cùng sinh sống, huyện Hoàng Su Phì luôn chú trọng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc, trong đó có nghề dệt thổ cẩm của người Dao đỏ. Qua đó, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn giá trị văn hóa, phục vụ du lịch, nâng cao đời sống người dân.

Trang phục truyền thống của phụ nữ Dao đỏ Hoàng Su Phì.                Ảnh: P.V
Trang phục truyền thống của phụ nữ Dao đỏ Hoàng Su Phì. Ảnh: P.V

Hoàng Su Phì được du khách trong và ngoài nước biết đến không chỉ bởi vẻ đẹp thiên nhiên với những thửa ruộng bậc thang hùng vĩ mà còn là vùng đất đa sắc màu dân tộc như: Nùng, Dao, Mông… nhiều dân tộc có nghề trồng bông dệt vải, thêu thổ cẩm mang đậm bản sắc của dân tộc mình. Vốn gắn bó với người phụ nữ Dao đỏ từ lâu đời, song trước sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp may mặc, nghề dệt thổ cẩm cũng phần nào bị mai một. Với mong muốn xây dựng và nhân rộng mô hình thêu, dệt thổ cẩm của người Dao đỏ gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, phát triển các sản phẩm phục vụ du lịch, tăng thu nhập cho người dân, cuối năm 2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, UBND huyện Hoàng Su Phì xây dựng mô hình bảo tồn nghề thêu, dệt thổ cẩm của người Dao đỏ. Với sự quan tâm hỗ trợ về trang thiết bị, cùng hàng trăm học viên được truyền dạy, hiện nay nghề dệt thổ cẩm của người Dao đỏ ở huyện Hoàng Su Phì đang được gìn giữ và phát triển.

Nếu như trước đây, các bà, các chị chủ yếu thêu, dệt ở nhà, thì nay được hỗ trợ xây dựng nhà cộng đồng, những người phụ nữ thường tập trung tại đây để hoạt động. Sản phẩm thủ công được trưng bày, giới thiệu tại nhà cộng đồng, khách đến cũng dễ thấy, dễ tìm. 

Những năm gần đây, du lịch cộng đồng ở Hoàng Su Phì phát triển, nhiều du khách nước ngoài ưa thích sản phẩm thổ cẩm. Vì vậy, việc tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo trên nền bản sắc của mỗi dân tộc là rất cần thiết, việc làm này không chỉ giúp bảo tồn nghề thêu, dệt trang phục của đồng bào các dân tộc thiểu số mà còn giúp người dân có thêm thu nhập. Từ đó, họ yên tâm, gắn bó và có hướng phát triển kinh tế gắn với gìn giữ, trao truyền các giá trị văn hóa qua các thế hệ.

Với hướng đi mới trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở huyện Hoàng Su Phì, không chỉ đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số, tạo ra các sản phẩm có giá trị cao phục vụ khách du lịch, nâng cao đời sống tinh thần mà còn tạo sự đoàn kết, tin tưởng của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp; tạo sinh kế bền vững cho người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.

Hoàng Tính (Hoàng Su Phì)


Cùng chuyên mục

Xây dựng Tân Lập thành điểm du lịch khám phá

BHG - Trên độ cao trung bình từ 800 m - 1.200 m so với mực nước biển. Xã Tân Lập (Bắc Quang) được ví như một Cao nguyên rộng trên 5.000 ha với nhiều cung bậc khác nhau, mang lại những cảm xúc ấn tượng. Bên cạnh thiên nhiên hùng vĩ là những nét văn hóa, đời sống tộc người rất đa dạng, phong phú rất cần được khám phá.

29/12/2021
Tiết học biên cương

BHG - Nhằm giúp các em học sinh hiểu biết về chủ quyền biên giới quốc gia và hình thành ý thức bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, Hội đồng đội xã Xín Cái (Mèo Vạc) vừa phối hợp với Đồn Biên phòng Xín Cái tổ chức Chương trình đến với địa chỉ đỏ gắn tiết học biên cương cho các em học sinh trên địa bàn.

29/12/2021
Trao giải ấn phẩm báo chí tiêu biểu và triển lãm ảnh "Việt Nam 2020", "Ấn tượng 2021"

BHG - Chào mừng Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam, nhiệm kỳ 2020 – 2025, chiều 29.12, tại Hà Nội, Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức trao giải ấn phẩm báo chí tiêu biểu cuối năm 2020, đầu năm 2021 và giải cuộc thi ảnh "Việt Nam 2020"; Triển lãm ảnh "Việt Nam 2020", "Ấn tượng 2021".

29/12/2021
Ai gọi về mùa Cọ chín

BHG - Có lẽ đã lâu lắm mới có mùa quả Cọ sai nhiều như năm nay, có người nói là đã bốn năm, người lại nói đã sáu năm rồi. Còn chị tôi hay bị các cháu "lôi" đi hết thị trấn giúp trông nhà lại vào xã trông chắt thì nói: Lâu lắm rồi, gần như quên là có mùa quả Cọ.

27/12/2021