Hà Giang

Phong phú kho tàng văn hóa của người Pu Péo ở Bắc Mê

23:13, 17/04/2021

BHG - Đến với mảnh đất Hà Giang, mọi du khách đều có thể thấy được những nét văn hóa dân gian riêng biệt, độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại đây. Đặc biệt, đồng bào dân tộc Pu Péo hiện đang sinh sống tại huyện Bắc Mê vẫn giữ được nguyên vẹn những nét văn hóa đặc trưng, được thể hiện qua trang phục, nhà ở, trò chơi, lễ hội dân gian.

Người Pu Péo quây quần bên bếp lửa.
Người Pu Péo quây quần bên bếp lửa.

Đồng bào người Pu Péo sinh sống ở Hà Giang tập trung chủ yếu tại các xã: Phố Là (Đồng Văn), Sủng Cháng, Phú Lũng (Yên Minh), Yên Cường (Bắc Mê). Người Pu Péo không sinh sống trên núi cao như người Mông mà họ thường chọn vùng đất bằng, dựa vào triền núi để sinh sống. 

Có dịp về với xã Yên Cường, huyện Bắc Mê, chúng tôi được tìm hiểu về tín ngưỡng của dân tộc Pu Péo. Họ tin vào sự tồn tại của ba thế giới. Ngoài thế giới thực, còn có sự tồn tại thế giới của các thần linh. Trong thế giới đó, ngoài các vị thần còn có những người trời. Thế giới thứ ba ở dưới mặt đất với những con người chỉ bé bằng ngón tay và thời gian của thế giới thực và hai thế giới kia luôn ngược nhau. Trong truyền thuyết của người Pu Péo, quả bầu chính là vật đã cứu sống tổ tiên, vì vậy, khi hành lễ, người thầy cúng sẽ cầm một quả bầu trên tay. Mỗi khi trong gia đình có người thân qua đời, người Pu Péo đặt nghiêng hũ thờ trên bàn thờ để “thông báo” cho tổ tiên biết. Sau khi thầy cúng làm lễ, lúc đưa tang, họ sẽ treo một bó lá trước cửa ngăn ma vào nhà. Vào thời điểm khiêng quan tài ra khỏi cửa, bắt buộc họ phải đốt lửa ngoài sân rồi rắc tro để sáng hôm sau quan sát vết chân xem người thân có tái sinh hay không.

Trò chơi dân gian của người Pu Péo.
Trò chơi dân gian của người Pu Péo.

Theo lời kể của các già làng, nhà sàn của người Pu Péo thường được làm 3 đến 5 gian. Kết cấu khung nhà dựa trên các vì kèo gỗ 3 đến 5 hàng chân. Không gian sinh hoạt thường khép kín. Chuồng gia súc gần gian bên trái. Các gian được phân biệt khá rõ ràng và có ý nghĩa riêng biệt. Gian giữa là gian khách, gian bên trái là gian linh thiêng, người Pu Péo đặt một bếp lửa tại gian này, mỗi ngày ít nhất một lần nổi lửa, củi đốt bếp không được hướng về bàn thờ. Đây chính là nơi lưu giữ hồn của chủ nhà. Bên cạnh bếp lửa, người Pu Péo kê một chiếc giường là nơi để bày các đồ cúng tổ tiên và cũng là chỗ ngủ của người đàn ông trụ cột gia đình. Đặc biệt, chỉ có những người đàn ông trong gia đình mới có thể ngồi trên giường. Phía trên giường là nơi để đặt bàn thờ. Trên ban thờ chỉ để bát hương, sau bát hương là 5 chiếc hũ (tương đương 5 đời). Gian bên phải được giành cho phụ nữ để thêu thùa, may vá lúc nông nhàn. Phía sau ngăn thành gian buồng nhỏ giành cho các con gái.

Ngày nay, trước sự giao thoa mạnh mẽ giữa nền văn hóa các dân tộc cùng sự phát triển của xã hội đang dần làm cho nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Pu Péo đứng trước nguy cơ mai một. Trước thực trạng này, UBND huyện Bắc Mê đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cộng đồng của dân tộc Pu Péo. Phục dựng lại các lễ hội truyền thống (lễ cúng thần rừng, lễ mừng năm mới, các làn điệu múa, hát…); ghi chép, quay phim, chụp ảnh lưu giữ lại những giá trị văn hóa và tuyên truyền sâu rộng tới người dân về đời sống văn hóa của đồng bào Pu Péo. Song song với đó là khuyến khích những người hiểu biết về văn hóa truyền thống của người Pu Péo mở các lớp học múa, hát, nghi lễ tín ngưỡng dạy cho thế hệ trẻ người Pu Péo để họ thấy được ý nghĩa thiết thực của giá trị văn hóa dân tộc mình và tham gia bảo vệ gìn giữ. 

Bài, ảnh: Nguyễn Ngân


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và dâng hương Tổ Mẫu Âu Cơ

Sáng 17-4 (tức mùng 6-3 âm lịch), tại Đền thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và Đền Mẫu Âu Cơ thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài tổ chức Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ. 

17/04/2021
Ngày hội sách Việt Nam năm 2021

BHG - Sáng 17.4, nhằm tôn vinh vai trò của sách, người làm sách, phát động văn hóa đọc trong cộng đồng và hưởng ứng ngày Sách Việt Nam lần thứ 8 (21.4.2014 –21.4.2021) công ty TNHH MTV An Vinh, phối hợp với nhà sách Hồng An, thành phố Hà Giang tổ chức ngày Hội sách và văn hóa đọc Việt Nam.

17/04/2021
Nghề làm giấy bản của người Dao thôn Thanh Sơn

BHG - Thôn Thanh Sơn, thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang, nằm cách thành phố Hà Giang hơn 60km. Tại đây, có một nghề đã được truyền lại từ bao đời nay và trở thành nét văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc Dao, đó là nghề làm giấy bản.

 

16/04/2021
Chợ tình Khâu vai - Phiên chợ tình ca
BHG -  Đã hơn 100 năm, chợ tình Khâu Vai đã trở thành phiên chợ huyền thoại. Chợ tình hôm nay dù ít nhiều đã đổi thay nhưng vẫn giữ được nét đặc sắc, độc đáo riêng. Đó là ngày của các cặp đôi yêu nhau nhưng không đến được với nhau, cứ vào ngày 27.3 âm lịch, họ lại tìm về Khâu Vai để hò hẹn, để tâm sự, sẻ chia với nhau.
15/04/2021