Du lịch Đồng Văn vượt khó

12:05, 05/02/2021

Xuân 2021 - Một mùa Xuân lại về trên khắp bản làng vùng cao. Khi những cánh hoa đào phớt hồng, đóa mận trắng tinh khôi rung rinh khoe sắc trong gió núi; sương lạnh chưa tan, giăng bồng bềnh khắp nẻo đường, tiếng sáo Mông vang vọng từng âm thanh réo rắt của những bản tình ca lãng mạn cũng là lúc mùa Xuân về với bản làng các dân tộc trên Cao nguyên đá Đồng Văn. Những ngày này, trên khắp các thôn, bản, hoa đào lại nở rực rỡ, trải dọc đường. Du khách khắp nơi đang đổ về để ngắm cảnh, thưởng thức tiết trời Xuân nơi địa đầu của Tổ quốc. Cùng nhìn lại, chúng ta thấy rõ, năm 2020 là một năm ngành du lịch huyện Đồng Văn nói riêng và ngành du lịch cả nước nói chung phải oằn mình chống chọi với dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, với những nỗ lực không ngừng của địa phương, chúng ta vẫn luôn có niềm tin về sự vượt khó của du lịch huyện nhà.

Du khách bên Cột cờ Quốc gia Lũng Cú.                                                       Ảnh: MY LY
Du khách bên Cột cờ Quốc gia Lũng Cú. Ảnh: MY LY

Vượt qua những khó khăn, thách thức đó, huyện đã đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người Đồng Văn. Tận dụng lợi thế về văn hóa, con người đậm đà bản sắc, huyện đẩy mạnh các hoạt động du lịch trải nghiệm. Đặc biệt chú trọng giữ gìn văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc; coi đó là cốt lõi của phát triển du lịch huyện nhà. Nhờ đó, chỉ tính riêng tháng 11.2020, Đồng Văn đón 2.217 đoàn khách với 21.657 lượt người, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2019.

Khách du lịch tại điểm dừng chân dốc Thẩm Mã. 						Ảnh: HOÀNG NGỌC
Khách du lịch tại điểm dừng chân dốc Thẩm Mã. Ảnh: HOÀNG NGỌC

Đại hội Đảng bộ lần thứ XXI, huyện Đồng Văn đã đặt ra 5 chương trình trọng tâm và 3 khâu đột phá. Trong đó, huyện đặt ra nhiệm vụ trọng tâm về du lịch: Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về di sản văn hóa, du lịch, bảo vệ môi trường; quản lý nghiêm hoạt động bảo tồn, tu bổ, phục hồi di tích, phát huy giá trị văn hóa, giá trị địa chất, di tích, danh lam thắng cảnh vùng Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Đặc biệt, tập trung đầu tư nâng cấp và cải tạo những cơ sở hạ tầng có sẵn, khuyến khích người dân xây dựng nhà lưu trú mang bản sắc truyền thống. Nâng cao chất lượng phục vụ của các loại hình dịch vụ. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân cùng với Nhà nước tham gia quản lý, bảo tồn các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và khai thác để tăng thu nhập và nâng cao đời sống người dân. Đến nay, đã đưa vào sử dụng 265 cơ sở lưu trú, 20 nhà khách, 30 nhà nghỉ, 294 homestay, 72 cơ sở ăn uống dịch vụ. Đặc biệt, năm 2020, Cao nguyên đá Đồng Văn tiếp tục được tái công nhận thành viên mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu đã mở ra thêm nhiều cơ hội cho ngành du lịch huyện nhà, đưa Đồng Văn trở thành “địa chỉ đỏ” của du khách trong nước và quốc tế.

Mùa xuân đến đánh thức bao chồi non bừng lên sức sống mới, muôn hoa đua nở, lòng người rộn rã. Mùa Xuân ở rẻo cao, nơi chỉ có những bản làng thưa thớt thật đơn sơ nhưng lại ấm áp và chân thật như con người nơi đây. Những bản nhỏ lại rộn ràng, trên khuôn mặt những chàng trai, cô gái phảng phất men say của hương Xuân mới, sự tin tưởng và phấn khởi vào Đảng, Nhà nước; tin tưởng một năm mới ấm no, hòa thuận, yên vui. Chính những sự bình dị nhưng đẹp và trân quý như vậy đã tạo nên dấu ấn riêng cho du khách khi đăt chân đến vùng Cao nguyên đá. Để rồi ai đã đi xa, mỗi khi Tết đến, Xuân về cũng luôn nhớ về nơi ấy và mong một lần được đắm say trong sắc Xuân vùng cao.

My Ly

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Mèo Vạc phát huy vai trò Hội Nghệ nhân dân gian

BHG - Thường xuyên được củng cố, kiện toàn và không ngừng được nâng cao về chất lượng, các Hội Nghệ nhân dân gian (NNDG) trên địa bàn huyện Mèo Vạc ngày càng phát huy tốt vai trò trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, đồng thời đẩy lùi, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu trong cộng đồng dân cư.

29/01/2021
Đặc sắc di sản văn hóa dân tộc Dao Hoàng Su Phì

BHG - Là huyện nằm phía Tây của tỉnh Hà Giang với 12 dân tộc cùng sinh sống. Trong đó, đồng bào dân tộc Dao huyện Hoàng Su Phì hiện nay đang được người dân bảo tồn, lưu giữ nhiều loại hình độc đáo, mang nét đặc trưng riêng biệt.

29/01/2021
Lễ nhảy lửa của người Dao đỏ xã Thượng Sơn được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

BHG - Tối 27.1, tại xã Thượng Sơn, UBND huyện Vị Xuyên tổ chức lễ đón nhận và công bố quyết định Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia cho Lễ nhảy lửa của người Dao đỏ. Dự buổi lễ có đồng chí Trần Đức Quý, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở VHTT và DL; Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện Vị Xuyên cùng đông đảo du khách và bà con nhân dân xã Thượng Sơn.

 

28/01/2021
Đại hội đại biểu Hội Khuyến học tỉnh lần thứ IV

BHG - Sáng 27.1, Hội Khuyến học tỉnh tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ IV, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Dự đại hội có các đồng chí: Hoàng Văn Vịnh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Đức Quý, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam; lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố.

 

27/01/2021