Phụ nữ Hà Giang với Chương trình "Áo dài di sản"

21:31, 06/03/2020

BHG - Hưởng ứng phong trào do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động, Hội LHPN tỉnh đã phát động “Tuần lễ áo dài”  và khuyến khích các cấp hội xây dựng ý tưởng, nhằm tạo sức lan tỏa, tôn vinh giá trị áo dài Việt Nam.

Nữ công Báo Hà Giang trong trang phục áo dài truyền thống.                                                                                                                                                 Ảnh: DUY TUẤN
Nữ công Báo Hà Giang trong trang phục áo dài truyền thống. Ảnh: DUY TUẤN

 “Tuần lễ áo dài” được triển khai trên địa bàn tỉnh ta từ 2.3 – 8.3.2020, với các hoạt động: Cán bộ, hội viên, phụ nữ mặc áo dài trong các hoạt động ở công sở, các sự kiện trong gia đình và xã hội; các đơn vị, chi hội tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá hoạt động tôn vinh giá trị áo dài trên các kênh truyền thông, trang thông tin điện tử, facebook...

Theo ghi nhận của phóng viên, ngay từ đầu tuần, những tà áo dài thướt tha, đa sắc đã xuất hiện tại các trụ sở làm việc. Chị Chu Ngọc Diệp, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh chia sẻ: “Để phong trào thực sự có chiều sâu và thu hút đông đảo hội viên, cán bộ, công chức nữ tham gia, Hội đã triển khai các công văn, kế hoạch tới các cấp Hội, hội thành viên, khuyến khích các cấp Hội tổ chức các hoạt động phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, đơn vị... Với sự cuốn hút và nét đẹp tinh tế, những chiếc áo dài đã tạo nên sức lan tỏa cho phong trào; thể hiện được nguyện vọng, tính thiết thực của cuộc vận động tới đông đảo phụ nữ...”.

Hội LHPN thành phố hưởng ứng Cuộc thi “ Ảnh áo dài”.
Hội LHPN thành phố hưởng ứng Cuộc thi “ Ảnh áo dài”.

Hưởng ứng “Tuần lễ áo dài”, tại các huyện, thành phố đã và đang tổ chức một số hoạt động sôi nổi như: Cuộc thi ảnh “Nét đẹp áo dài” huyện Bắc Quang; Cuộc thi ảnh tập thể “Tôi yêu áo dài Việt Nam” huyện Quang Bình; cuộc thi trình diễn áo dài tại thành phố Hà Giang... Cùng với đó, phụ nữ một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh đã đồng loạt mặc áo dài đi làm vào thứ 2 hàng tuần. Tại các cấp Hội, “Tuần lễ áo dài” đã thu hút đông đảo hội viên tình nguyện tham gia với việc đẩy mạnh tuyên truyền hình ảnh áo dài trên các trang thông tin đại chúng, facebook, zalo...

“Tà áo dài với những đường nét tinh tế đã tạo nên nét duyên dáng, sự thoải mái, kín đáo, trang trọng và tôn vinh được vẻ đẹp của phụ nữ. Với sức hút đó, ngay khi phát động, phong trào đã nhận được ủng hộ và đồng tình của đông đảo chị em. Riêng với bản thân, cảm nhận thấy khi mặc áo dài sẽ tạo cho mình sự trang trọng, phong thái, tác phong nghiêm chỉnh và một niềm tự hào...” - chị Trần Thị Kim Phượng, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ thành phố Hà Giang chia sẻ.

Không chỉ là hình ảnh đẹp với những tà áo dài thướt tha trên con phố, hay nơi công sở trang trọng, chương trình đã thành công hơn với những hành động đẹp và đầy tính nhân văn thông qua hoạt động của các cấp hội, chi hội. Chị Nguyễn Thị Quyên, Chủ tịch Hội LHPN huyện Quang Bình cho biết: Xuất phát từ việc đồng cảm với các hội viên, đặc biệt những chi hội tại thôn khó khăn không có đồng phục để diễn văn nghệ, Hội đã vận động các tấm lòng hảo tâm, hội viên xây dựng “Tủ áo dài”. Hiện, đã hoàn thành 4 tủ áo dài và tiến tới sẽ có mặt tại 15 xã của huyện. Bên cạnh đó, Hội đã hưởng ứng “Tuần lễ áo dài” với cuộc thi ảnh tạo sự phấn khởi, háo hức và tạo cơ hội để các chị em tìm hiểu sâu hơn về truyền thống áo dài.

Sau khi “Tuần lễ áo dài” kết thúc, để tiếp tục duy trì, phát triển và tăng cường hơn nữa vẻ đẹp của tà áo dài, Hội LHPN tỉnh tiếp tục vận động chị em duy trì việc mặc áo dài trong các hoạt động công sở, trường học, đơn vị và các sự kiện; xây dựng quy định mặc áo dài tại nơi làm việc vào thứ 2 hàng tuần.

  Bài, ảnh: Hoàng Yến


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Du lịch Hà Giang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19

BHG - Hà Giang được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan hùng vĩ, đặc biệt là Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, với nhiều điểm đến hấp dẫn. Đồng thời, đây cũng là nơi sinh sống của 19 dân tộc với những nét văn hóa, lễ hội độc đáo. Vì thế, Hà Giang trở thành một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn nhất cả nước thời gian qua. Tuy nhiên, kể từ khi dịch Covid - 19 xuất hiện, ngành "công nghiệp không khói" của tỉnh đã phải chịu ảnh hưởng không nhỏ khi lượng khách sụt giảm.

 

28/02/2020
Những con đường mang lại hạnh phúc

BHG - Thời xa xưa, đồng bào miền núi nói chung, Hà Giang nói riêng chỉ có đường mòn dân sinh leo, trèo, lên, xuống đến với các bản, làng. Đồng bào gánh, gùi từng cân muối, chai dầu từ những nơi xa hàng trăm cây số bằng đôi chân cuốc bộ hàng mấy ngày đường. Các vật liệu nặng như xi măng, sắt, thép, chất lợp… khó có thể vận chuyển đến nơi ở. Vì thế, đồng bào vùng cao chỉ ở nhà cột gỗ, trình tường, lợp nhà bằng thân cây ngô hoặc vỏ cây Sa mộc, thắp đèn dầu, hoặc ánh lửa hồng của củi gỗ, thân ngô.

 

28/02/2020
Học sinh THPT, sinh viên đi học trở lại từ ngày 2.3; học sinh Tiểu học, THCS tiếp tục nghỉ đến hết ngày 8.3

BHG - Ngày 28.2, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn đã ký Công văn số 505/UBND – VHXH về việc cho học sinh THPT, sinh viên đi học trở lại sau thời gian nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19.

28/02/2020
Homestay - mô hình phát triển du lịch bền vững ở Hoàng Su Phì

BHG - Khách Du lịch nghỉ tại nhà dân (Homestay) là loại hình du lịch đã và đang phát triển rất mạnh mẽ ở Hoàng Su Phì. Kinh doanh loại hình du lịch này đã từng bước góp phần giảm nghèo cho người dân và bảo tồn di sản, bảo vệ môi trường sinh thái, giúp du lịch phát triển bền vững.

 

26/02/2020