Trải nghiệm bắt cá chép ruộng trên ruộng bậc thang Hoàng Su Phì

17:03, 16/09/2019

BHG - Nuôi cá chép trong ruộng lúa ở Hoàng Su Phì là hình thức sản xuất xen canh, giúp tăng thu nhập cho người dân trên một đơn vị diện tích. Trong vài năm trở lại đây, khi du lịch phát triển, đặc biệt là hình thức du lịch cộng đồng, thì mô hình bắt cá chép ruộng trở thành một sản phẩm du lịch mới lạ và hấp dẫn trong dịp mùa vàng.

Nhiều khách du lịch thích thú trải nghiệm cảm giác bắt cá giữa cánh đồng lúa
Nhiều khách du lịch thích thú trải nghiệm cảm giác bắt cá giữa cánh đồng lúa

Nuôi cá chép trên những chân ruộng bậc thang đã có truyền thống lâu đời ở Hoàng Su Phì. Nhiều xã như Bản Luốc, Nậm Khòa, Nam Sơn, Thông Nguyên, Hồ Thầu, Nậm Dịch... nuôi cá chép ruộng theo hướng hàng hóa gắn phát triển kinh tế hộ, tạo thêm thu nhập cho người dân. Tại Bản Luốc, các hộ gia đình đã đưa trải nghiệm bắt cá chép thành một dịch vụ du lịch trong mùa lúa chín.

Anh Đặng Văn Nam, chủ Nam Homestay tại thôn Suối Thầu 2 xã Bản Luốc cho biết: Khi khách du lịch đến với gia đình mình, ngoài được thăm quan ngắm cảnh, chụp ảnh các thửa ruộng bậc thang ở xã Bản Luốc thì khách du lịch còn tham gia gặt, đập lúa cùng người dân và đặc biệt là trải nghiệm bắt cá chép ruộng.

Khách du lịch cùng với chủ nhà chế biến bằng cách nướng dân dã, đơn giản ngay tại bờ ruộng.
Khách du lịch cùng với chủ nhà chế biến cá bằng cách nướng dân dã, đơn giản ngay tại bờ ruộng.

Cá giống thả trong ruộng lúa khoảng 3 tháng là cho thu hoạch. Thông thường người dân thả cá từ tháng 6 đến tháng 9 khi lúa bắt đầu ngả vàng là có thể thu, cá được bắt trước khi gặt lúa. Cá sống ở đây không khó bắt, mỗi khi có khách du lịch đến tham quan hoặc có nhu cầu trải nghiệm, gia đình đều tạo điều kiện để thỏa lòng du khách. Cá sống tại ruộng có trọng lượng khá khiêm tốn, chỉ khoảng 200 đến 300 gram. Nhiều khách du lịch thích thú trải nghiệm cảm giác bắt cá giữa cánh đồng lúa đang chín vàng ruộm.

Trải nghiệm bắt cá chép ruộng trên những thửa ruộng bậc thang đang ngả màu, rồi được cùng với người dân trực tiếp chế biến bằng cách nướng dân dã, đơn giản ngay tại bờ ruộng, cùng những món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc tại đây. Cá nuôi trong ruộng lúa cho thịt thơm ngon, béo ngậy, xương mềm là một trải nghiệm đặc biệt lắng đọng trong tâm trí khách du lịch khi đến với Hoàng Su Phì mùa lúa chín.

Đức Long (Hoàng Su Phì)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hành trình "Bolero nhân ái" tại Hà Giang

BHG - Tối 15.9, tại Quảng trường 26.3, Ban tổ chức (BTC) cuộc thi "Giọng ca vàng Bolero Việt Nam 2019" phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức đêm nhạc từ thiện "Bolero nhân ái" nhằm trao quà từ thiện cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Giang. 

16/09/2019
Ngày hội văn hóa và Tết lúa mới của dân tộc Bố Y

BHG - Ngày 14.9, tại xã Quyết Tiến (Quản Bạ), Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với UBND huyện Quản Bạ tổ chức Ngày hội văn hóa và Tết lúa mới dân tộc Bố Y. Tham dự có đồng chí: Hoàng Đình Phới, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh; đại diện Sở VH,TT&DL; Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện; lãnh đạo các xã, thị trấn và đông đảo nhân dân.

15/09/2019
Lung linh đêm hội ở thành phố Hà Giang

BHG - Với sự chuẩn bị công phu, Lễ hội đường phố thành phố Hà Giang 2019 diễn ra đêm 13.9 (15.8 âm lịch) trong lung linh sắc màu của hàng chục mô hình, hình tượng được nhân dân các tổ, thôn của 8 xã, phường và nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân của thành phố rước. Quảng trường 26.3 đêm Rằm trở thành trung tâm hội tụ của các mô hình Trung thu. Sau khi diễu qua Quảng trường, các mô hình Trung thu lan tỏa ra các tuyến phố, phường, tạo nên bầu không khí lễ hội nô nức ở phố núi Hà Giang.  

14/09/2019
Lễ hội đường phố thành phố Hà Giang năm 2019

BHG - Tối 13.9 (tức ngày 15.8 âm lịch), tại Quảng trường 26.3, thành phố Hà Giang tổ chức Lễ hội đường phố năm 2019 với chủ đề "Đêm hội trăng rằm - Thành phố Hà Giang năm 2019". 

14/09/2019