Hà Giang

Lễ hội Thành Tuyên năm 2019: Tuyên Quang – Lung linh hội tụ

11:14, 10/09/2019

BHG - Lễ hội Thành Tuyên và Liên hoan trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2019 chính thức diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 12 đến ngày 14.9 tức 14-16.8 Âm lịch) tại Thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang trong đó có nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc.

Đường phố thành phố Tuyên Quang đã nhộn nhịp các mô hình Trung thu diễn diễu.
Đường phố thành phố Tuyên Quang đã nhộn nhịp các mô hình Trung thu diễn diễu.

Nhằm giới thiệu với nhân dân trong cả nước và quốc tế về hình ảnh miền đất, con người và các giá trị di sản văn hóa của Tuyên Quang, đặc biệt là giá trị về lịch sử, văn hóa của quê hương cách mạng “Thủ đô Khu giải phóng - Thủ đô Kháng chiến”, tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ hội Thành Tuyên và Liên hoan trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2019.

Theo kế hoạch, Lễ hội Thành Tuyên và Liên hoan trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2019 được tổ chức với các nội dung: Lễ khai mạc Lễ hội và Liên hoan diễn ra trong 03 đêm chính: Lễ Khai mạc (Đêm thứ nhất) với chủ đề “Tuyên Quang - Tinh hoa hội tụ” vào 20 giờ 00', ngày 12/9/2019 tại Sân khấu Quảng trường Nguyễn Tất Thành, thành phố Tuyên Quang; đêm hội Thành Tuyên (Đêm thứ hai) với chủ đề "Lung linh sắc màu Đêm hội Thành Tuyên" vào 20 giờ ngày 13/9/2019 tại Sân khấu Quảng trường Nguyễn Tất Thành, thành phố Tuyên Quang; Chương trình nghệ thuật phục vụ nhân dân (Đêm thứ ba) với chủ đề: "Tuyên Quang - Hội nhập và Phát triển" vào 20 giờ, ngày 14/9/2019 tại Sân khấu lớn Quảng trường Nguyễn Tất Thành và cổng Trung tâm Hội nghị tỉnh Tuyên Quang.

Lê Lâm (tổng hợp)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bồi dưỡng nghiệp vụ tường thuật trực tiếp bằng điện thoại cho phóng viên

BHG - Từ ngày 29 – 30.8, Trung tâm Bồi dường nghiệp vụ báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ "tường thuật trực tiếp (livestream) bằng điện thoại" cho các phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí tại Hà Nội và các tỉnh lân cận.

 

30/08/2019
Gìn giữ văn hóa dân tộc Mông trên Cao nguyên đá

BHG - Là huyện vùng cao của tỉnh, với 17 dân tộc cùng sinh sống; trong đó,  phần lớn là đồng bào dân tộc Mông. Trước thực trạng bản sắc văn hóa truyền thống như: Kiến trúc nhà ở, trang phục, lễ hội, văn hóa ẩm thực, phong tục, tập quán có nguy cơ bị mai một; huyện Đồng Văn đã thực hiện hiệu quả Đề án số 09 của BTV Tỉnh ủy về việc bảo tồn, khôi phục, phát huy giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc Mông giai đoạn 2017 – 2020. Qua đó, góp phần gìn giữ văn hóa dân tộc Mông trên Cao nguyên đá; làm nên một Hà Giang đa sắc màu và ngày càng phát triển toàn diện.

 

30/08/2019
Hồn quê qua từng chiếc bánh dân gian

BHG - Ẩm thực dân gian dù qua nhiều thăng trầm, có lúc chịu ảnh hưởng bởi sự du nhập của các món ăn ngoại, nhưng vẫn được người dân giữ gìn và phát huy, nhất là nghề làm bánh gia truyền, dân dã mang đậm hương vị quê hương. Là một trong những người luôn dành nhiều tâm huyết làm các loại bánh dân gian, đặc biệt là bánh trưng gù, bánh chuối, bánh tẻ, bánh gai, bánh lá cải… với mong muốn giữ gìn truyền thống của dân tộc...

30/08/2019
Nghề chạm bạc của người Nùng được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

BHG - Theo quyết định số:2972/QĐ-BVHTTDL, ngày 27.8 , của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL, nghề chạm bạc của người Nùng tại 2 xã Pờ Ly Ngài, Nàng Đôn (Hoàng Su Phì) được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Làng nghề chạm bạc ở 2 xã Pờ Ly Ngài, và Nàng Đôn vốn từ lâu đã nổi tiếng với những nét hoa văn tinh sảo, chứa đựng những giá trị văn hóa, tinh hoa lâu đời. Để làm được nghề này, người Nùng sử dụng nguyên liệu là bạc hoa xòe và bạc miếng, những dụng cụ chủ yếu như...

30/08/2019