Chương trình Vui Tết độc lập với chủ đề "Chợ vùng cao - về miền Cao nguyên đá"

17:48, 01/09/2019

BHG - Sáng 31.8, tại Làng Văn hóa - Du lịch (VHDL) các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra chương trình “Vui Tết độc lập” với chủ đề “Chợ vùng cao - về miền Cao nguyên đá”. Tới dự có Lãnh đạo Ban quản lý Làng VHDL các dân tộc Việt Nam; Lãnh đạo Trung tâm Văn hóa triển lãm các tỉnh: Hà Giang, Bắc Kạn, Sơn La; lãnh đạo huyện Mèo Vạc, các nghệ nhân, tiểu thương đến từ huyện Mèo Vạc và các tỉnh Bắc Kạn, Sơn La.

-Tiết mục biểu diễn múa trống của dân tộc Giáy xã Tát Ngà tại phiên chợ.
Tiết mục biểu diễn múa trống của dân tộc Giáy xã Tát Ngà tại phiên chợ.

Tại phiên chợ, các đại biểu được thưởng thức các tiết mục văn nghệ dân gian đặc sắc mang đậm nét văn hóa vùng Cao nguyên đá Đồng Văn, như: Múa trống đồng của dân tộc Lô Lô; múa trống của dân tộc Giáy; hội vỗ mông của dân tộc Mông; kéo nhị, thổi khèn Mông, thổi sáo Mông và các trò chơi dân gian do các nghệ nhân đến từ huyện Mèo Vạc biểu diễn; tiết mục múa khăn của các nghệ nhân dân tộc Thái, tỉnh Sơn La; múa bát của các nghệ nhân dân tộc Tày, tỉnh Bắc Kạn, đã thu hút đông đảo du khách đến xem. Điểm nhấn của phiên chợ là sự tái hiện không gian văn hóa chợ mang đậm màu sắc của các dân tộc vùng Cao nguyên đá Hà Giang, với sự tham gia của 20 gian hàng giới thiệu sản vật địa phương, ẩm thực truyền thống của huyện Mèo Vạc, như: Thắng cố, mèm mén, rượu ngô, bánh ngô, bánh tam giác mạch, mật ong bạc hà, thịt lợn đen Lũng Pù, thịt bò vàng Mèo Vạc, rau củ quả; giới thiệu nghề truyền thống thêu dệt thổ cẩm của dân tộc Lô Lô, đan quẩy tấu của dân tộc Mông, trình diễn nghề nấu rượu ngô men lá của dân tộc Mông, huyện Mèo Vạc.

Tại phiên chợ còn có sự tham gia trưng bày, giới thiệu các sản phẩm nông sản tiêu biểu đến từ các tỉnh Bắc Kạn, Sơn La. Đây là cơ hội để các nghệ nhân, tiểu thương được tham gia giao lưu văn hóa, trao đổi kinh nghiệm trong lao động sản xuất, đồng thời nâng cao tinh thần đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đặc  biệt là việc tuyên truyền, quảng bá giá trị văn hoá của các dân tộc Hà Giang nói chung, huyện Mèo Vạc nói riêng đến với nhân dân cả nước và du khách quốc tế.

Tin, ảnh: Quỳnh Lưu


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bồi dưỡng nghiệp vụ tường thuật trực tiếp bằng điện thoại cho phóng viên

BHG - Từ ngày 29 – 30.8, Trung tâm Bồi dường nghiệp vụ báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ "tường thuật trực tiếp (livestream) bằng điện thoại" cho các phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí tại Hà Nội và các tỉnh lân cận.

 

30/08/2019
Gìn giữ văn hóa dân tộc Mông trên Cao nguyên đá

BHG - Là huyện vùng cao của tỉnh, với 17 dân tộc cùng sinh sống; trong đó,  phần lớn là đồng bào dân tộc Mông. Trước thực trạng bản sắc văn hóa truyền thống như: Kiến trúc nhà ở, trang phục, lễ hội, văn hóa ẩm thực, phong tục, tập quán có nguy cơ bị mai một; huyện Đồng Văn đã thực hiện hiệu quả Đề án số 09 của BTV Tỉnh ủy về việc bảo tồn, khôi phục, phát huy giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc Mông giai đoạn 2017 – 2020. Qua đó, góp phần gìn giữ văn hóa dân tộc Mông trên Cao nguyên đá; làm nên một Hà Giang đa sắc màu và ngày càng phát triển toàn diện.

 

30/08/2019
Hồn quê qua từng chiếc bánh dân gian

BHG - Ẩm thực dân gian dù qua nhiều thăng trầm, có lúc chịu ảnh hưởng bởi sự du nhập của các món ăn ngoại, nhưng vẫn được người dân giữ gìn và phát huy, nhất là nghề làm bánh gia truyền, dân dã mang đậm hương vị quê hương. Là một trong những người luôn dành nhiều tâm huyết làm các loại bánh dân gian, đặc biệt là bánh trưng gù, bánh chuối, bánh tẻ, bánh gai, bánh lá cải… với mong muốn giữ gìn truyền thống của dân tộc...

30/08/2019
"Bám đá" ươm mầm xanh tương lai

BHG - Pà Vầy Sủ (Xín Mần) là địa danh mà bất kỳ ai đã một lần đến sẽ không thể quên. Mảnh đất xa xôi và khắc nghiệt này là nơi đồng bào Mông sống kiên cường bám đá giữ biên cương; nơi mà các thầy, cô giáo "treo" mình trên đá để gieo con chữ cho những mầm xanh tương lai. Để đến được xã Pà Vầy Sủ, phải vượt 18 km đường ngoằn ngoèo bám theo những chân núi đá dựng đứng, và để đến được với điểm trường Seo Lử Thận phải mất thêm 8 km đường dốc, đất đá lổn nhổn. 

30/08/2019