Trường Tiểu học và THCS Đông Minh sau một năm sáp nhập

10:22, 14/08/2019

BHG - Trường Tiểu học và THCS (TH&THCS) Đông Minh, huyện Yên Minh được thành lập tháng 11.2018 trên cơ sở sáp nhập Trường Tiểu học và Trường THCS xã Đông Minh. Kết quả năm học (2018 – 2019) cho thấy, sau sáp nhập ban giám hiệu, cán bộ, giáo viên nhà trường đã duy trì và phát huy tốt hoạt động quản lý, nghiệp vụ chuyên môn; chất lượng giáo dục ổn định và ngày càng nâng lên.

Trường Tiểu học và THCS Đông Minh duy trì tốt sĩ số học sinh sau sáp nhập (Trong ảnh: Giờ hoạt động ngoại khóa của học sinh khối THCS).
Trường Tiểu học và THCS Đông Minh duy trì tốt sĩ số học sinh sau sáp nhập (Trong ảnh: Giờ hoạt động ngoại khóa của học sinh khối THCS).

Năm học 2018 – 2019, Trường TH&THCS Đông Minh có 15 lớp với 308 học sinh. Trong đó, cấp tiểu học có 11 lớp với 193 học sinh; THCS có 4 lớp, 115 học sinh. Toàn trường có 202 học sinh ở bán trú. Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, tỷ lệ duy trì trẻ từ 6 – 11 đi học đạt 100%, từ 11 – 14 tuổi đi học đạt 99,1%. Năm học vừa qua, học sinh bậc THCS của trường có trên 93% xếp loại học lực từ trung bình trở lên, chỉ có 6,19% số học sinh xếp loại học lực yếu và 1,77% xếp hạnh kiểm yếu. Cấp tiểu học có tới trên 98% học sinh xếp loại năng lực tự phục vụ đạt và tốt, trên 97% được đánh giá chăm làm, trên 98% hoàn thành và hoàn thành tốt môn Toán, Tiếng Việt và thực hiện Đạo đức…

Theo Hiệu trưởng nhà trường Trần Vũ Thuật, sau sáp nhập, nhà trường gặp những khó khăn, hạn chế nhất định như: Giờ lên lớp của 2 cấp tiểu học và THCS khác nhau nên khó khăn trong việc bố trí các lớp học theo vị trí cơ sở hạ tầng hiện có; việc bố trí giáo viên giảng dạy cả 2 cấp học khiến giáo viên gặp nhiều khó khăn trong sắp xếp thời gian, chuẩn bị giáo án, nghiệp vụ; hạ tầng trường lớp 2 trường Tiểu học và THCS trước khi sáp nhập ở cách nhau hơn 100 nên khi tiếp quản, thực hiện công tác quản lý và bố trí học sinh bán trú ăn, nghỉ, bố trí cán bộ quản lý gặp nhiều khó khăn, bất cập; ngoài ra, nhà trường hiện có trên 50% học sinh ở bán trú nhưng vẫn chưa được công nhận trường bán trú, gây khó khăn cho công tác bố trí cán bộ quản lý học sinh ngoài giờ lên lớp…

Khó khăn là vậy nhưng với quyết tâm cũng như nỗ lực cố gắng để chất lượng giáo dục duy trì và phát triển, trường đã tích cực tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên; thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn của trường; giữ tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau và thực hiện tốt Cuộc vận động “hai không với 4 nội dung”, “mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; tích cực quan tâm, động viên, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật, giúp các em tự tin trong học tập và hoạt động tập thể; thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách với giáo viên và học sinh… Nhưng quan trọng nhất là tập thể, cán bộ, giáo viên luôn xác định rõ dù có những bất cập, khó khăn trong thời điểm mới sáp nhập, việc đảm bảo duy trì sĩ số học sinh và chất lượng đào tạo phải đặt lên hàng đầu.

Trường TH&THCS Đông Minh hiện có 37 cán bộ, giáo viên. Trong đó Ban giám hiệu có 3 người, giáo viên trực tiếp giảng dạy cả 2 cấp 30 đồng chí, còn lại là các vị trí kế toán, thư viện - thí nghiệm, y tế học đường, chuyên trách đội; ngoài ra còn 1 giáo viên biệt phái sang Trung tâm học tập cộng đồng xã, 1 được tăng cường sang trường khác. Đội ngũ cán bộ, giáo viên tuy đông nhưng ở trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn, nằm cách trung tâm huyện 10 km, với 17 thôn bản, giao thông đi lại khó khăn, dân cư sống rải rác, không tập trung; tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm trên 71%, kết quả trong công tác dạy và học là sự cố gắng lớn của những người “gieo chữ” nơi đây.

Phó phòng Giáo dục Yên Minh Đỗ Văn Hải cho biết: Đây là trường học đầu tiên của huyện Yên Minh được sáp nhập theo Đề án số 22 của Tỉnh ủy về đổi mới sắp xếp các cơ quan trong hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả theo tinh thần nghị quyết T.Ư 6 khóa 12. Dù tập thể Ban giám hiệu, cán bộ, giáo viên nhà trường vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học vừa qua nhưng chúng tôi biết trong công tác quản lý, bố trí giáo viên, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường còn gặp nhiều vướng mắc, hạn chế. UBND huyện và Phòng đã và đang tích cực chỉ đạo, tháo gỡ, lấy đây là kinh nghiệm, điển hình để triển khai cho các trường khác trong thời gian tới.

Bài, ảnh: Duy Tuấn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đồng Văn trước thềm năm học mới

BHG - Chỉ còn ít ngày nữa, năm học 2019 - 2020 sẽ bắt đầu trên cả nước. Tại các xã biên giới của huyện vùng cao Đồng Văn, từ cấp ủy, chính quyền các cấp đến giáo viên, học sinh đã và đang tích cực chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để bước vào năm học với những niềm hy vọng mới.

13/08/2019
Những ngày Hè sôi động ở Bắc Mê

BHG - Khi tiếng trống trường báo hiệu một năm học kết thúc, cũng là lúc cánh cổng trường khép lại; đồng thời mở ra những ngày Hè đầy sôi động của thiếu niên, nhi đồng (TNNĐ) trên địa bàn huyện Bắc Mê. Các em ở đây không đi học thêm, cũng không được bố mẹ dẫn đi du lịch đó đây, mà bằng nhiều hình thức sinh hoạt Hè phong phú được lồng ghép, tuyên truyền về văn hóa truyền thống...

12/08/2019
Có một không gian chợ vùng cao ở thành phố Hà Giang

BHG - Đến Hà Giang nhiều du khách luôn muốn hòa mình vào các phiên chợ vùng cao để cảm nhận được không gian văn hóa đa sắc màu của đồng bào các dân tộc…

 

12/08/2019
Vang mãi điệu Then

BHG - "Dây vải hay dây tơ/Tiếng đàn Tính lọt vào tai, vào ruột/Tiếng vang lên ngọn núi cao cao vút/Vượn trố mắt nhìn trượt chân ngã, quên con…" – Đó là những vần thơ miêu tả về sự hấp dẫn của tiếng đàn Tính và làn điệu Then, một loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và trên địa bàn tỉnh ta nói riêng. Tiếng đàn ngân nga, dìu dặt cùng giọng hát mượt mà...

12/08/2019