Hà Giang

Huyền bí trò chơi "vật chày" của người Dao đỏ

17:03, 05/07/2019

BHG - Huyện Hoàng Su Phì rất nổi tiếng bởi Di tích Quốc gia Ruộng bậc thang làm say đắm du khách. Cùng với đó, là những điểm nhấn về nét văn hóa của đồng bào các dân tộc trên địa bàn, như: Lễ cùng Bàn Vương, thần rừng Mo Đổng Trư; nhảy lửa, Lễ Cấp sắc và nhiều trò chơi dân gian đặc sắc, như “vật chày” của người Dao ẩn chứa trong đó nét tâm linh kỳ bí mê hoặc...

Thanh niên người Dao đỏ tham gia trò chơi “vật chày”.
Thanh niên người Dao đỏ tham gia trò chơi “vật chày”.

Với quá trình công tác và trải nghiệm về những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc trên địa bàn tỉnh, như: Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn; tục liếm lưỡi cày nung đỏ của người Cờ Lao… Thì nay, được chứng kiến tận mắt trò chơi “vật chày” của người Dao tại thôn Quang Vinh, xã Hồ Thầu cũng là một trong những trải nghiệm khó tả, khó giải thích được sự kỳ bí ẩn chứa trong đó. Đồng chí Nguyễn Việt Tuân, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hoàng Su Phì, cho biết: “Vật chày của người Dao là một trò chơi dân gian thể hiện sức mạnh, sự kết hợp khéo léo, sự bí ẩn của cả người gánh và người vật. Trò chơi mang đậm nét dân gian của người Dao đỏ, thường có trong các lễ hội, giao lưu của đồng bào; được du khách rất thích thú, hưởng ứng…”.

Qua tìm hiểu được biết: Trò “vật chày” gồm: Bộ phận gánh chày có 2 người đòi hỏi phải có sự ăn ý, kết hợp khéo léo. Hai người cùng cúi xuống, dùng vai để gánh, tỳ vào chiếc chày được dựng đứng dưới đất sao cho thật cân đối; hai tay mỗi người nắm vào đoạn chày phía dưới, không được bịt vào đầu chày, dùng sức ghì mạnh đầu chày xuống đất. Lúc này cần vai trò của thầy cúng hoặc người chủ trò “làm phép” nắm phía trên của chày đi vòng quanh 2 người đang gánh chày để đưa đầu chày rời khỏi mặt đất. Lúc này, 2 người gánh chày như có một “ma lực” khiến họ dùng hết sức như muốn đẩy chày về phía người kia; họ vừa đẩy hết sức, vừa di chuyển một cách khéo léo để cái chày không tuột khỏi vai rơi xuống đất. Mà theo như ông Triệu Chòi Quấy, thôn Quang Vinh: “Vật chày không giới hạn số lượng người chơi, bất cứ ai muốn tham gia cũng được chỉ cần bám được vào chày để cùng ra sức. Theo đồng bào Dao, nếu như tham gia trò “vật chày” có thể làm cho đầu chày bên dưới chạm đất thì xem như thắng. Lạ một điều, dù nhiều người tham gia nhưng không thể nào làm cho đầu chày bên dưới chạm đất được… Chỉ đến khi có người buông tay, hoặc người chủ trò hô dừng lại, thì cái chày mới rơi xuống. Cứ như vậy, hết lần này đến lần khác, ai tham gia cũng được, không nhất thiết cứ phải là người Dao đỏ”.

Anh Giàng A Phớn, Công ty Du lịch Hà Giang, cho biết: “Mình đã đi rất nhiều vùng, miền; trải nghiệm rất nhiều trò chơi dân gian. Nhưng nay trực tiếp tham gia trò “vật chày” của người Dao đỏ mang đến cho bản thân một trải nghiệm rất mới, lạ và nếu du khách chỉ quan sát sẽ không cảm thụ hết được tính tâm linh, cuốn hút của trò chơi. Càng cố sức ghìm xuống thì cái chày dường như có một sức mạnh huyền bì nào đó nhấc lên nên dù chơi 2 – 3 lần và mệt lử người rồi vẫn muốn tham gia chơi tiếp để khám phá sự huyền bí ẩn chứa bên trong…”.

Trò chơi “vật chày” của người Dao đỏ ở Hoàng Su Phì mang tính chất cộng đồng cao và thể hiện rõ nét văn hóa đặc trưng cũng như tôn vinh sức khỏe dẻo dai. Và, trong xu thế hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển, nhiều tục lệ đã bị mai một dần theo thời gian. Việc duy trì những giá trị văn hoá của người Dao rất cần thiết, góp phần bảo tồn và phát huy vốn văn hóa phi vật thể đặc sắc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Bài, ảnh: Vũ Thuỳ Linh (Trường chính trị tỉnh)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản và các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh

BHG - Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn vừa có Chỉ thị 1216/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản địa chất, các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

 

28/06/2019
Độc đáo du lịch trải nghiệm vùng chè Shan tuyết

BHG - Là tỉnh có diện tích chè đứng thứ 3 cả nước, với diện tích trên 20.000 ha, sản lượng hàng năm trên 60.000 tấn; chè Shan tuyết là cây chủ lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh. Bên cạnh phát triển sản xuất và tạo thương hiệu cho sản phẩm chè Shan tuyết từng bước vươn ra các thị trường lớn, thì các vùng nguyên liệu chè trên địa bàn tỉnh đều gắn với địa thế núi rừng trùng điệp, cùng nhiều điểm đến thu hút du khách...

28/06/2019
Quang Bình tập huấn bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Pà Thẻn

BHG - Sáng 28.6. Vụ Văn hóa Dân tộc thuộc Bộ VHTT&DL phối với Sở VHTT&DL và UBND huyện Quang Bình mở lớp tập huấn công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể dân tộc Pà Thẻn tại huyện Quang Bình. Tham gia lớp tập huấn có 60 học viên đến từ 5 xã: Tân Bắc, Tân Trịnh, Tân Nam, Xuân Minh và thị trấn Yên Bình. Trong thời gian 2 ngày, các học viên sẽ được chính các nghệ nhân người dân tộc Pà Thẻn trực tiếp giảng dạy về các lối hát đối, hát giao duyên...

28/06/2019
Kỳ thi THPT Quốc gia diễn ra an toàn, nghiêm túc

BHG - Sáng 27.6, các thí sinh bước vào ngày thi thứ 3 với bài thi tổ hợp Khoa học xã hội (Lịch Sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Đây là môn thi cuối cùng của Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019. Năm nay, toàn tỉnh có 5.180 thí sinh đăng ký dự thi; trong đó có 3.308 thí sinh đăng ký dự thi để xét công nhận tốt nghiệp; 1.686 thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp và tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng...

27/06/2019