Độc đáo Lễ hội bắt cá của người Dao Quản Bạ

11:17, 22/04/2019

BHG - Cứ đến dịp Tết Thanh minh (3.3 âm lịch) hàng năm, để tỏ lòng biết ơn Tổ tiên và những người đã khuất, mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa thể hiện riêng biệt. Trong đó, phải kể đến Lễ hội bắt cá của người Dao thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ (Quản Bạ) với những nét riêng biệt, đặc sắc thu hút sự tò mò của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Đông đảo du khách cổ vũ người dân tham gia bắt cá tai hồ Nặm Đăm 2, thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ.
Đông đảo du khách cổ vũ người dân tham gia bắt cá tai hồ Nặm Đăm 2, thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ.

Nhằm phát huy và bảo tồn những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, hàng năm cứ đến dịp Tết Thanh minh, người dân thôn Nặm Đăm lại nô nức tổ chức Lễ hội bắt cá để cúng Tổ tiên và người đã khuất... Lễ hội được tổ chức rất quy mô, mang đến cho người dân nơi đây nhiều niềm vui và sự phấn khích khi tham gia. Trước đây, đối với người Dao ở Nặm Đăm, suối Thác Nai là nguồn cung cấp nước tưới tiêu chủ yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp cho cả thôn; nên người dân nơi đây quan niệm dòng suối này là do tạo hóa ban tặng, cá ở dòng suối cũng do thiên nhiên ưu ái tặng cho người dân; vì thế, cứ đến ngày hội bắt cá, cả làng từ thanh niên trai tráng đến người già, trẻ nhỏ đều tập trung ở suối Thác Nai để thi tài. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trong thi tài và tiện cho du khách tham gia, thưởng ngoạn; năm nay, hội thi được tổ chức tại hồ Nặm Đăm 2, nơi có không gian rộng, thoáng và không có nhiều chướng ngại vật, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người tham gia bắt cá và khán giả cổ vũ...

Xôi ngũ sắc và món cá được người dân chế biến để cúng tế Tổ tiên.
Xôi ngũ sắc và món cá được người dân chế biến để cúng tế Tổ tiên.

Điều khiến mọi người tham gia bắt cá sôi nổi, nhộn nhịp nhất chính là người bắt được con cá to nhất và nhiều cá nhất thì cả năm sẽ được may mắn, no đủ... Mặc dù bùn lầy ngập ngang thắt lưng, nhưng mọi người ai nấy đều vui vẻ, phấn khởi cùng đua nhau bắt cá... Anh Lý Tà Dành, Trưởng thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ, chia sẻ: “Theo quan niệm, nếu ai bắt được con cá to thì phải giơ cá lên cao và hét thật lớn để mọi người ở trên bờ và dưới nước cùng hò hét theo và tán thưởng một cách hào hứng, nhiệt tình. Đặc biệt, số cá mọi người bắt được trong ngày lễ sẽ tập trung lại và chia đều cho các hộ dân trong thôn. Sau đó, người dân lấy chính những con cá bắt được để chế biến thành những món ăn dâng lên cúng Tổ tiên, dòng họ vào ngày Tết Thanh minh và cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, gia đình hạnh phúc, ấm no; lễ hội còn là dịp để thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó trong cuộc sống cộng đồng dân cư”...

Nhiều hoạt động thể thao thu hút du khách tham gia.
Nhiều hoạt động thể thao thu hút du khách tham gia.

Anh Lê Hồng Minh, du khách đến từ Hà Nội, chia sẻ: “Lần đầu tiên tôi được tận mắt chứng kiến và tham dự Lễ hội bắt cá của người Dao nơi đây, tôi thật sự khâm phục khi thấy mọi người có thể bắt cá bằng tay trong một cái hồ rộng như vậy. Điều đặc biệt hơn, tôi luôn bị cuốn hút bởi những trang phục bằng vải nhuộm chàm của các cô gái người Dao bên những mâm xôi ngũ sắc rực rỡ”...

Đến với Lễ hội bắt cá, du khách còn được hòa mình vào những trang phục rực rỡ của các thiếu nữ người Dao nết na mà khéo léo; ngoài phần thi bắt cá kịch tính, hài hước, trong khuôn khổ ngày lễ còn diễn ra nhiều hoạt động, như: Trò chơi, văn nghệ dân gian, thi đẩy gậy, kéo co,  thi đồ xôi ngũ sắc, múa Lễ Cấp sắc của dân tộc Dao và chế biến các món ăn truyền thống...

Lễ hội bắt cá còn là dịp để trai gái, nam thanh, nữ tú đến để tìm hiểu nhau và cũng là dịp để người dân vui chơi, thắt chặt tình đoàn kết và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; đồng thời tạo điểm nhấn trong xây dựng Làng Văn hóa du lịch ASEAN, góp phần vào phát triển du lịch địa phương.

Bài, ảnh: Vương Mai


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tôn vinh văn hóa đọc

BHG - Trong đời sống, sách là sản phẩm văn hóa tinh thần, là "người thầy" vĩ đại cung cấp kho tàng kiến thức đồ sộ; là người bạn tri kỷ dạy ta cách sống, cách làm người, hướng tới những giá trị nhân văn cao cả. Đọc sách trở thành nét đẹp trong xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Ngày 24.2.2014, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21.4 hàng năm là Ngày Sách Việt Nam, nhằm duy trì và tôn vinh văn hóa đọc...

22/04/2019
Không gian văn hóa huyện Xín Mần tại Lễ hội Tràng An, tỉnh Ninh Bình năm 2019

BHG - Nhận lời mời của Ban tổ chức Lễ hội Tràng An, ngày 21.4, Đoàn đại biểu huyện Xín Mần do đồng chí Vàng Seo Cón, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy làm trưởng đoàn cùng hơn 60 nghệ nhân thuộc Đoàn nghệ nhân dân gian huyện Xín Mần đã đến tham dự và biểu diễn nghệ thuật tại Lễ hội Tràng An, tỉnh Ninh Bình năm 2019.

22/04/2019
Trường PTDTBT THCS xã Sủng Trà hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam - 21.4

BHG - Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam 21.4, ngày 19.4, trường Phổ thông Dân tộc Bán trú – Trung học cơ sở (PTDTBT THCS) Sủng Trà  (Mèo Vạc) tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo chủ đề "Quê hương trong mắt em" và Hội thi vẽ tranh minh họa cho sách.

21/04/2019
Lan tỏa giá trị nhân văn đến cộng đồng

BHG - Mỗi năm một lần, đá núi Khâu Vai lại thức giấc bởi những bước chân hẹn thề tìm về ngày hội chợ tình "phong lưu". Tròn 100 mùa Xuân, câu chuyện tình yêu đẹp, mang nhiều giá trị nhân văn sâu sắc của nàng Út và chàng Ba được người dân trên Cao nguyên đá gìn giữ và phát huy...

19/04/2019