Quản Bạ sau 2 năm xây dựng "Trường học tiêu biểu toàn diện"

08:15, 29/01/2019

BHG - Để giải quyết khó khăn trong giáo dục như: thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, trình độ của đội ngũ giáo viên... ngành Giáo dục huyện Quản Bạ đã phát động phong trào xây dựng “Trường học tiêu biểu toàn diện”. Qua 2 năm triển khai đã tạo sự lan tỏa tích cực, phát huy được nội lực địa phương, làm thay đổi bộ mặt trường lớp, nâng cao chất lượng giáo dục.

Học sinh Trường THCS Quyết Tiến đồng diễn trong giờ ngoại khóa.
Học sinh Trường THCS Quyết Tiến đồng diễn trong giờ ngoại khóa.

Thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TU của BTV Tỉnh ủy về thực hiện Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; huyện Quản Bạ đã cụ thể hóa bằng phong trào xây dựng “Trường học tiêu biểu toàn diện” giai đoạn 2017 - 2020. Phong trào được triển khai xuất phát từ thực tế của giáo dục vùng cao do nhiều trường chưa chú trọng tìm các giải pháp nâng cao chất lượng, chưa quyết liệt, sáng tạo xây dựng, cải tạo khuôn viên, cảnh quan nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục toàn diện, phù hợp yêu cầu nhiệm vụ thực tiễn của ngành; số lượng trường học đạt chuẩn Quốc gia còn ít; các trường Tiểu học có nhiều điểm lẻ, phải học nhờ, số lượng học sinh/lớp ít, gây lãng phí biên chế giáo viên đứng lớp.

Trưởng phòng GD&ĐT huyện Quản Bạ Lê Trung Thành, cho biết: Một trong những nhiệm vụ then chốt để giải quyết đồng bộ những khó khăn đó là, nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, ngành và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên. Do đó, ngành Giáo dục huyện đã soạn Bộ tiêu chí “Trường học tiêu biểu toàn diện” gồm 7 tiêu chuẩn, 39 tiêu chí phù hợp với thực tế địa phương. Các tiêu chuẩn gồm: Đội ngũ cán bộ, giáo viên; cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học; quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội; cảnh quan môi trường sư phạm; giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh; công tác chăm sóc, nuôi dạy học sinh bán trú; tổ chức các hoạt động tập thể, giáo dục học sinh… Sau 2 năm thực hiện, có 22/40 trường đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí.

Theo đánh giá, phong trào xây dựng “Trường học tiêu biểu toàn diện” đã tạo ra luồng gió mới trong toàn ngành Giáo dục Quản Bạ. Các mô hình giáo dục có tác động tích cực trong việc thực hiện đề án, kế hoạch, chương trình giáo dục của tỉnh, huyện, giúp cho công tác giáo dục của huyện phát triển bền vững cả về số lượng và chất lượng: Tỷ lệ huy động trẻ 6-14 tuổi tới trường, tỷ lệ học sinh chuyên cần đều đạt trên 99%. Học sinh bán trú được sinh hoạt, học tập trong môi trường có điều kiện tốt hơn; được rèn kỹ năng sống qua các hoạt động tập thể, trải nghiệm; kỹ năng đọc, viết tiếng Việt qua hệ thống thư viện phong phú; được quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng, có môi trường và điều kiện tốt để phát triển trí tuệ và nhân cách. Qua công tác giáo dục ở nhà trường, các em đã trở thành những tuyên truyền viên về nếp sống văn hóa, ăn ở hợp vệ sinh khi trở về gia đình, cộng đồng.

Từ phong trào, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các nhà trường từng bước được quan tâm, đầu tư, cải thiện. Trong điều kiện nguồn lực đầu tư của nhà nước còn hạn hẹp, huyện đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, thu hút, huy động mọi nguồn lực trong xã hội cùng chung tay chăm lo cho công tác giáo dục. Khuyến khích, tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp, tập thể, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đóng góp, viện trợ và hỗ trợ dưới nhiều hình thức; vận động nhân dân đóng góp sức, góp của để xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất. Từ năm 2013 đến nay, huyện đã huy động được trên 45 tỷ đồng xây dựng 67 phòng học, 6 phòng hiệu bộ, 14 phòng lưu trú học sinh và nhiều công trình khác như: Nhà ăn, sân bê - tông, bờ kè, nhà vệ sinh và xóa 18 điểm trường tạm. Tính đến hết năm 2018, toàn huyện có 16/40 trường học có cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đạt chuẩn Quốc gia; 100% giáo viên đạt chuẩn, trong đó có gần 75% trên chuẩn; 50% số lượng giáo viên sử dụng máy vi tính để soạn bài, 100% các trường học sử dụng phần mềm quản lý nhà trường, quản lý văn bản điều hành, thư điện tử, phần mềm quản lý cán bộ công chức, viên chức, tham gia các cuộc thi liên quan đến công nghệ thông tin; năm học 2017-2018 có 165 giáo viên giỏi cấp huyện, 49 giáo viên giỏi cấp tỉnh; toàn huyện có 258 học sinh giỏi cấp huyện, 69 học sinh giỏi cấp tỉnh, trên 180 học sinh thi đỗ vào các trường đại học.

Bài, ảnh: Lê Hải


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nét đẹp trong đón Tết cổ truyền của người La Chí

BHG - Trong tiết trời se lạnh của những ngày cuối năm, khi những bông hoa đào chuẩn bị khoe sắc cũng là lúc các gia đình người La Chí bận rộn chuẩn bị đón Tết với những phong tục riêng như: Bữa cơm Tất niên giải xui, múc nước mới (hứng lộc đầu Xuân), tò mò chờ người xông nhà và tổ chức các trò chơi dân gian như đánh cù, ném còn giao duyên, đu quay thăng bằng...

 

28/01/2019
Lễ hội Hoàng Vần Thùng gắn với Tết Khu Cù Tê ở Bản Díu

BHG - Lễ hội Hoàng Vần Thùng gắn với Tết cổ truyền Khu Cù Tê của người La Chí, xã Bản Díu (Xín Mần) là một lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa riêng biệt của cộng đồng dân tộc ít người trên địa bàn tỉnh. Với dân số khoảng 12 nghìn người và được phân bố chủ yếu ở các huyện: Xín Mần, Hoàng Su Phì, Quang Bình…, người La Chí có những nét văn hóa và tín ngưỡng riêng biệt. Theo truyền thống lâu đời của dân tộc...

28/01/2019
Hội chợ Xuân và Tết ấm yêu thương

BHG - Sáng 27.1, trường TH&THCS Tân Thành, xã Tân Thành (Bắc Quang) tổ chức Hội chợ xuân và Tết ấm yêu thương. Đến dự có lãnh đạo Phòng GD&ĐT, Huyện đoàn Bắc Quang, xã Tân Thành cùng toàn thể giáo viên, phụ huynh, học sinh trường TH&THCS Tân Thành.

27/01/2019
Đêm giao lưu thơ nhạc mừng Đảng mừng Xuân Kỷ Hợi năm 2019

BHG - Thiết thực Kỷ niệm 89 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tối 25.1, Thư viện tỉnh phối hợp với Câu lạc bộ thơ ca thành phố Hà Giang tổ chức Đêm giao lưu thơ, nhạc Mừng Đảng - Mừng Xuân Kỷ Hợi năm 2019. Tham dự, có đại diện Sở Văn hóa TT&DL, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh; thành viên các Câu lạc bộ thơ ca trên địa bàn thành phố và đông đảo công chúng yêu thơ. Đêm giao lưu là hoạt động văn hóa văn nghệ thường niên được Thư viện tỉnh và các Câu lạc bộ thơ ca tổ chức...

26/01/2019