Đồng Văn quy hoạch đô thị gắn với xây dựng Công viên Địa chất

16:20, 05/12/2018

BHG - Nhiều năm trở lại đây, việc phát triển nhanh của các đô thị đã đặt ra những vấn đề cấp thiết trong công tác quản lý, quy hoạch. Luật Quy hoạch ra đời là công cụ hữu hiệu để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong xây dựng và phát triển đô thị; bảo đảm phát triển bền vững, văn minh, hiện đại, giữ vững bản sắc; đồng bộ phát triển KT-XH và bảo vệ môi trường. Trên địa bàn thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, công tác quy hoạch, phát triển đô thị thời gian gần đây được quản lý chặt chẽ, phát triển hài hòa, gắn với Công viên Địa chất.

Thị trấn Đồng Văn nhìn từ điểm di tích Đồn Cao.
Thị trấn Đồng Văn nhìn từ điểm di tích Đồn Cao.

Sau khi được công nhận Công viên Địa chất toàn cầu - Cao nguyên đá (CVĐCTC-CNĐ) Đồng Văn, Bộ Xây dựng đã lập Quy hoạch xây dựng CVĐCTC-CNĐ Đồng Văn đến năm 2030. Trong đó có nội dung Quy hoạch chung thị trấn Đồng Văn trở thành trung tâm du lịch văn hóa lịch sử. Vì vậy, việc lập quy chế quản lý, quy hoạch kiến trúc đô thị nơi đây là việc làm hết sức thiết thực trong sự phát triển chung của toàn huyện, gắn với xây dựng CVĐC cũng như sự phát triển du lịch của tỉnh. Thị trấn Đồng Văn được xác định vùng lõi CVĐCTC, có giá trị về di sản địa chất, đa dạng sinh học, văn hóa các dân tộc, hướng tới trở thành Khu du lịch Quốc gia, đầu mối thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế; đảm bảo quốc phòng - an ninh và ổn định chính trị.

Để xây dựng thị trấn Đồng Văn trở thành trung tâm du lịch văn hóa lịch sử, huyện Đồng Văn đã xác định vị trí khu vực lập quy hoạch đô thị gồm 11 ha với 3 khu vực đất ở, xây dựng trường học, đất cây xanh... Tập trung xây dựng theo hướng các phân khu chức năng, đáp ứng yêu cầu trung tâm du lịch như: Trung tâm chuyển đổi loại hình giao thông đa phương tiện; khu Phố cổ Đồng Văn; các Làng văn hóa; Khu di tích Đồn Cao; Công viên các trò chơi dân tộc; Công viên Văn hóa nghệ thuật các tỉnh miền núi phía Bắc; các khu nghỉ dưỡng sinh thái, làng bản phát triển du lịch homestay. Đồng thời, định hướng phát triển không gian và thiết kế đô thị, phân vùng cảnh quan: Vùng bảo tồn và khu vực đặc thù gồm các khu vực có giá trị địa chất, các khu vực có giá trị bảo vệ cảnh quan, môi trường, ưu tiên trồng các loại cây đặc trưng bản địa; các khu vực rừng phòng hộ. Đối với khu Phố cổ Đồng Văn, Khu di tích Đồn Cao chỉ tiến hành bảo tồn, tôn tạo, hình thành không gian có giá trị văn hóa, lịch sử đặc trưng của CNĐ Đồng Văn. Vùng phát triển, xây dựng mới gồm: Các khu ở mật độ thấp kết hợp dịch vụ du lịch homestay, cơ quan, công trình dịch vụ thương mại sẽ hạn chế chiều cao hạ tầng và tập trung khai thác kiến trúc truyền thống. Xây dựng không gian văn hóa, lịch sử, sinh hoạt cộng đồng, tổ chức các phiên chợ, các hoạt động giao lưu văn hóa tại Phố cổ Đồng Văn, Khu di tích Đồn Cao...

Đối với các khu vực lân cận như: Phía Tây, hướng đi Yên Minh và phía Đông hướng đi Mèo Vạc, tiến hành xây dựng không gian quảng trường tại Chợ cổ Đồng Văn và chợ xây dựng mới. Đặc biệt, trong thiết kế, xây dựng, huyện chỉ đạo các phòng chức năng, khi tiến hành sẽ ưu tiên cảnh quan tự nhiên, bảo tồn hệ sinh thái, đồi núi tự nhiên, ưu tiên trồng các loại cây bản địa như Thông, Sa mộc, Đào... hạn chế xây dựng mới, chỉnh trang, cải tạo các công trình văn hóa đã có dọc Quốc lộ 4C. Tăng cường cây xanh tuyến phố, hoàn thiện hệ thống hạ tầng, biển chỉ dẫn, tổ chức tuyến đi bộ tại khu Phố cổ Đồng Văn, các Làng văn hóa, Khu di tích Đồn Cao…

Ông Nguyễn Văn Thơ, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Đồng Văn cho biết: Trong nghiên cứu quy hoạch xây dựng CNĐ Đồng Văn, thị trấn Đồng Văn sẽ kết hợp với thành phố Hà Giang là trung tâm trung chuyển, hậu cần thúc đẩy các khu vực khác phát triển thành khu du lịch mang tầm Quốc gia và quốc tế. Hiện tại, huyện đã có Quy chế quản lý tạm thời ở khu trung tâm thị trấn; việc xây dựng Quy chế quản lý đô thị đối với huyện Đồng Văn sẽ giúp việc quản lý đô thị một cách dễ dàng hơn, nâng cao ý thức chấp hành luật của người dân. Quan trọng nhất trong quá trình quy hoạch chính là việc làm sao để phát triển dựa trên sự bảo tồn, hài hòa giữa truyền thống và hiện đại; giữ nguyên những kiến trúc, cơ sở hạ tầng truyền thống.

Quy hoạch xây dựng thị trấn Đồng Văn với tầm nhìn dài hạn sẽ từng bước hạn chế tình trạng phát triển theo xu hướng dàn trải, khai thác quỹ đất hợp lý, tránh tình trạng khan hiếm đất dành cho các lĩnh vực giáo dục, trồng cây xanh, khu vui chơi giải trí và các phúc lợi xã hội… Từ đó, khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch và lợi thế sẵn có, tổ chức không gian cơ sở hạ tầng, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu phát triển bền vững.

Bài, ảnh: My Ly


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Gìn giữ kiến trúc truyền thống vùng Cao nguyên đá

BHG - Những năm gần đây, vùng Cao nguyên đá có sự đổi thay mạnh mẽ. Bên cạnh thành quả đổi thay của đời sống KT – XH, có những giá trị đứng trước nguy cơ bị mai một, đó là kiến trúc truyền thống. Biểu hiện đầu tiên là chất lợp truyền thống - ngói âm dương ở các làng bản dần được thay thế bằng Phi - bờ - rô xi - măng hoặc những mái tôn xanh, đỏ. Những ngôi nhà trước đây trình tường, bờ rào đá nay dần được thay thế bởi chất liệu gạch làm từ bột đá…

 

30/11/2018
Nét đẹp truyền thống trong đám cưới của dân tộc Pà Thẻn

BHG - Hà Giang có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống, chính vì vậy, có rất nhiều phong tục, tập quán cũng như những nét đặc sắc trong văn hóa của mỗi dân tộc. Đặc biệt, tại xã Tân Bắc (Quang Bình) vẫn còn lưu giữ được những nét văn hóa độc đáo trong Lễ cưới của người Pà Thẻn. Xã Tân Bắc hiện có 10 dân tộc cùng sinh sống, trong đó, dân tộc Pà Thẻn chiếm 46%. Tìm hiểu về Lễ cưới của người Pà Thẻn, chúng tôi có dịp về Tân Bắc nhân Lễ hội Nhảy lửa được tổ chức vào cuối tháng 11 vừa qua. 

30/11/2018
Dấu ấn những mùa hoa Tam giác mạch

BHG - Đêm khai mạc Lễ hội Hoa Tam giác mạch lần thứ IV đã thành công tốt đẹp, để lại những dấu ấn vô vùng sâu sắc trong lòng du khách. 4 năm qua, với sự nỗ lực không ngừng của cấp ủy, chính quyền các cấp và người dân trên vùng Cao nguyên đá; hoa Tam giác mạch đã, đang trở thành biểu tượng, thương hiệu du lịch Hà Giang. Với nhiều hoạt động trải dài từ tháng 10 đến hết tháng 12 tại 4 huyện vùng cao, Lễ hội Hoa Tam giác mạch đã đem đến cho du khách những trải nghiệm thực tế thú vị với sự hội tụ những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc trên Cao nguyên đá. 

30/11/2018
Lễ hội Văn hóa dân tộc Nùng huyện Xín Mần

BHG - Ngày 28.11, tại xã Cốc Rế, UBND huyện Xín Mần tổ chức Lễ hội Văn hóa dân gian dân tộc Nùng cụm xã lần thứ nhất năm 2018. Đến dự có Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện; đại diện các ban, ngành, đơn vị trường học của huyện; lãnh đạo và người dân 6 xã trong cụm gồm: Cốc Rế, Thu Tà, Tả Nhìu, Nấm Dẩn, Ngán Chiên, Trung Thịnh. Trong khuôn khổ lễ hội sẽ diễn ra Hội thi văn hóa dân gian như: Hát lướn, múa ngựa giấy, kéo đàn nhị, chà bóng vải đen, thi người đẹp trang phục dân tộc Nùng, thêu trang phục, trình diễn lễ hội cúng rừng dân tộc Nùng.

29/11/2018