Đồng Văn đưa văn hóa truyền thống vào trường học

19:04, 03/12/2018

BHG - Thực hiện Nghị quyết số 02 của BCH Đảng bộ tỉnh về đưa kỹ năng sống (KNS) và văn hóa truyền thống (VHTT) các dân tộc vào giảng dạy trong các nhà trường; UBND huyện Đồng Văn đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD - ĐT) ban hành văn bản hướng dẫn các trường học cụ thể hóa nội dung của Nghị quyết cho phù hợp, sát với yêu cầu thực tiễn. Qua thời gian ngắn thực hiện, các em học sinh (HS), nhất là HS các trường Phổ thông Dân tộc nội trú, bán trú Tiểu học và THCS trên địa bàn đã có những kỹ năng cơ bản trong giao tiếp, tự phục vụ bản thân, biết yêu và gìn giữ nét VHTT của dân tộc.

Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Sà Phìn thi đẩy gậy trong giờ học ngoại khóa.
Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Sà Phìn thi đẩy gậy trong giờ học ngoại khóa.

Đồng chí Mua Thị Hồng Minh, Trưởng Phòng GD - ĐT huyện Đồng Văn cho biết: Thực hiện Nghị quyết số 02 của BCH Đảng bộ tỉnh, Phòng đã tiến hành thống kê, phân loại và đưa vào danh mục các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của các dân tộc trên địa bàn cần bảo tồn, phục dựng; qua đó thẩm định, thống nhất lựa chọn những nội dung văn hóa, phong tục đặc sắc để giới thiệu, đưa vào chương trình giảng dạy. Cụ thể: Đối với văn hóa vật thể, truyền dạy cho học sinh về kiến trúc nhà cửa, trang phục truyền thống dân tộc Mông, Giấy, Tày, Lô Lô, Pu Péo, Cờ Lao; văn hóa phi vật thể, truyền dạy những điệu dân ca, trò chơi dân gian, sản xuất và sử dụng các loại nhạc cụ; giới thiệu các nghi lễ dân gian như: Lễ hội Khèn Mông, Lễ hội Gầu Tào, Lồng Tồng, Lễ cầu mưa, cúng Tổ tiên, cúng thần rừng… Nội dung chương trình giáo dục KNS, gìn giữ nét văn hóa dân tộc được thực hiện thường xuyên theo hình thức tích hợp qua các môn học Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân; tổ chức trong chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp với nhiều hình thức đa dạng như sân khấu hóa, tham quan, tìm hiểu thực tế tại các thôn, điểm có nét văn hóa, di tích lịch sử. 

Tham gia trò chơi dân gian ô ăn quan.
Tham gia trò chơi dân gian ô ăn quan.

Để việc đưa VHTT vào giảng dạy ở các trường học mang lại hiệu quả cao, Phòng GD - ĐT chỉ đạo các đơn vị phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, mời các nghệ nhân dân gian, người am hiểu phong tục tập quán trực tiếp đến nói chuyện chuyên đề, truyền dạy cho HS. Các thầy, cô giáo được phân công, giao nhiệm vụ truyền dạy văn hóa tại các trường cũng tích cực tìm hiểu, sưu tầm tranh, ảnh qua sách, báo để khai thác, nắm bắt các nét VHTT của từng dân tộc trên địa bàn, từ đó có thêm kiến thức nhằm truyền dạy cho HS.

Cùng với việc dạy kiến thức, VHTT, HS thuộc các trường bậc Tiểu học và THCS còn được các thầy, cô giáo truyền dạy KNS vận dụng vào thực tế, nhất là kỹ năng giao tiếp, kiểm soát cảm súc, tự phục vụ bản thân, phòng, chống thiên tai, phòng, chống ma túy, tai nạn thương tích… Nhiều HS Tiểu học, THCS trước đây hạn chế vốn từ tiếng Việt, nay đã nói, viết thành thạo, tự tin hơn trong giao tiếp và sinh hoạt tập thể. 

 Đến thăm Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS xã Sà Phìn đúng vào dịp các thầy, cô giáo tổ chức cho HS tham gia hoạt động ngoại khóa, chơi trò chơi dân gian truyền thống. Nhìn các em thể hiện thành tạo, đẹp mắt các tiết mục văn nghệ, trò chơi như nhảy sạp, tung còn, ô ăn quan, hát phươn, thổi khèn lá, đánh yến, thêu; thăm khu nội trú, quần áo, chăn màn được treo, gấp gọn gàng, sạch sẽ khiến chúng tôi thực sự bất ngờ. Thầy Lương Minh Hoạt, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Để các em có được các kỹ năng này là sự nỗ lực lớn của các thầy, cô giáo. Thời gian tới, nhà trường tiếp tục tổ chức các cuộc thi nấu ăn, làm bánh, đan lát, thêu và hoạt động văn hóa, văn nghệ, tạo môi trường giáo dục lành mạnh, giúp HS thêm yêu trường, bám lớp.

Giáo dục KNS và đưa VHTT vào trường học là định hướng cho thanh - thiếu niên rèn luyện trở thành những công dân có ích, tạo môi trường giáo dục thân thiện, đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn huyện Đồng Văn.

Bài, ảnh: HOÀNG NGỌC


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Dấu ấn những mùa hoa Tam giác mạch

BHG - Đêm khai mạc Lễ hội Hoa Tam giác mạch lần thứ IV đã thành công tốt đẹp, để lại những dấu ấn vô vùng sâu sắc trong lòng du khách. 4 năm qua, với sự nỗ lực không ngừng của cấp ủy, chính quyền các cấp và người dân trên vùng Cao nguyên đá; hoa Tam giác mạch đã, đang trở thành biểu tượng, thương hiệu du lịch Hà Giang. Với nhiều hoạt động trải dài từ tháng 10 đến hết tháng 12 tại 4 huyện vùng cao, Lễ hội Hoa Tam giác mạch đã đem đến cho du khách những trải nghiệm thực tế thú vị với sự hội tụ những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc trên Cao nguyên đá. 

30/11/2018
Nét đẹp truyền thống trong đám cưới của dân tộc Pà Thẻn

BHG - Hà Giang có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống, chính vì vậy, có rất nhiều phong tục, tập quán cũng như những nét đặc sắc trong văn hóa của mỗi dân tộc. Đặc biệt, tại xã Tân Bắc (Quang Bình) vẫn còn lưu giữ được những nét văn hóa độc đáo trong Lễ cưới của người Pà Thẻn. Xã Tân Bắc hiện có 10 dân tộc cùng sinh sống, trong đó, dân tộc Pà Thẻn chiếm 46%. Tìm hiểu về Lễ cưới của người Pà Thẻn, chúng tôi có dịp về Tân Bắc nhân Lễ hội Nhảy lửa được tổ chức vào cuối tháng 11 vừa qua. 

30/11/2018
Gìn giữ kiến trúc truyền thống vùng Cao nguyên đá

BHG - Những năm gần đây, vùng Cao nguyên đá có sự đổi thay mạnh mẽ. Bên cạnh thành quả đổi thay của đời sống KT – XH, có những giá trị đứng trước nguy cơ bị mai một, đó là kiến trúc truyền thống. Biểu hiện đầu tiên là chất lợp truyền thống - ngói âm dương ở các làng bản dần được thay thế bằng Phi - bờ - rô xi - măng hoặc những mái tôn xanh, đỏ. Những ngôi nhà trước đây trình tường, bờ rào đá nay dần được thay thế bởi chất liệu gạch làm từ bột đá…

 

30/11/2018
Lễ hội Văn hóa dân tộc Nùng huyện Xín Mần

BHG - Ngày 28.11, tại xã Cốc Rế, UBND huyện Xín Mần tổ chức Lễ hội Văn hóa dân gian dân tộc Nùng cụm xã lần thứ nhất năm 2018. Đến dự có Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện; đại diện các ban, ngành, đơn vị trường học của huyện; lãnh đạo và người dân 6 xã trong cụm gồm: Cốc Rế, Thu Tà, Tả Nhìu, Nấm Dẩn, Ngán Chiên, Trung Thịnh. Trong khuôn khổ lễ hội sẽ diễn ra Hội thi văn hóa dân gian như: Hát lướn, múa ngựa giấy, kéo đàn nhị, chà bóng vải đen, thi người đẹp trang phục dân tộc Nùng, thêu trang phục, trình diễn lễ hội cúng rừng dân tộc Nùng.

29/11/2018