Hà Giang

Trường PTDT bán trú Tiểu học xã Tân Lập: Điểm sáng về giáo dục vùng đặc biệt khó khăn

09:36, 04/11/2018

BHG - Thời gian gần đây, chúng tôi được nghe nhiều về những cố gắng, nỗ lực của thầy, cô giáo và học sinh Trường PTDT bán trú Tiểu học xã Tân Lập, nhưng khi đến đây mới thấy được những đổi thay, tín hiệu rất tích cực của ngôi trường thuộc vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn của huyện Bắc Quang.

Học sinh Trường PTDT bán trú Tiểu học Tân Lập đọc sách tại Thư viện.
Học sinh Trường PTDT bán trú Tiểu học Tân Lập đọc sách tại Thư viện.

Xã Tân Lập có 2.469 khẩu thuộc 496 hộ, nhưng trong đó có tới 183 hộ nghèo với 900 khẩu và đều là dân tộc thiểu số như: Mông, Dao, Pà Thẻn... Điều đó cho thấy, nhiệm vụ phát triển KT-XH nói chung và công tác GD-ĐT trên địa bàn khó khăn đến nhường nào. Xã có 8 thôn, nhưng dân cư thưa thớt, đường giao thông rất khó khăn; thêm nữa nhiều gia đình bận sản xuất, không thường xuyên đưa trẻ đến trường. Có thời điểm nhiều năm liền, Tân Lập không thuộc diện xã đặc biệt khó khăn, những cơ chế chính sách hỗ trợ đều bị cắt giảm khiến tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường, duy trì sĩ số học sinh, chất lượng dạy và học là thách thức lớn cho cấp ủy, chính quyền và các trường trên địa bàn. Thực tế, ở nhiều điểm trường trên địa bàn, do nguồn vốn đầu tư phát triển còn hạn chế nên cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học không đảm bảo yêu cầu cho hoạt động giảng dạy, có điểm chỉ vài học sinh cũng phải bố trí 1 giáo viên, hoặc các em có độ tuổi không giống nhau nên phải bố trí giáo viên dạy lớp ghép; cá biệt, có những phụ huynh còn sử dụng nguồn hỗ trợ học tập của Nhà nước cho con em mình không đúng mục đích.

Với chủ trương vận động, đưa học sinh ở điểm trường lẻ về trường chính, Trường PTDT bán trú Tiểu học Tân Lập nhanh chóng đón thời cơ; báo cáo cấp ủy, chính quyền địa phương, Phòng GD-ĐT huyện chỉ đạo thực hiện. Ban Giám hiệu nhà trường thành lập tổ công tác đi tham quan, học tập mô hình tổ chức, quản lý học sinh nội trú tại các địa phương khác. Sau 1 năm thực hiện, số học sinh ở các thôn xa trung tâm xã đã về trường chính học tăng gần gấp đôi; 100% số học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 về trường chính lưu trú, học tập (hiện nay toàn trường có 122/247 học sinh ở lưu trú tại trường); giảm được 2/8 điểm trường. Chất lượng dạy học tăng lên từng năm và hướng vào thực chất. Các kỹ năng cơ bản của học sinh tiểu học được hình thành, củng cố. Việc tổ chức học tập, vui chơi, lao động, vệ sinh cá nhân cho học sinh lưu trú được Ban Giám hiệu nhà trường chỉ đạo xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ, giáo viên, trong đó ưu tiên rèn học sinh nề nếp ăn, ở sinh hoạt tập thể; rèn kỹ năng sống; phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp học tập. Nhờ đó, chất lượng học tập, duy trì sĩ số được nâng lên rõ rệt.

Học sinh chăm sóc công trình “măng non”.
Học sinh chăm sóc công trình “măng non”.

Thầy Lại Linh Cương, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Chủ trương vận động đưa học sinh ở các điểm trường riêng lẻ về trường chính rèn huyện, học tập rất hợp với thực tiễn, hợp với lòng dân. Tuy nhiên, đòi hỏi sự cố gắng hy sinh lớn từ các thầy, cô giáo. Vì các em còn rất nhỏ phải xa gia đình, bố mẹ đến ở nội trú tại trường, nhiều em còn chưa nói sõi tiếng phổ thông”. Với các hoạt động thực tiễn theo thời gian biểu cho từng ngày, các phong trào “đôi bạn cùng tiến”, “hoa điểm 10”, các anh chị lớp lớn giúp đỡ các em lớp nhỏ hơn, và thực tiễn là những công trình “măng non” được chính tay các em học sinh nội trú trồng, chăm sóc cho thấy những thay đổi rất tích cực trong hoạt động giáo dục ở đây.

Ông Hoàng Quang Hùng, Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND xã Tân Lập, chia sẻ: Ngoài sự cố gắng, nỗ lực của thầy, cô giáo cần có sự vào cuộc, chung tay của các tổ chức, đoàn thể, của phụ huynh học sinh. Chính quyền phân công lãnh đạo phụ trách trường trên địa bàn, thường xuyên kiểm tra việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của nhà trường, đặc biệt là điều kiện ăn, ở lưu trú. Chúng tôi cũng phối hợp tuyên truyền người dân quan tâm đến con cái, chia sẻ, hỗ trợ nhà trường chứ không thể phó mặc việc chăm sóc, dạy dỗ con mình cho thầy, cô giáo. Sắp tới sẽ vận động phụ huynh dùng gas thay củi để nấu ăn cho con em mình; vừa tiện, lại đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm...

Những lo lắng về địa bàn được xem là “vùng trũng” của ngành Giáo dục Bắc Quang giờ đây đã không còn, thay vào đó là những tín hiệu vui, đầy hi vọng về tương lai tốt đẹp hơn của con em đồng bào dân tộc thiểu số xã Tân Lập.

Bài, ảnh: Nguyễn Doãn Thiện (Văn phòng HĐND và UBND huyện Bắc Quang)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Sở Văn hóa TT&DL khảo sát tổ chức các hoạt động văn hóa tại huyện Mèo Vạc

BHG - Ngày 29.10, Đoàn công tác Sở Văn hóa TT&DL do đồng chí Nguyễn Hồng Hải, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa TT&DL làm Trưởng đoàn đã đi khảo sát hiện trạng một số khu vực dự kiến tổ chức các hoạt động văn hóa tại huyện Mèo Vạc. Cùng đi có đại diện Công ty Cổ phần Tập đoàn Anh Sơn (Hà Nội) và lãnh đạo huyện Mèo Vạc.

30/10/2018
Lễ đặt tên Trưởng thành - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông

BHG - Tỉnh ta có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống, mỗi dân tộc đều có những phong tục, tập quán, nét sinh hoạt riêng; được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Trong đó, Lễ đặt tên Trưởng thành của dân tộc Mông là nét văn hóa đặc sắc vẫn được lưu giữ đến ngày nay. Việc làm Lễ đặt tên Trưởng thành có ý nghĩa hết sức quan trọng với người con trai dân tộc Mông, nó đánh dấu sự trưởng thành và có một cái tên mới với dòng họ, cộng đồng; cũng như trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Lễ đặt tên Trưởng thành của dân tộc Mông được tuân thủ theo những quy định, cách làm của các thế hệ ông cha đi trước thì mới được Tổ tiên và dòng họ công nhận. Người con trai muốn làm Lễ đặt tên Trưởng thành thì phải có độ tuổi từ 20 trở lên và đã có con đầu lòng. 

27/10/2018
Miên man những sắc màu trên Cao nguyên đá

BHG - Lên Cao nguyên đá Hà Giang đúng thời điểm mùa Tam giác mạch (TGM) bung hoa, bạn sẽ bị choáng ngợp giữa những rừng hoa bạt ngàn. Khắp sườn núi đá tai mèo, dưới những thung lũng, người dân  gieo trồng nhiều Tam giác mạch và đến khi hoa nở, du khách mới ngẩn ngơ trước sắc thắm miên man. Cứ mỗi độ tháng 10, vào lúc cuối Thu, đầu Đông; ấy là lúc Hà Giang lại trở thành điểm hẹn du lịch được nhiều người lựa chọn, bởi lúc này đang là thời kỳ hoa TGM nở rộ, khoe sắc rực rỡ. Dọc con đường Hạnh phúc (Quốc lộ 4C) từ thành phố Hà Giang qua bốn huyện Cao nguyên đá: Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc và Đồng Văn...

26/10/2018
Phố chợ cổ Đồng Văn cần những giá trị truyền thống để hướng tới tương lai

BHG - Phố chợ cổ Đồng Văn từng là một trong những địa điểm hấp dẫn du khách nhất trên Công viên địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Hấp dẫn bởi kiến trúc, quy hoạch xưa và đặc biệt hấp dẫn bởi một thời đây là không gian văn hóa chợ nổi tiếng, độc đáo và thơ mộng nhất trên đất Hà Giang.     Tôi còn nhớ hơn chục năm trước, khi lên Đồng Văn trong buổi sớm se lạnh cuối Thu, ánh nắng sớm chiếu vào phố chợ cổ Đồng Văn như tạo nên một bức tranh đẹp đến xao lòng. Nắng vàng vờn trên những mái ngói nhuốm màu thời gian, sắc mầu trang phục của đồng bào các dân tộc xuống chợ là những điều còn đọng mãi trong tôi và biết bao người đã từng đến đây. 

26/10/2018