Quang Bình chú trọng đầu tư xây dựng trường chuẩn Quốc gia

09:35, 06/11/2018

BHG - Xác định tầm quan trọng của việc chuẩn hóa các hoạt động về tổ chức và quản lý trường học cũng như cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên; nhằm tạo môi trường giáo dục bình đẳng về điều kiện học tập cho trẻ em vùng KT - XH khó khăn để dần nâng cao chất lượng dạy và học. Ngay từ đầu năm học 2018 - 2019, huyện Quang Bình đã quyết tâm đầu tư xây dựng, công nhận lại và thêm 3 trường đạt chuẩn Quốc gia.

Học sinh Trường Tiểu học Yên Hà được học tập trong điều kiện cơ sở vật chất khang trang.
Học sinh Trường Tiểu học Yên Hà được học tập trong điều kiện cơ sở vật chất khang trang.

Thời gian qua, công tác xây dựng trường chuẩn đã nhận được sự quan tâm rất lớn của cấp ủy, chính quyền các cấp; sự đồng thuận cao từ nhân dân, cũng như tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên. Tính đến năm 2017, toàn huyện Quang Bình có 11/45 trường đạt chuẩn Quốc gia, chiếm tỷ lệ 24%, gồm: 4 trường Mầm non (MN), 4 trường Tiểu học (TH) và 3 trường Trung học cơ sở (THCS). Theo kế hoạch năm nay, huyện kiểm tra và công nhận lại Trường TH Tân Bắc đạt chuẩn Quốc gia mức độ I; Trường TH Vĩ Thượng đạt chuẩn Quốc gia mức độ II và công nhận mới mức độ I đối với Trường TH Yên Hà. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia của huyện là 37% (có 17 trường đạt chuẩn Quốc gia)

Yếu tố đầu tiên để xây dựng trường chuẩn Quốc gia cần có cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo, đồng bộ về chất lượng dạy và học. Vì vậy, Ban Chỉ đạo cấp huyện đã tiến hành rà soát và đánh giá hiện trạng các tiêu chuẩn về trường chuẩn theo quy định của Bộ GD&ĐT phù hợp với quy hoạch phát triển ngành Giáo dục đến năm 2020, tầm nhìn 2025 và quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH của địa phương. Trước hết, huyện triển khai các giải pháp bồi dưỡng, nâng cao năng lực trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, cơ cấu bộ môn. Đồng thời, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong phương pháp dạy học của đội ngũ thầy, cô giáo; nhằm giúp học sinh dễ dàng tiếp cận, nắm bắt nội dung học tập. Cùng với việc lồng ghép sử dụng các nguồn lực đầu tư cho giáo dục, huyện thực hiện chủ trương xã hội hóa huy động các nguồn lực đóng góp để xây dựng hệ thống thư viện, phòng bộ môn, nhà đa năng, khuôn viên trường, lớp…

Thầy giáo Hoàng Văn Kỳ, Hiệu trưởng Trường TH Yên Hà cho biết: “Mặc dù vẫn còn khó khăn, song các thầy, cô giáo và toàn thể học sinh nhà trường luôn không ngừng phấn đấu vươn lên, thi đua gặt hái nhiều thành tích cao trong học tập, rèn luyện và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Để xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia, đầu năm học 2018 – 2019, nhà trường được huyện đầu tư xây dựng dãy nhà hiệu bộ; cùng đó, chúng tôi huy động trên 700 ngày công lao động của nhân dân để tu sửa, trang trí khuôn viên khang trang, sạch đẹp. Với diện tích trường chính là 6.032 m2, có 22 phòng học, các phòng thí nghiệm, thực hành đầy đủ và trường có 21/27 giáo viên dạy giỏi cấp trường, chiếm tỷ lệ 78%. Qua kiểm tra, đánh giá, trường đạt tiêu chuẩn Quốc gia mức độ I và chuẩn bị tổ chức công nhận đúng dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11. Hiện, Trường TH Yên Hà có 20 lớp, với 316 học sinh; tới đây, các em sẽ được học bộ môn tiếng Anh, Tin học. Quá trình xây dựng trường chuẩn là niềm vinh dự, tự hào của tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường và là động lực để chúng tôi nguyện đem hết sức mình cho sự nghiệp “gieo chữ, trồng người”. Hơn nữa là vun đắp truyền thống hiếu học của con em đồng bào các dân tộcnơi đây; góp phần đưa quê hương Yên Hà ngày càng phát triển lên tầm cao mới”.

Phó Chủ tịch UBND huyện Quang Bình, Chẳng Thị Liên cho biết thêm: “Tổng kinh phí huyện dành riêng đầu tư cho xây dựng trường chuẩn là gần 4 tỷ đồng, với các hạng mục như: Xây nhà hiệu bộ, sửa nhà, lớp học các điểm trường nhằm mang lại điều kiện, môi trường học tập tốt hơn cho những chủ nhân tương lai của đất nước. Đến thời điểm này, cả 3 trường học nằm trong lộ trình xây dựng trường chuẩn năm 2018 của huyện đều đạt các tiêu chí trường chuẩn Quốc gia. Năm học 2018 - 2019, huyện có trên 14.000 học sinh các cấp; tin tưởng với sự đoàn kết, tâm huyết, gắn bó của cán bộ, giáo viên và sự chung tay của cộng động xã hội, nền giáo dục của huyện sẽ tiếp tục được duy trì, củng cố và ngày càng phát triển”.

Bài, ảnh: MỘC LAN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Sở Văn hóa TT&DL khảo sát tổ chức các hoạt động văn hóa tại huyện Mèo Vạc

BHG - Ngày 29.10, Đoàn công tác Sở Văn hóa TT&DL do đồng chí Nguyễn Hồng Hải, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa TT&DL làm Trưởng đoàn đã đi khảo sát hiện trạng một số khu vực dự kiến tổ chức các hoạt động văn hóa tại huyện Mèo Vạc. Cùng đi có đại diện Công ty Cổ phần Tập đoàn Anh Sơn (Hà Nội) và lãnh đạo huyện Mèo Vạc.

30/10/2018
Lễ đặt tên Trưởng thành - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông

BHG - Tỉnh ta có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống, mỗi dân tộc đều có những phong tục, tập quán, nét sinh hoạt riêng; được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Trong đó, Lễ đặt tên Trưởng thành của dân tộc Mông là nét văn hóa đặc sắc vẫn được lưu giữ đến ngày nay. Việc làm Lễ đặt tên Trưởng thành có ý nghĩa hết sức quan trọng với người con trai dân tộc Mông, nó đánh dấu sự trưởng thành và có một cái tên mới với dòng họ, cộng đồng; cũng như trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Lễ đặt tên Trưởng thành của dân tộc Mông được tuân thủ theo những quy định, cách làm của các thế hệ ông cha đi trước thì mới được Tổ tiên và dòng họ công nhận. Người con trai muốn làm Lễ đặt tên Trưởng thành thì phải có độ tuổi từ 20 trở lên và đã có con đầu lòng. 

27/10/2018
Miên man những sắc màu trên Cao nguyên đá

BHG - Lên Cao nguyên đá Hà Giang đúng thời điểm mùa Tam giác mạch (TGM) bung hoa, bạn sẽ bị choáng ngợp giữa những rừng hoa bạt ngàn. Khắp sườn núi đá tai mèo, dưới những thung lũng, người dân  gieo trồng nhiều Tam giác mạch và đến khi hoa nở, du khách mới ngẩn ngơ trước sắc thắm miên man. Cứ mỗi độ tháng 10, vào lúc cuối Thu, đầu Đông; ấy là lúc Hà Giang lại trở thành điểm hẹn du lịch được nhiều người lựa chọn, bởi lúc này đang là thời kỳ hoa TGM nở rộ, khoe sắc rực rỡ. Dọc con đường Hạnh phúc (Quốc lộ 4C) từ thành phố Hà Giang qua bốn huyện Cao nguyên đá: Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc và Đồng Văn...

26/10/2018
Phố chợ cổ Đồng Văn cần những giá trị truyền thống để hướng tới tương lai

BHG - Phố chợ cổ Đồng Văn từng là một trong những địa điểm hấp dẫn du khách nhất trên Công viên địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Hấp dẫn bởi kiến trúc, quy hoạch xưa và đặc biệt hấp dẫn bởi một thời đây là không gian văn hóa chợ nổi tiếng, độc đáo và thơ mộng nhất trên đất Hà Giang.     Tôi còn nhớ hơn chục năm trước, khi lên Đồng Văn trong buổi sớm se lạnh cuối Thu, ánh nắng sớm chiếu vào phố chợ cổ Đồng Văn như tạo nên một bức tranh đẹp đến xao lòng. Nắng vàng vờn trên những mái ngói nhuốm màu thời gian, sắc mầu trang phục của đồng bào các dân tộc xuống chợ là những điều còn đọng mãi trong tôi và biết bao người đã từng đến đây. 

26/10/2018