Gìn giữ kiến trúc truyền thống vùng Cao nguyên đá

08:37, 30/11/2018

BHG - Những năm gần đây, vùng Cao nguyên đá có sự đổi thay mạnh mẽ. Bên cạnh thành quả đổi thay của đời sống KT – XH, có những giá trị đứng trước nguy cơ bị mai một, đó là kiến trúc truyền thống. Biểu hiện đầu tiên là chất lợp truyền thống - ngói âm dương ở các làng bản dần được thay thế bằng Phi - bờ - rô xi - măng hoặc những mái tôn xanh, đỏ. Những ngôi nhà trước đây trình tường, bờ rào đá nay dần được thay thế bởi chất liệu gạch làm từ bột đá…

Làng người Mông xã Lũng Táo (Đồng Văn) đang thay đổi nhưng vẫn giữ được những ngôi nhà lợp mái ngói truyền thống.
Làng người Mông xã Lũng Táo (Đồng Văn) đang thay đổi nhưng vẫn giữ được những ngôi nhà lợp mái ngói truyền thống.

Những vật liệu mới có ưu điểm xây dựng nhanh, tiện, thậm chí chi phí thấp. Nhưng ngôi nhà xây dựng kiểu mới, mùa Đông không ấm, mùa Hè không mát như nhà truyền thống do tường mỏng, không cách nhiệt bằng tường trình đất, mái ngói âm dương được nung từ đất. Nước mưa hứng từ mái nhà lợp ngói âm dương rất ngọt và mát. Trên khu vực Cao nguyên đá không còn những lò nung ngói, thay vào đó xuất hiện ngày càng nhiều cơ sở nghiền đá, sản xuất gạch làm từ bột đá.

Lên Cao nguyên đá, những xóm bản với nhiều ngôi nhà xây dựng từ vật liệu mới tạo cảm giác mong manh hơn, không ấm cúng bằng những ngôi nhà mái ngói truyền thống. Đặc biệt, ở những xóm, bản bám sát các tuyến đường ô-tô đi qua, sự thay đổi càng rõ nét hơn bởi những vật liệu mới dễ vận chuyển đến. Đi sâu vào các xóm, vẫn có thể bắt gặp những mái nhà truyền thống xen kẽ ngôi nhà xây dựng bằng vật liệu mới. Nhưng xu hướng xây dựng mới sẽ dần xóa đi hình ảnh những mái nhà truyền thống ngói âm dương, trình tường, hàng rào đá. Thậm chí, những vùng giáp biên, không ít hộ bê nguyên kiến trúc của người dân nước bạn về xây dựng.

Khi Cao nguyên đá Đồng Văn gia nhập mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu, nhiều khuyến nghị của chuyên gia đang được tỉnh ta nỗ lực thực hiện, bảo tồn, xây dựng và phát huy hiệu quả giá trị về di sản địa chất, văn hóa trên vùng đất đặc biệt này. Một trong những vấn đề được khuyến nghị có tính xuyên suốt là bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống bản địa. Điều này được tỉnh ta rất quan tâm nhằm hướng tới mục tiêu phát huy các giá trị di sản, đặc biệt giá trị văn hóa truyền thống cho phát triển của vùng.

Trong thông báo Kết luận số 141-TB-UBND, ngày 8.6.2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn sau chuyến kiểm tra, làm việc tại 4 huyện vùng cao phía Bắc, về lĩnh vực bảo tồn có yêu cầu duy trì hoạt động của các lễ hội văn nghệ dân gian; xây dựng quy ước quản lý các công trình nhà ở, nhà văn hóa gắn với kiến trúc truyền thống; đề xuất chính sách hỗ trợ, đặc biệt là làng văn hóa du lịch cộng đồng của các dân tộc lợp mái ngói âm dương, xếp hàng rào đá… 

Thực tế thời gian qua, chúng ta đã quan tâm đến việc bảo tồn kiến trúc truyền thống trên Cao nguyên đá; một số làng văn hóa du lịch cộng đồng như: Lô Lô Chải, xã Lũng Cú (Đồng Văn); Làng Văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông xã Pả Vi (Mèo Vạc); Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Lũng Cẩm trên, xã Sủng Là (Đồng Văn); Làng Văn hóa du lịch cộng đồng thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ (Quản Bạ)… đã phát huy hiệu quả nét đẹp truyền thống, thu hút lượng lớn du khách tham gian. Nhiều kiến trúc truyền thống được bảo tồn như Dinh thự nhà Vương, Phố chợ cổ Đồng Văn hay nhiều nhà nghỉ, nhà hàng tư nhân đã chú trọng đến việc thiết kế, xây dựng theo lối truyền thống.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Thanh Giang, Phó trưởng BQL Công viên Địa chất toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn cho rằng, để bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có kiến trúc truyền thống, rất cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Đồng thời, rất cần có sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các huyện vùng Công viên Địa chất trong việc đề xuất, tham mưu tỉnh xây dựng chính sách hỗ trợ, giúp người dân trong quá trình xây dựng sử dụng vật liệu truyền thống. Trước mắt, cần tập trung phát huy kiến trúc truyền thống tại các làng văn hóa du lịch cộng đồng gắn với xây dựng Nông thôn mới, các điểm du lịch. Từ đó, từng bước giữ gìn giá trị truyền thống, bản sắc của vùng.

Phát huy kết quả đạt được trong bảo tồn di sản trên Công viên đá, mong rằng các ngành, các cấp, địa phương vùng Cao nguyên đá có thêm những nghiên cứu, tham mưu, đề xuất chính sách hỗ trợ đặc thù, thay đổi cách thức hỗ trợ xây dựng truyền thống cho người dân. Tuyên truyền, khuyến khích thiết kế, xây dựng công trình ở các đô thị, điểm nhấn du lịch trên Công viên Địa chất theo lối kiến trúc truyền thống của vùng…

Bài, ảnh: Huy Toán


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Lễ hội Văn hóa dân tộc Nùng huyện Xín Mần

BHG - Ngày 28.11, tại xã Cốc Rế, UBND huyện Xín Mần tổ chức Lễ hội Văn hóa dân gian dân tộc Nùng cụm xã lần thứ nhất năm 2018. Đến dự có Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện; đại diện các ban, ngành, đơn vị trường học của huyện; lãnh đạo và người dân 6 xã trong cụm gồm: Cốc Rế, Thu Tà, Tả Nhìu, Nấm Dẩn, Ngán Chiên, Trung Thịnh. Trong khuôn khổ lễ hội sẽ diễn ra Hội thi văn hóa dân gian như: Hát lướn, múa ngựa giấy, kéo đàn nhị, chà bóng vải đen, thi người đẹp trang phục dân tộc Nùng, thêu trang phục, trình diễn lễ hội cúng rừng dân tộc Nùng.

29/11/2018
Giao lưu tài năng tiếng Anh cấp tỉnh dành cho học sinh THCS

BHG - Tối 27.11, tại Trường THPT Chuyên Hà Giang, Sở GD&ĐT tổ chức buổi giao lưu tài năng tiếng Anh cấp tỉnh, dành cho học sinh THCS năm học 2018 – 2019. Tới dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT; các thầy, cô giáo và hơn 80 học sinh THCS đến từ 11 huyện, thành phố. Tham gia buổi giao lưu, các em sẽ phải thể hiện qua 3 nội dung gồm: Làm bài viết theo hình thức trắc nghiệm và tự luận với kỹ năng nghe, đọc, viết; phần thi năng khiếu, các em thi theo đội, mỗi đội thực hiện một chương trình tập thể, như: Hát, múa, kể chuyện, đọc thơ, diễn kịch...

28/11/2018
Trường THCS Yên Phú (Bắc Mê) nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho học sinh qua hoạt động thực tế

BHG - Ngày 25.11, Trường THCS Yên Phú (Bắc Mê) đã tổ chức chuyến trải nghiệm thực tế cho học sinh với chủ đề "cùng em bảo vệ và phát triển rừng". Chương trình được sự quan tâm tài trợ, phối hợp của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Giang. Tham gia chuyến trải nghiệm có trên 30 học sinh tiêu biểu của trường đại diện cho các lớp cùng Ban Giám hiệu, các thầy cô làm công tác quản lý. Tại khu rừng thuộc địa phận xã Thượng Tân, Bắc Mê, các em học sinh được thăm các khu rừng già với các loại gỗ quý, như: Nghiến, Đinh, Trai và các tầng cây bụi...

27/11/2018
Trình diễn trang phục truyền thống dân tộc Mông

BHG - Tối 24.11, tại Sân vận động thị trấn Tam Sơn (Quản Bạ), Chương trình Trình diễn trang phục truyền thống dân tộc Mông đã được UBND huyện tổ chức. Tham dự có: đồng chí Hoàng Đình Phới, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Quản Bạ; lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện, các xã, thị trấn và đông đảo nhân dân. Buổi trình diễn là dịp để huyện Quản Bạ giới thiệu tới người dân và du khách xa gần về trang phục truyền thống của dân tộc Mông...

 

25/11/2018