"Người biết chữ dạy người chưa biết chữ" ở Mèo Vạc

07:47, 08/08/2018

BHG - Trước thực trạng nhận thức của người dân về xã hội, hiểu biết về pháp luật và vai trò của giáo dục còn thấp; đặc biệt, đại đa số người dân trên địa bàn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học; nên tỷ lệ mù chữ trong độ tuổi từ 40 – 60 tuổi và tỷ lệ tái mù chữ còn cao, nhất là phụ nữ. Trước thực trạng đó, huyện Mèo Vạc đã triển khai Mô hình “Người biết chữ dạy người chưa biết chữ” và lấy xã Pả Vi làm điểm để đánh giá hiệu quả. Qua quá trình triển khai, bên cạnh những hiệu ứng tích cực, vẫn còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ.

Giáo viên Trường Tiểu học xã Pả Vi dạy chữ cho phụ nữ thôn Pả Vi Thượng, xã Pả Vi.
Giáo viên Trường Tiểu học xã Pả Vi dạy chữ cho phụ nữ thôn Pả Vi Thượng, xã Pả Vi.

Theo đó, lớp học được tổ chức tại nhà riêng hoặc nhà cộng đồng của các thôn trên địa bàn xã Pả Vi. Để phát huy hiệu quả mô hình, xã đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các giáo viên, cán bộ xã, cán bộ Công an, Ban CHQS huyện phụ trách và trực tiếp giảng dạy. Trung tâm Học tập cộng đồng xã trực tiếp quản lý lớp học cho giáo viên làm việc tại Trung tâm học tập cộng đồng, làm cầu nối cho các hoạt động giữa người dạy học và người học. Sau qúa trình tuyên truyền, vận động, có 30 học viên đăng ký tham gia học; trong đó, 100% là nữ. Qua hơn 1 năm tổ chức thực hiện Mô hình “Người biết chữ dạy người chưa biết chữ”, đến cuối năm 2017, lớp học duy trì 25 học viên (5 học viên bỏ học); tham gia dạy học có 29 người. Để đánh giá chất lượng của học viên, Phòng GD&ĐT huyện phối hợp cùng Trung tâm Học tập cộng đồng và Trường Tiểu học xã Pả Vi ra đề kiểm tra. Qua kiểm tra, trong số 25 học viên, có 9 học viên đạt; số học viên còn lại đọc, đánh vần và viết chậm, một số học viên chưa biết đọc, biết viết.

Đồng chí Hoàng Thị Hiên, Phó Chủ tịch UBND xã Pả Vi cho biết: Trong quá trình thực hiện mô hình, do dân cư trong xã sinh sống rải rác, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, nhận thức về việc học tập và nhu cầu học tập của nhân dân trong cộng đồng chưa cao. Việc dạy học gặp nhiều khó khăn do học viên là lao động chính trong gia đình, hàng ngày phải đi làm nương rẫy và các công việc mưu sinh nên kết quả học tập chưa cao. Điều đáng nói, đối tượng người học là phụ nữ, trong khi đó người dạy chủ yếu là nam giới nên còn nhiều bất cập trong dạy và học. Nhiều chị em có con nhỏ, chồng đi vắng hoặc đi làm thuê, tinh thần tự giác học tập của học viên chưa cao nên việc duy trì học chưa đều hoặc bỏ học giữa chừng…

Bên cạnh đó, nhiều hủ tục vẫn còn tồn tại như: Phân biệt giới tính,  người phụ nữ chủ yếu làm việc nhiều mà không cần biết chữ; không cho người nam giới gần phụ nữ… nên việc dạy học của các chiến sỹ Công an, Ban CHQS huyện và thầy giáo gặp nhiều khó khăn. Một số người dạy học còn thiếu kinh nghiệm, tính kiên trì; dẫn đến việc chưa khích lệ được tinh thần học tập của học viên, chất lượng dạy học thấp. Đặc biệt, học viên nữ còn mang nặng tính tự ti, ngại học, ngại giao tiếp, hay tự ái,… thời gian dành cho việc học ít và không ổn định; người học chưa xác định được động cơ đi học chữ là để phục vụ cho cuộc sống bản thân; một số phụ nữ do chồng và con dạy nên chưa thực sự chủ động trong việc học tập. Về phía người dạy, một số là giáo viên Trường Tiểu học và THCS chưa dành nhiều thời gian cho việc dạy; một số là giáo viên Mầm non và người dạy chưa có kinh nghiệm về phương pháp dạy học cho người lớn tuổi; nhất là kỹ năng viết chữ. Cán bộ, chiến sỹ Công an, Ban CHQS huyện còn thiếu kinh nghiệm trong việc tuyên truyền người dân tham gia học tập; cấp ủy, chính quyền chưa có giải pháp hiệu quả để duy trì đảm bảo việc học của học viên, một số ban, ngành của xã chưa quyết liệt trong công tác tuyên truyền, vận động học viên tham gia học.

Theo đồng chí Mua Hồng Sinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc: Để khắc phục những hạn chế trên và thực hiện có hiệu quả công tác xóa mù chữ trên địa bàn; huyện tiếp tục chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền sâu rộng về việc thực hiện Mô hình “Người biết chữ dạy người chưa biết chữ” để người dân hiểu rõ vai trò, lợi ích của việc biết chữ. Huyện đang nhân rộng mô hình ra các thôn, bản trên địa bàn các xã, thị trấn. Trung tâm Học tập cộng đồng các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch triển khai từ 2 thôn trở lên; tổ chức dạy học gắn với dạy kỹ năng sống, lao động, sản xuất, sinh hoạt để giúp cho người học có nhiều hình ảnh để tư duy trực quan và nhớ lâu; các hội, đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền để tạo niềm tin cho người học và gia đình chấp hành tốt việc học; các đơn vị trường học bồi dưỡng thêm về chuyên môn, nghiệp vụ cho người dạy; đổi mới, sáng tạo về hình thức dạy để học viên có hứng thú trong quá trình học.

 “Với quyết tâm cao, huyện đang tổ chức thêm hình thức con cùng mẹ học nói tiếng Việt; thành lập các câu lạc bộ nói tiếng Việt trước khi học chữ để giúp người học tự tin hơn trong khi học; tổ chức khen thưởng, tuyên dương những cá nhân, tập thể điển hình nhằm khuyến khích người dân tham gia học tập” – Phó Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc Mua Hồng Sinh cho biết thêm.

Bài, ảnh: KIM TIẾN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực cạnh tranh và sức hấp dẫn cho ngành du lịch tỉnh

BHG - Tiếp tục Chương trình đào tạo "Xây dựng kế hoạch triển khai chương trình hành động tái cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Hà Giang đến năm 2030" do UBND tỉnh phối hợp với Trường Chính sách công và quản lý Fulbright (Đại học Fulbright Việt Nam) tổ chức; sáng 31.7, các nhóm tiến hành thảo luận và bàn giải pháp phát triển ngành du lịch tỉnh.

 

31/07/2018
Đoàn T.Ư Hội khuyến học Việt Nam làm việc với Hội khuyến học tỉnh

BHG - Ngày 27.7, Đoàn T.Ư Hội Khuyến học (HKH) Việt Nam do đồng chí Bùi Thị Kim Dung - Ủy viên Ban kiểm tra HKH Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với HKH tỉnh nhằm đánh giá công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018, nhất là Quyết định 281 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020.

28/07/2018
Hội thảo liên kết phát triển sản phẩm du lịch trong vùng Bắc Quang, Vị Xuyên, thành phố Hà Giang

BHG - Ngày 26.7, Sở Văn hóa TT&DL phối hợp với UBND huyện Bắc Quang, Vị Xuyên và thành phố Hà Giang tổ chức Hội thảo "Liên kết phát triển sản phẩm du lịch trong vùng Bắc Quang, Vị Xuyên và thành phố Hà Giang". Dự Hội thảo có đồng chí Trần Đức Quý, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND Vị Xuyên, Bắc Quang và thành phố Hà Giang...

27/07/2018
Dấu xưa thành cổ Lam Kinh

BHG - Hòa trong nắng và gió cùng dòng xe xuôi ngược trên Quốc lộ 47, đầu tháng Bảy, Đoàn cán bộ, phóng viên Báo Hà Giang có chuyến hành hương về nguồn, thăm Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh - cái nôi của khởi nghĩa Lam Sơn; nơi phát tích dòng họ Đế vương có công bình Ngô giữ nước. Nơi đây còn được coi là kinh đô thứ hai của nước Đại Việt với nhiều ý nghĩa, giá trị lịch sử - văn hoá thiêng liêng.

 

27/07/2018