Hà Giang

"Làm du lịch để gìn giữ văn hóa dân tộc"

15:02, 12/08/2018

BHG - Đó chính là trăn trở và cũng là mong muốn của anh Sùng Mí Dình, thôn Xóm Mới, thị trấn Đồng Văn (Đồng Văn) khi bắt tay xây dựng Mông homestay (Nhà ở du lịch theo kiến trúc người Mông). Đối với anh Dình, Mông homestay không chỉ để mang lại thu nhập cho gia đình mà còn là khát khao xây dựng một nơi có thể bảo tồn, giao lưu và giới thiệu văn hóa dân tộc Mông nói riêng, văn hóa của mảnh đất địa đầu nói chung đến với khách du lịch trong nước và quốc tế.

Mông homestay cách trung tâm thị trấn Đồng Văn khoảng 2 km, với không gian mang đậm văn hóa đồng bào dân tộc Mông. Nằm gọn trên một quả đồi, với không gian tuyệt vời; bên phải là ruộng bậc thang trồng lúa nước, bên trái là đồi thông xanh vút tầm mắt; phía trước nhìn xuống toàn cảnh thị trấn Đồng Văn, phía sau Mông homestay “dựa lưng” vào núi. Du khách đến đây đều cho rằng đó là mảnh đất “vàng”, bởi không gian sống lý tưởng, đáng để trải nghiệm.

Lớp dạy tiếng Anh được mở tại Mông homestay.
Lớp dạy tiếng Anh được mở tại Mông homestay.

Trong câu chuyện với chúng tôi về những ý tưởng lập nghiệp, anh Dình thổ lộ: Năm 2015, anh bắt tay vào xây dựng Mông homestay, với xuất phát ban đầu vì đam mê làm du lịch; mong muốn mang văn hóa của đồng bào đến với mọi người. Từ số vốn 300 triệu đồng, gia đình anh Dình đã xây dựng Mông homestay theo đúng bản sắc văn hóa của đồng bào Mông; với cách trang trí,  được trưng bày hết sức tinh tế. Đến nay, Mông homestay đã duy trì lượng khách ổn định, nhất là khách nước ngoài. Với quy mô 5 phòng đơn và 7 giường tập thể, có thể chứa khoảng 20 khách. Mỗi du khách chỉ phải trả 220 nghìn đồng/ngày cho trọn gói các dịch vụ ăn, nghỉ và trải nghiệm tại đây. Vào ngày cuối tuần, các phòng đơn và phòng tập thể đều kín khách. Anh Dình cho biết: Khách đến với Đồng Văn đã không còn theo xu hướng du lịch theo mùa nữa, mà rải đều vào các ngày cuối tuần, các tháng trong năm. Với lượng khách đó, mỗi tháng, Mông homestay có thể mang lại thu nhập cho gia đình anh từ 15 – 20 triệu đồng. Một số tháng được coi là cao điểm của mùa du lịch có thể cao hơn.

Khi loại hình du lịch hometay phát triển ngày càng mạnh mẽ, thì việc tạo ra sự khác biệt cho homestay của mình là điều thiết yếu. Bên cạnh các hoạt động quen thuộc giống với các homestay như nấu ăn, ca hát, múa dân tộc,... thì tại Mông homestay, du khách còn được trải nghiệm thêm các hoạt động: Đi bộ lên đồi thông, cùng bà con lao động sản xuất… Đặc biệt, anh Dình còn mở một lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho gần 20 cháu nhỏ sống tại thị trấn và người dân có nhu cầu học ngay tại Mông homestay. Các giáo viên tham gia giảng dạy chính là những du khách, không phân biệt giới tính, màu da, hay khoảng cách địa lý; họ tình nguyện dành thời gian dạy các cháu học và cùng chơi các trò chơi dân gian. Không chỉ dừng lại ở đó, anh luôn trăn trở: Làm sao, làm thế nào để bà con cùng nhận thức được, có được những tư duy đổi mới để mạnh dạn làm kinh tế. Anh mời bà con trong thôn đến cùng tham gia giao lưu văn nghệ với du khách nước ngoài, đây là một cách vừa để giữ gìn văn hóa truyền thống của đồng bào mình, vừa để bà con nhìn thấy được hiệu quả từ cách làm kinh tế của gia đình anh để làm theo. Anh Dình chia sẻ, đã có nhiều hộ đến tìm hiểu và học tập kinh nghiệm và được anh sẵn sàng chia sẻ.

Anh Nguyễn Văn Điệp, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Đồng Văn cho biết: Anh Dình là một điển hình về làm kinh tế giỏi, và cũng là người có công rất lớn trong việc định hướng cho bà con trong thôn thông qua hiệu quả của mô hình homestay của anh. Huyện Đồng Văn nói chung và thị trấn Đồng Văn nói riêng đều có những cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các mô hình homestay phát triển. Gắn phát triển du lịch với bảo tồn các giá trị văn hóa là điều mà chúng tôi vẫn luôn hướng đến. Đối với Mông homestay luôn được đánh giá rất cao, bởi đây không đơn thuần chỉ là một mô hình kinh tế, mà còn có vai trò quan trọng trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong thời hội nhập.

Bài, ảnh: My Ly


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực cạnh tranh và sức hấp dẫn cho ngành du lịch tỉnh

BHG - Tiếp tục Chương trình đào tạo "Xây dựng kế hoạch triển khai chương trình hành động tái cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Hà Giang đến năm 2030" do UBND tỉnh phối hợp với Trường Chính sách công và quản lý Fulbright (Đại học Fulbright Việt Nam) tổ chức; sáng 31.7, các nhóm tiến hành thảo luận và bàn giải pháp phát triển ngành du lịch tỉnh.

 

31/07/2018
Đoàn T.Ư Hội khuyến học Việt Nam làm việc với Hội khuyến học tỉnh

BHG - Ngày 27.7, Đoàn T.Ư Hội Khuyến học (HKH) Việt Nam do đồng chí Bùi Thị Kim Dung - Ủy viên Ban kiểm tra HKH Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với HKH tỉnh nhằm đánh giá công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018, nhất là Quyết định 281 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020.

28/07/2018
Hội thảo liên kết phát triển sản phẩm du lịch trong vùng Bắc Quang, Vị Xuyên, thành phố Hà Giang

BHG - Ngày 26.7, Sở Văn hóa TT&DL phối hợp với UBND huyện Bắc Quang, Vị Xuyên và thành phố Hà Giang tổ chức Hội thảo "Liên kết phát triển sản phẩm du lịch trong vùng Bắc Quang, Vị Xuyên và thành phố Hà Giang". Dự Hội thảo có đồng chí Trần Đức Quý, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND Vị Xuyên, Bắc Quang và thành phố Hà Giang...

27/07/2018
Dấu xưa thành cổ Lam Kinh

BHG - Hòa trong nắng và gió cùng dòng xe xuôi ngược trên Quốc lộ 47, đầu tháng Bảy, Đoàn cán bộ, phóng viên Báo Hà Giang có chuyến hành hương về nguồn, thăm Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh - cái nôi của khởi nghĩa Lam Sơn; nơi phát tích dòng họ Đế vương có công bình Ngô giữ nước. Nơi đây còn được coi là kinh đô thứ hai của nước Đại Việt với nhiều ý nghĩa, giá trị lịch sử - văn hoá thiêng liêng.

 

27/07/2018