Hà Giang

Duy trì hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Chợ đêm Cốc Pài

15:58, 30/03/2018

BHG - Vào tối thứ 7 hàng tuần, Chợ đêm thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần trở thành điểm hẹn văn hóa, nghệ thuật, giao lưu, gặp gỡ của đồng bào các dân tộc trong huyện và giữa người dân địa phương với du khách thập phương; tạo nét độc đáo của không gian văn hóa truyền thống các dân tộc nơi mảnh đất phía Tây của tỉnh.

Chương trình biểu diễn văn nghệ được diễn ra thường xuyên tại Chợ đêm Cốc Pài vào tối thứ 7 hàng tuần.
Chương trình biểu diễn văn nghệ được diễn ra thường xuyên tại Chợ đêm Cốc Pài vào tối thứ 7 hàng tuần.

Chợ đêm Cốc Pài được khai  trương từ tháng 8.2015, tổ chức vào tối thứ 7 hàng tuần, tại trung tâm thị trấn Cốc Pài. Chợ được bố trí với 30 gian hàng bày bán đủ các món ăn đặc trưng của địa phương, do người dân trực tiếp chế biến, như: Thắng cố dê, ngựa, thịt trâu gác bếp... Đến nay, trung bình mỗi phiên chợ thu hút từ 500 - 600 người. Vào những dịp lễ, Tết; số người đến chợ đêm lên tới gần nghìn người. Chợ đêm Cốc Pài không đơn thuần là địa điểm để người dân đến trao đổi, buôn bán mà còn là nơi gìn giữ bản sắc văn hóa các dân tộc, là món ăn tinh thần cho du khách. Nhằm phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống, ở trung tâm khu Chợ đêm Cốc Pài, huyện Xín Mần bố trí xây dựng một sân khấu được trang bị hệ thống âm thanh, ánh sáng và đầy đủ các điều kiện để các đội văn nghệ biểu diễn mỗi khi phiên chợ được diễn ra. Giữa không gian của chợ đêm, những tiếng nhạc, lời ca được các đội văn nghệ các xã chuẩn bị chu đáo và dàn dựng công phu qua điệu hát truyền thống xen kẽ với văn hóa hiện đại. Những làn điệu dân ca, như: Hát lướn, hát đối, hát dao duyên cùng những điệu múa truyền thống, như: Múa ngựa giấy, múa bát, múa khèn, múa gậy đồng xu,... mang đậm bản sắc văn hóa của từng dân tộc được thể hiện điêu luyện, thuần thục của các Nghệ nhân dân gian và thành viên đội văn nghệ của 19 xã, thị trấn trên địa bàn đã mang đến cho du khách những trải nghiệm hấp dẫn khi đến với Chợ đêm Cốc Pài. Chị Lý Thị Hà, Đội văn nghệ xã Chế La, cho biết: Để chuẩn bị cho các buổi diễn tại chợ đêm, Đội văn nghệ xã phải tổ phải chức tập luyện và chuẩn bị 5 - 6 tiết mục hát, múa. Qua chương trình văn nghệ, chúng tôi có thể giao lưu, học hỏi với các đội văn nghệ ở địa phương khác.

Cùng với việc duy trì các hoạt động giao thương, buôn bán nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời giới thiệu các đặc sản đặc trưng của địa phương đối với du khách thập phương; huyện Xín Mần đã chỉ đạo cho Phòng Văn hóa, Trung tâm Văn hóa huyện và các xã, thị trấn chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để biểu diễn tại mỗi phiên chợ để phục vụ du khách khi đến với Chợ đêm Cốc Pài. Theo đó, 19 xã, thị trấn sẽ thành lập đội văn nghệ để tập luyện và luân phiên biểu diễn. Bên cạnh các tiết mục văn nghệ, mỗi phiên chợ còn diễn ra các hoạt động vui chơi, như: Kéo co, nhảy bao bố, trò chuyện giao lưu với du khách...

Đồng chí Vũ Thị Hòa, Phó Chủ tịch UBND huyện Xín Mần, cho biết: Phát triển du lịch là một trong 4 chương trình trọng tâm của Đại hội Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Xây dựng và duy trì hoạt động Chợ đêm Cốc Pài với mục đích phát triển thương mại, dịch vụ gắn với phát triển du lịch. Qua đó, giới thiệu, quảng bá đến du khách những nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc trên địa bàn. Với sự nỗ lực duy trì các hoạt động Chợ đêm Cốc Pài, mỗi phiên chợ đã thu hút hàng trăm người dân và du khách đến tham quan. Bên cạnh tổ chức biểu diễn văn nghệ thường xuyên phục vụ người dân, huyện còn tổ chức lồng ghép với các chương trình nghệ thuật chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước,... với mục đích mang đến không khí vui tươi cũng như giới thiệu nét đẹp văn hóa truyền thống với khách du lịch khi đến với Xín Mần.

Bài, ảnh: Văn Long


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xây dựng các điểm đỗ xe phục vụ tham quan di sản trên Công viên Địa chất

BHG - Sau những lần đến với Công viên Địa chất toàn cầu (CVĐCTC) Cao nguyên đá Đồng Văn, các chuyên gia Mạng lưới CVĐCTC, trong đó có ngài Guy Martiny đã có nhiều khuyến nghị, giúp cho chúng ta có thêm những kinh nghiệm, sự quan tâm đầu tư cần thiết để bảo tồn, xây dựng và phát triển Công viên đá, phục vụ cho phát triển KT – XH, trong đó có việc phát triển du lịch. Một trong những khuyến nghị đó chính là việc xây dựng, nâng cấp các bãi đỗ xe tại các điểm di sản trên Công viên.

 

30/03/2018
Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Dao thôn Lùng Tao

BHG - Thôn Lùng Tao, xã Cao Bồ (Vị Xuyên) có 100% đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc từ trang phục, tiếng nói, chữ viết, lễ hội,… đã và đang được người dân nơi đây gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Mùa này, đường lên Lùng Tao được tô điểm bởi sắc thắm của những cành đào, mận và những nương Cải vàng rực. Những nếp nhà sàn nhỏ,  xinh nép mình dưới chân núi của của đồng bào như rộn rã hơn bởi tiếng nói cười cùng những làn điệu hát giao duyên vang xa khắp sườn đồi...

30/03/2018
Trường Tiểu học xã Đường Hồng, khó khăn về cơ sở vật chất

BHG - Đường Hồng là một xã nghèo của huyện Bắc Mê. Trước thềm năm học mới 2017 - 2018, cùng với niềm vui đón năm học mới, thầy và trò Trường Tiểu học xã Đường Hồng đứng trước nỗi lo vì thiếu lớp học, nhà bán trú cho học sinh. Đây là vấn đề nan giải cho các cấp, các ngành tại địa phương. Thực hiện Đề án chuyển học sinh từ các điểm trường về học tại trường chính trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2020, việc kêu gọi học sinh ở các điểm trường về trường chính để học là rất khó thực hiện...

28/03/2018
Thành đoàn Hà Giang tổ chức Hội thi "Vũ điệu trẻ" lần thứ nhất năm 2018

BHG - Thực hiện chương trình công tác Đoàn và phong trào Thanh niên trường học năm học 2017 – 2018, chiều 25.3, tại Trường Nội trú tỉnh, Thành đoàn Hà Giang đã tổ chức Hội thi "Vũ điệu trẻ" lần thứ nhất năm 2018. Đến dự có đại diện lãnh đạo Thành đoàn Hà Giang, đông đảo đoàn viên, thanh niên các trường THPT và TTGDTX trên địa bàn thành phố.

 

26/03/2018