Xuân này nơi chiến khu xưa

09:12, 02/02/2018

Tỉnh Thái Nguyên nói riêng, dải đất Việt Bắc tươi đẹp nói chung là những vùng đất giàu truyền thống cách mạng, là nơi Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn làm địa bàn xây dựng An toàn khu (ATK) Trung ương. Phát huy truyền thống cách mạng và tiềm năng quê hương, đảng bộ, chính quyền cùng đồng bào các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đang dồn sức phấn đấu xây dựng tỉnh giàu có, phồn vinh...

Từ miền quê gió ngàn...

Huyện Đồng Hỷ nơi có đồng bào tám dân tộc chung sống, là vành đai ATK xưa đang triển khai nhiều dự án khu đô thị và các công trình an sinh xã hội. Xã Khe Mo, qua hai năm đã khánh thành 14 nhà văn hóa, cùng hơn 20 km đường giao thông nông thôn, diện mạo cả 15 thôn thay đổi nhanh. Bí thư Đảng ủy xã Phạm Xuân Trường cho biết, yếu tố quyết định là ý Đảng, lòng dân đồng thuận. Việc tưởng khó, như huy động, tạo quỹ đất để xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, khi Đảng ủy xã lãnh đạo, gia đình đảng viên gương mẫu, gần 200 hộ dân hiến tới 6 ha đất vườn để xây dựng công trình nông thôn mới.

"Gần đây, lĩnh vực nông nghiệp của huyện Đồng Hỷ phát triển nhanh, nhất là trồng rừng và mở rộng vùng sản phẩm chè hàng hóa. Dù có nhiều biến động từ điều chỉnh địa giới hành chính huyện, thu ngân sách của huyện năm 2017 vẫn đạt 143% kế hoạch. Cấp ủy, chính quyền khơi dậy được sức dân, việc khó hóa dễ", Bí thư Huyện ủy Đồng Hỷ Phạm Văn Sỹ chia sẻ. Huyện Đại Từ, cách đây chưa lâu còn là dải đất nghèo. Bên thềm Xuân, vùng chè Đại Từ trải dài xanh bát ngát bên những thôn bản, khu dân cư. Huyện đã có 13 xã đạt nông thôn mới. Chủ tịch UBND huyện Đại Từ Phạm Duy Hùng chia sẻ: Cấp ủy, chính quyền các cấp cùng người dân đồng lòng với các giải pháp quyết liệt mở rộng phát triển nông nghiệp hàng hóa, nhất là cây chè. Toàn huyện hiện có 6.500 ha chè, năm 2017 đạt sản lượng 63 nghìn tấn, chiếm một phần ba tổng sản lượng chè toàn tỉnh. Trên địa bàn huyện đã hình thành bốn cụm công nghiệp, thu hút hàng trăm doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và dịch vụ chế biến. Năm 2015, huyện thu hút đầu tư mới đạt hơn 300 tỷ đồng, năm 2017 đạt hơn 5.000 tỷ đồng...

Đại Từ coi trọng công tác xóa nghèo, tri ân người có công. Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm nhanh. Xã nghèo Phú Cường, năm qua có 25 hộ đã thoát nghèo. Mùa xuân này, gia đình đồng chí Hạt Văn Nhàn, đảng viên 50 năm tuổi Đảng dọn vào ngôi nhà mới, đủ tiện nghi, công trình khép kín. Bên ấm trà sánh tựa mật, nhìn về nương chè xanh mướt, ông tâm sự, theo chủ trương của tỉnh, huyện Đại Từ có 14 đảng viên lâu năm được hỗ trợ 50 triệu đồng để sửa và xây mới nhà. Theo bác, đời sống người dân Phú Cường được nâng cao, có bài học từ cấp ủy, chính quyền đã học theo Bác “sửa đổi lối làm việc”. Giới thiệu với khách vùng chè đặc sản, đang độ chồi lộc bật xanh mướt mát, đồng chí Lăng Thế Long, một trong bốn đảng viên mới của đảng bộ xã tâm sự, nhiều đoàn viêu ưu tú ở xã trưởng thành, được kết nạp vào Đảng từ phong trào xây dựng nông thôn mới.

Thái Nguyên có 46 dân tộc anh em chung sống tập trung ở 125 xã. Cùng với củng cố hệ thống chính trị, nâng cao dân trí, tỉnh Thái Nguyên ghi dấu ấn với phát triển cơ sở hạ tầng các xã miền núi, vùng cao, xã đặc biệt khó khăn. Mới đây, tỉnh ban hành nhiều chính sách tín dụng, hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển hệ thống giáo dục, y tế, nâng cao đời sống, mang luồng sinh khí mới cho đồng bào các dân tộc nơi chiến khu xưa.

... Đến đô thị trung tâm vùng cách mạng

Sau ngày hòa bình lập lại ở miền bắc, Thái Nguyên là địa phương được Bác Hồ luôn quan tâm. Từ năm 1954 đến 1964, Bác về thăm Thái Nguyên bảy lần. Vào lần thứ bảy, năm 1964, trước gần 50 nghìn cán bộ, đồng bào của tỉnh, Người căn dặn: “Tỉnh ta sớm có truyền thống cách mạng vẻ vang, có tài nguyên phong phú, có nông nghiệp hợp tác hóa, có thủ công nghiệp, công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng. Đồng bào các dân tộc sẵn có tính cần cù. Nói tóm lại, tỉnh ta có nhiều điều kiện rất thuận lợi, toàn thể đồng bào và cán bộ phải ra sức làm cho Thái Nguyên trở nên một trong những tỉnh giàu có, phồn thịnh nhất ở miền bắc nước ta...”.

Thực hiện lời căn dặn của Người, hơn nửa thế kỷ qua, đảng bộ, chính quyền, quân và dân trong tỉnh nỗ lực phấn đấu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, nâng cao đời sống nhân dân. Những năm gần đây, tỉnh tập trung cao cho các chương trình hành động thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp; Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.

Thái Nguyên được ghi nhận quá trình triển khai, thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 khóa XI, XII gắn với Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị đồng bộ, khá hiệu quả. Đây là quá trình nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng bộ trong thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Với phương châm: “Việc gì có lợi cho dân, cho nước thì phải hết sức làm”, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đổi mới phương thức, tác phong công tác của tổ chức Đảng, chính quyền các cấp. Toàn tỉnh đang dồn sức thực hiện tám chương trình, 16 đề án, quy hoạch và 20 dự án trọng điểm của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020. Tỉnh tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu các cấp ngang tầm nhiệm vụ, đây là nhân tố nền tảng, trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ tại địa phương.

Những năm gần đây, Thái Nguyên - vùng ATK xưa được ghi nhận đã có những bước đi đột phá. Triển khai Nghị quyết về xây dựng và phát triển thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020, cùng sự đầu tư của Trung ương, tỉnh tập trung cho lộ trình xây dựng TP Thái Nguyên đạt mục tiêu, tính chất là một cực phát triển của Thủ đô Hà Nội, đầu tàu của trung du và miền núi Bắc Bộ, theo quy hoạch của Chính phủ đến năm 2035. Theo đó, Tỉnh ủy coi trọng lãnh đạo tiếp tục đổi mới toàn diện phát huy sức mạnh và huy động mọi nguồn lực xây dựng thành phố phát triển nhanh, bền vững, từng bước văn minh hiện đại. Chủ tịch UBND thành phố Thái Nguyên Lê Quang Tiến cho biết, thành phố đã triển khai 55 dự án trọng điểm, nổi bật là xây dựng đô thị hai bên bờ sông Cầu; hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông đô thị theo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu thu hút đầu tư vào dịch vụ, phát triển du lịch, phát triển đô thị của thành phố giai đoạn trước mắt và theo quy hoạch đến năm 2035.

Năm 2017 ghi dấu ấn, lần đầu tiên sau hơn 20 năm tái lập tỉnh, Thái Nguyên đã đứng vào tốp các tỉnh có số thu ngân sách hơn 10 nghìn tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao, đạt 126% so với năm 2016; GRDP bình quân đầu người đạt 65 triệu đồng/người. Cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển dịch mạnh sang công nghiệp - dịch vụ; giá trị sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng cao, đạt hơn 571 nghìn tỷ đồng, tăng gần 19% so với năm 2016, đứng thứ bảy cả nước; giá trị xuất khẩu đạt 23 tỷ USD, tăng hơn 20% so với năm 2016, đứng thứ tư cả nước. Việc tích cực thu hút đầu tư, khai thác hiệu quả nguồn lực của các doanh nghiệp FDI đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển ngành công nghiệp của tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Hồng Bắc chia sẻ, kết quả nêu trên tạo tiền đề vững chắc để Thái Nguyên đứng vào nhóm các địa phương tự cân đối thu chi từ năm 2018. Mới đây, nhằm khai thác tiềm năng, phát triển du lịch vùng Chiến khu Việt Bắc các tỉnh vùng ATK xưa đã bắt tay, chung sức triển khai Chương trình Du lịch qua những miền di sản Việt Bắc. Tua du lịch này sẽ kết nối từ ATK Tân Trào (Tuyên Quang) về Khu di tích quốc gia đặc biệt Định Hóa (Thái Nguyên); Chợ Đồn (Bắc Cạn) đến Pác Bó (Cao Bằng), kết thúc hành trình ở Khu du lịch hồ Ba Bể (Bắc Cạn).

Theo Bao Nhân dân điện tử


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Công bố Quyết định thành lập CLB "Văn nghệ - thể thao" và CLB "Phụ nữ khuyết tật"

BHG - Ngày 30.1, Hội Người khuyết tật (NKT) tỉnh đã tổ chức lễ Công bố Quyết định thành lập CLB "Văn nghệ - thể thao" và CLB "Phụ nữ khuyết tật". Tham dự có đại diện lãnh đạo Sở VH,TT&DL; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và các hội viên Hội NKT tỉnh. 

31/01/2018
Giữ nghề làm khèn Mông ở Sủng Trái

BHG - Cây khèn từ bao đời nay đã trở thành một nhạc cụ có ý nghĩa trong đời sống tinh thần và góp phần làm đặc sắc văn hóa dân tộc Mông trên Cao nguyên đá. Ngoài tiếng khèn, nghề làm khèn cũng được người dân nơi đây đã và đang gìn giữ. Vì thế, Tổ hợp tác làm khèn Mông xã Sủng Trái (Đồng Văn) được thành lập bước đầu đem lại kết quả khả quan cung như trong thúc đẩy phát triển kinh tế và góp phần giữ gìn nghề làm khèn truyền thống tại địa phương.

30/01/2018
Hoàng Su Phì hướng tới phát triển du lịch bền vững

BHG - Xác định phát triển du lịch là một trong những chương trình trọng tâm, những năm qua, huyện Hoàng Su Phì đã, đang triển khai nhiều hoạt động "kích cầu", đưa lĩnh vực "công nghiệp không khói" trở thành ngành kinh tế động lực trong phát triển KT-XH, góp phần xoá đói, giảm nghèo.

30/01/2018
Khai mạc Hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi THCS cấp tỉnh lần thứ nhất

BHG - Ngày 29.1, tại Trường THCS Yên Biên (thành phố Hà Giang), Sở GD&ĐT đã tổ chức khai mạc Hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi THCS cấp tỉnh lần thứ nhất, năm 2017 – 2018. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT và các thầy, cô giáo đến từ 10 huyện, thành phố. Hội thi sẽ diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 29 – 31.1), với 39 giáo viên đến từ các huyện, thành phố...

29/01/2018