Hà Giang

Những tấm thổ cẩm mang hồn người Tày ở Xuân Giang

08:37, 08/02/2018

BHG - Là xã động lực của huyện Quang Bình, trong đó dân tộc Tày chiếm 97% dân số. Những năm qua, đồng bào người Tày ở đây còn gìn giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc, đặc biệt là nghề dệt lụa và thổ cẩm.

Nghề dệt lụa và thổ cẩm có từ xa xưa, với rất nhiều công đoạn, như: Se sợi; nhuộm thành các màu đỏ, vàng, xanh, tím, hồng, trắng rồi dệt. Kỹ thuật dệt quyết định chất lượng, đồng thời cũng tạo ra những nét độc đáo của từng sản phẩm. Hoa văn trên mỗi tấm thổ cẩm bắt nguồn từ lao động, gắn với cuộc sống hàng ngày như hình lá lúa, cành cây, xương cá, hoa bưởi, các loại con thú... Thổ cẩm của người Tày rất đa dạng và phong phú, với nhiều mẫu mã như: Vỏ chăn, vỏ gối, khăn trải bàn, túi để điện thoại, dây thắt lưng, dây dao... Thông thường một người thợ làm liên tục cũng mất cả tuần mới dệt xong một chiếc vỏ chăn, hoặc 3 – 4 ngày mới xong một chiếc khăn trải bàn...

Hiện nay, trên địa bàn xã Xuân Giang có 2 HTX hoạt động trong lĩnh vực dệt lụa và thổ cẩm. Sản phẩm không những phục vụ nhu cầu của các gia đình trong xã, mà còn bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh. Ngoài làm nông nghiệp, thì mỗi tháng các thành viên HTX có thu nhập thêm khoảng 2tr đồng/người/tháng. Nghề dệt lụa và thổ cẩm của người Tày Xuân Giang góp phần vào việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng nông thôn mới của xã nhà.

THANH THỦY

Nuôi tằm ươm tơ - nguồn nguyên liệu và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Nuôi tằm ươm tơ - nguồn nguyên liệu và nâng cao chất lượng sản phẩm.

 

Công đoạn se sợi.
Công đoạn se sợi.

 

Dệt lụa và thổ cẩm rất cần đôi bàn tay khéo léo và chăm chỉ.
Dệt lụa và thổ cẩm rất cần đôi bàn tay khéo léo và chăm chỉ.

 

Hoa văn trên mỗi tấm thổ cẩm phong phú, đa dạng và độc đáo.
Hoa văn trên mỗi tấm thổ cẩm phong phú, đa dạng và độc đáo.

 

Từ những dụng cụ thô sơ, tự tạo, thông qua các thao tác thủ công, người Tày đã tạo ra những sản phẩm vô cùng đẹp mắt và có giá trị.
Từ những dụng cụ thô sơ, tự tạo, thông qua các thao tác thủ công, người Tày đã tạo ra những sản phẩm vô cùng đẹp mắt và có giá trị.

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Công bố Quyết định thành lập CLB "Văn nghệ - thể thao" và CLB "Phụ nữ khuyết tật"

BHG - Ngày 30.1, Hội Người khuyết tật (NKT) tỉnh đã tổ chức lễ Công bố Quyết định thành lập CLB "Văn nghệ - thể thao" và CLB "Phụ nữ khuyết tật". Tham dự có đại diện lãnh đạo Sở VH,TT&DL; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và các hội viên Hội NKT tỉnh. 

31/01/2018
Giữ nghề làm khèn Mông ở Sủng Trái

BHG - Cây khèn từ bao đời nay đã trở thành một nhạc cụ có ý nghĩa trong đời sống tinh thần và góp phần làm đặc sắc văn hóa dân tộc Mông trên Cao nguyên đá. Ngoài tiếng khèn, nghề làm khèn cũng được người dân nơi đây đã và đang gìn giữ. Vì thế, Tổ hợp tác làm khèn Mông xã Sủng Trái (Đồng Văn) được thành lập bước đầu đem lại kết quả khả quan cung như trong thúc đẩy phát triển kinh tế và góp phần giữ gìn nghề làm khèn truyền thống tại địa phương.

30/01/2018
Hoàng Su Phì hướng tới phát triển du lịch bền vững

BHG - Xác định phát triển du lịch là một trong những chương trình trọng tâm, những năm qua, huyện Hoàng Su Phì đã, đang triển khai nhiều hoạt động "kích cầu", đưa lĩnh vực "công nghiệp không khói" trở thành ngành kinh tế động lực trong phát triển KT-XH, góp phần xoá đói, giảm nghèo.

30/01/2018
Khánh thành Nhà văn hóa tổ 2,3 phường Nguyễn Trãi

BHG - Ngày 28.1, bà con nhân dân 2 tổ dân phố 2 và 3, phường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Giang đã tổ chức khánh thành Nhà văn hóa sinh hoạt chung của tổ. Tới dự có đồng chí Trần Mạnh Lợi, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố. Sau 5 tháng thi công xây dựng Nhà văn hóa liên tổ 2,3 đã hoàn thành và đi vào sử dụng có tổng diện là 250 m2, với sức chứa 250 người, tổng mức đầu tư là 637 triệu đồng. 

29/01/2018