Trường PTDT bán trú THCS Na Khê: Xã hội hóa đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học

09:14, 04/01/2018

BHG - Nằm trên địa bàn xã biên giới, đặc biệt khó khăn của huyện Yên Minh, trong những năm qua, Trường Phổ thông dân tộc (PTDT) bán trú Trung học cơ sở (THCS) xã Na Khê đã tích cực kêu gọi sự quan tâm của các cấp, các ngành, các tổ chức từ thiện và tiết kiệm chi để xã hội hóa đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

Khuôn viên Trường PTDT bán trú THCS Na Khê sạch, đẹp với nhiều hạng mục được đầu tư từ nguồn xã hội hóa.
Khuôn viên Trường PTDT bán trú THCS Na Khê sạch, đẹp với nhiều hạng mục được đầu tư từ nguồn xã hội hóa.

Năm học 2017 - 2018, Trường PTDT bán trú THCS Na Khê có 281 học sinh, trong đó 174 em học sinh ở bán trú. Toàn trường có 12 phòng học, 8 phòng làm việc của cán bộ, giáo viên và 4 phòng nội trú cho học sinh. Tuy nhiên, nhà trường còn nhiều khó khăn, thiếu thốn như: Phòng tin học thiếu máy vi tính phục vụ giảng dạy; sân trường chưa chưa được kiên cố hóa hoàn toàn, một số hạng mục xuống cấp; chưa có nhà lưu trú cho giáo viên và thiếu nhà lưu trú cho học sinh; chưa có tường bao xung quanh; đồ dùng, thiết bị dạy và học hư hỏng và thiếu nhiều... Do đó, ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý học sinh và đặc biệt là chất lượng dạy và học.

Hiệu trưởng nhà trường, Trần Quân tâm sự: “Trong những năm qua, nhà trường đã nhận được nhiều sự quan tâm của các cấp, các ngành. Nhưng chúng tôi cũng nhận thức được với một trường nằm trên địa bàn xã biên giới đặc biệt khó khăn của một huyện thuộc các huyện nghèo nhất cả nước nên không thể  trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước mà phải linh hoạt tìm kiếm, vận động các nguồn hỗ trợ xã hội hóa cho trường...”.

Với suy nghĩ này, cùng sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền xã Na Khê, từ các mối quan hệ của lãnh đạo, cán bộ xã và các thầy, cô giáo với các tổ chức từ thiện; quyết tâm của tập thể Ban Giám hiệu và cán bộ, giáo viên nhà trường, 2 năm học vừa qua trường đã huy động nhiều cá nhân, tổ chức xã hội hóa đầu tư xây dựng một số công trình và trang bị thêm đồ dùng, thiết bị dạy và học góp phần giảm bớt khó khăn, giúp thuận lợi hơn cho giáo viên và học sinh trong công tác dạy và học, từ đó ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục của trường.

Từ đầu năm 2016 đến nay, Trường PTDT bán trú THCS Na Khê đã huy động sự ủng hộ của xã, giáo viên và các tổ chức, đoàn từ thiện để xây dựng 1 bể nước 120m3, láng nền sân trường, làm sân khấu ngoài trời, xây dựng Thư viện xanh, tu sửa nhà ăn học sinh, trang bị 3 bộ máy vi tính và hàng trăm chiếc chăn ấm, chiếu, bát ăn cơm, sách, vở, truyện... cho học sinh. Tổng các nguồn kinh phí hỗ trợ trên 560 triệu đồng, trong đó trên 30 triệu từ nguồn đóng góp, tiết kiệm của cán bộ, giáo viên nhà trường. “Với mục tiêu và lộ trình xây dựng trường Chuẩn Quốc gia mức độ 1 trong những năm tới thì đây thực sự là những đồ dùng, trang bị rất cần thiết...” - Chủ tịch UBND xã Na Khê, Nguyễn Văn Quân chia sẻ.

Được biết, hiện nay tỷ lệ huy động học sinh đến lớp của Trường PTDT bán trú THCS Na Khê đạt trên 97%, tỷ lệ chuyên cần trên 92%. Năm học 2016 - 2017, tỷ lệ học sinh chuyển cấp, chuyển lớp đạt trên 98%... Kết quả này có sự đóng góp không nhỏ từ công tác xã hội hóa trang bị đồ dùng, xây dựng cơ sở hạ tầng trường, lớp học của nhà trường.

Xã Na Khê, có 10 thôn, trong đó có những thôn biên giới cách trung tâm xã hơn 10km, giao thông đi lại khó khăn. Xã có trên 90% đồng bào dân tộc thiểu số và tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 56%; sự quan tâm của người dân đối với công tác giáo dục còn nhiều hạn chế... Chính vì vậy, xây dựng ngôi trường có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học đóng vai trò quan trọng trong thu hút, duy trì sĩ số học sinh đến lớp, nâng cao nhận thức và sự quan tâm của các gia đình tới con em mình, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục.

Bài, ảnh: Trung Nhân


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đoàn văn công Quân khu 2 biểu diễn phục vụ tại huyện Yên Minh.

BHG - Tối 30.12, Đoàn văn công Quân khu 2 đã tổ chức Chương trình nghệ thuật  phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Yên Minh. Đến dự có lãnh đạo huyện Yên Minh, các phòng, ban chuyên môn, lực lượng vũ trang; đông đảo đoàn viên, thanh niên và nhân dân trên địa bàn. Tại chương trình, hơn 40 chiến sĩ, nghệ sĩ, nhạc công của Đoàn văn công Quân khu 2 đã mang đến nhiều tiết mục đặc sắc ở các thể loại ca, múa, nhạc, kịch. Với chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ vĩ đại, tình yêu quê hương đất nước. 

31/12/2017
Giữ gìn nghề dệt lụa và thổ cẩm của người Tày ở Xuân Giang

BHG - Xuân Giang là xã động lực của huyện Quang Bình, trong đó dân tộc Tày Tày chiếm 97%. Những năm qua, người dân nơi đây vẫn còn giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc, trong đó có nghề dệt lụa và thổ cẩm của người Tày. Đây là một nghề thủ công có từ rất lâu, không chỉ phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân mà còn là sản phẩm được bán rộng rãi ở các địa phương trong và ngoài tỉnh. 

31/12/2017
Làng Văn hóa du lịch thôn Lũng Cẩm, điểm đến hấp dẫn trên Cao nguyên đá

BHG - Làng Văn hóa (LVH) du lịch thôn Lũng Cẩm thuộc xã Sủng Là (Đồng Văn), nơi có nhiều nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mông, cảnh quan thiên nhiên đẹp với sự mến khách của người dân. Điều này đã tạo được sức hút với du khách trong và ngoài nước khi lên Cao nguyên đá Đồng Văn. Để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng LVH du lịch tiêu biểu Lũng Cẩm, xã Sủng Là đã thành lập Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trực tiếp hướng dẫn thôn Lũng Cẩm thực hiện các tiêu chí, mục tiêu đề ra theo từng năm, từng giai đoạn cụ thể. 

30/12/2017
Nhiều cung bậc cảm xúc đọng lại sau mùa Lễ hội Hoa Tam giác mạch

BHG - Lễ hội Hoa Tam giác mạch lần thứ 3 với chủ đề "Bản tình ca từ đá", diễn ra từ đầu tháng 10 tới nay, đã để lại nhiều cung bậc cảm xúc đối với du khách khi đặt chân đến "vương quốc" của đá. Lễ hội năm nay kéo dài hơn so với 2 năm đầu tổ chức nên đã tạo thêm nhiều thời gian để du khách trải nghiệm. Ngoài chiêm ngưỡng, chụp ảnh lưu niệm cùng hoa Tam giác mạch, Lễ hội lần này có thêm nhiều hoạt động và đã mang đến cho du khách những trải nghiệm vô cùng thú vị 

30/12/2017