Hà Giang

Ngôi làng mới bên bờ Đông sông Chảy

16:57, 20/10/2017

BHG - Anh Lù Minh Chiểu vừa buông tay chuẩn bị hàng đem về chợ Cốc Pài bán vui vẻ cho biết: Gần 4 năm xuống núi định cư, gia đình anh đã làm được ngôi nhà mới, tuy chưa to đẹp nhưng vững chắc, mua sắm được ít đồ dùng trong nhà, có tiền nuôi con ăn học... vui lắm. Cả thôn mình kể từ khi xuống núi đều cần cù làm ăn, buôn bán khấm khá lên nhiều...

Căn nhà khang trang của anh Lù Minh Chiểu ở thôn hạ sơn Tân Sơn
Căn nhà khang trang của anh Lù Minh Chiểu ở thôn hạ sơn Tân Sơn

Cuối năm 2013, xã Tả Nhìu (Xín Mần) vận động 51 hộ, trên 200 nhân khẩu từ các thôn trên cao xuống núi định cư. Sau gần 4 năm, thôn Tân Sơn đã trở thành một ngôi làng mới nằm sát bên bờ Đông sông Chảy có điện, đường, trường, trạm... và cuộc sống mới hứa hẹn nhiều tương lai tươi sáng. Tâm sự, anh Chiểu cho biết, trước kia sống trên núi cao cuộc sống bấp bênh lắm. Thời điểm đó là cả một chặng dài gian khó kiếm đất, tìm nước, tìm ánh sáng để có con đường vươn lên xoá nghèo.

Từ khi xuống núi, đất đai trồng cấy bằng phẳng, điện, đường được Nhà nước đầu tư xây dựng chạy quanh thôn, bản. Trường học xây dựng nằm giữa thôn đón đám trẻ đến lớp, nhà văn hoá vui nhộn mỗi khi dân làng hội họp bàn kế làm ăn. Xuống núi rồi, mọi người trong thôn đoàn kết bảo nhau cùng làm, cùng xây dựng cuộc sống mới. Nơi ở mới lại gần trung tâm huyện lỵ, cây cầu mới nối 2 bờ sông Chảy với tỉnh lộ 177 tạo thuận lợi cho dân làng làm ăn, trao đổi hàng hoá đã tác động làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của mọi người trong thôn... Vì lẽ đó, sau gần 4 năm định cư, người dân Tân Sơn đã có đời sống vật chất, tinh thần tốt lên rất nhiều, hộ nghèo gần như xoá hết.

Sau một hồi tâm sự, anh Chiểu cho hay: Mỗi ngày, anh cùng bạn mổ một con trâu, hoặc một con lợn mang sang chợ Cốc Pài vừa bán giao, vừa bán lẻ lời lãi cũng được vài trăm ngàn/người/ngày công. Mới đây nhất, anh đã liên kết cùng người bạn có nghề nuôi ong lấy mật cùng đầu tư, cùng chia nhau lợi nhuận. Đây là vụ nuôi ong lấy mật đầu tiên được áp dụng tại Tân Sơn. Bước đầu, nghề nuôi ong lấy mật đã mang lại những kết quả đáng mừng. Trong thời gian tới, người dân hạ sơn Tân Sơn sẽ có và học được thêm một nghề mới là nghề nuôi ong lấy mật mỗi khi mùa hoa cây cỏ Kim nở. Người dân trong thôn cho biết, cây cỏ Kim thưởng nở rộ vào dịp giữa mùa Thu. Loài hoa này tiết ra mật trên nhuỵ hoa nên loài ong rất thích. Xưa nay, người trong thôn vẫn nuôi ong lấy mật cỏ Kim. Tuy nhiên, chỉ nuôi một vài tổ chứ nuôi thành bầy thì chưa ai làm. Còn hôm nay, những lít mật ong vàng sánh, thơm đầu tiên đã được các chú ong chắt lọc trên đất Xín Mần thật tuyệt vời.

 

Tại sao nghề nuôi ong lấy mật quy mô lớn bây giờ mới đặt chân về đây!?. Năm nay là năm đầu tiên nghề nuôi ong lấy mật có quy mô 250 tổ được áp dụng tại huyện Xín Mần đã cho kết quả rất tốt. Anh Ngô Văn Tăng, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Xín Mần cho biết: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện sẽ giao cho cán bộ khuyến nông huyện theo dõi mô hình nuôi ong của anh Chiểu và đánh giá kết quả của nghề nuôi ong lấy mật tại Xín Mần. Qua đó, sẽ cân nhắc trình UBND huyện Xín Mần xây dựng Đề án hỗ trợ đồng bào phát triển đàn ong mật tại Xín Mần trong mùa nuôi ong năm 2018, và các năm tiếp theo.

 Đàn ong mật 250 tổ được anh Chiểu liên kết nuôi lấy mật cây cỏ Kim tại Tân Sơn đã cho kết quả tốt.
Đàn ong mật 250 tổ được anh Chiểu liên kết nuôi lấy mật cây cỏ Kim tại Tân Sơn đã cho kết quả tốt.

 Ghé thăm gia đình anh Thèn Văn Thắng, gia đình chị Chẩn Thị Đọt nhận thấy, mỗi gia đình đều nuôi trâu, bò, nuôi lợn đen theo cách trồng cỏ, nuôi nhốt. Họ cho rằng, xuống núi các gia đình trong thôn Tân Sơn đã có cuộc sống đổi thay. Trong đó, đổi thay về cách nghĩ, cách làm và cách tiếp cận. Chợ Cốc Pài là một địa chỉ được người dân lựa chọn mỗi khi có hàng nông, lâm sản làm ra đem bán. Họ cho rằng, xuống núi là một bài học tránh được sự đói nghèo đeo bám, tránh được rủi ro sạt lở trong mỗi mùa mưa bão. Và cũng mở ra cơ hội vươn lên làm giàu nhờ trồng cấy, chăn nuôi, buôn bán kết hợp thị trường mở rộng...

Trao đổi trực tiếp với Phó Chủ tịch UBND huyện Xín Mần - Bùi Minh Hiệu, anh cho rằng: Giải pháp đồng bộ sẽ quyết định thắng lợi của các Chương trình Hạ sơn mà Xín Mần đã làm trong mấy năm gần đây. Trong đó, phải đồng loạt thực hiện từ vận động, di dời, có phương án bố trí đất đai, tiền vốn, xây dựng hạ tầng và an sinh xã hội cho những hộ hạ sơn. Cả hệ thống chính trị, các đoàn thể, các tổ chức xã hội cùng đồng tâm, hiệp lực hỗ trợ người dân về nơi ở mới.

Thực tiễn chứng minh: Xín Mần đã hạ sơn thành công khu dân cư Súng Sảng (Cốc Pài) với 31 hộ, xây dựng điểm định cư tập trung gắn Nông thôn mới thôn Ma Lì Sán (Pà Vầy Sủ) với 24 hộ, di dân khỏi nơi sạt lở thôn Đán Khao (Bản Ngò) là 17 hộ và thôn Tân Sơn (Tả Nhìu)..., bằng các giải pháp đồng bộ hỗ trợ người dân. Bài học đó đã giúp Xín Mần tránh được cơ bản hiện tượng sạt lở dân cư trong các mùa mưa bão.

Còn với thôn Tân Sơn hôm nay, một cuộc sống mới đã thực sự làm thay đổi những cuộc đời nghèo khó của người dân vùng sâu, vùng xa giúp họ vươn lên làm chủ cuộc sống mới.

Bài, ảnh:  Nguyễn Hùng


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bắc Mê thực hiện linh hoạt Đề án chuyển học sinh từ điểm trường về học tại trường chính

BHG - Thực hiện Đề án chuyển học sinh từ các điểm trường về học tại trường chính trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2020, Phòng Giáo dục – Đào tạo (GD&ĐT) huyện Bắc Mê đã chỉ đạo các trường, rà soát nhu cầu cơ sở vật chất, tham mưu cho UBND huyện đầu tư xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ năm học mới. Theo đó, các trường chủ động tham mưu với UBND xã, tu sửa, làm mới, kịp thời phục vụ năm học mới 2017-2018. 

19/10/2017
Trường PTDT bán trú THCS xã Khâu Vai: Tích cực đưa văn hóa truyền thống vào giảng dạy

BHG - Xác định việc đưa văn hóa truyền thống vào trong giảng dạy góp phần gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hóa dân tộc, vì vậy, trong thời gian qua, với sự nỗ lực của các thầy, cô Trường Phổ thông Dân tộc (PTDT) bán trú Trung học cơ sở (THCS) xã Khâu Vai (Mèo Vạc) nên việc đưa văn hóa truyền thống vào trong giảng dạy đã có những kết quả đáng ghi nhận.

19/10/2017
Mèo Vạc giữ gìn nghề đan quẩy tấu

BHG - Cao nguyên đá Đồng Văn bạt ngàn đá. Đá giăng lũy, giăng thành. Đá làm cho đất trời cực Bắc trở nên khô khốc, buốt lạnh trong những ngày Đông giá. Ở nơi ngẩng mặt thấy núi, cúi mặt thấy vực sâu ấy, chiếc quẩy tấu được xem là vật bất ly thân của đồng bào Mông miền sơn cước. Việc giữ gìn nghề đan quẩy tấu truyền thống độc đáo này đang giúp nhiều gia đình ở thôn Cá Chúa Đớ, xã Giàng Chu Phìn (Mèo Vạc) tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.

19/10/2017
Từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động Đoàn trong trường học

BHG - Những năm gần đây, công tác Đoàn luôn được quan tâm và chú trọng tại các trường học. Nhiều hoạt động, phong trào được đẩy mạnh đã diễn ra hết sức sôi nổi, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia. Điều này, đã góp phần không nhỏ trong việc tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh và hiệu quả trong giảng dạy chuyên môn tại nhà trường.

19/10/2017