Mèo Vạc sẵn sàng cho mùa lễ hội!

15:24, 09/10/2017

BHG - Phương trâm “chu đáo, thiết thực, lành mạnh, tiết kiệm, đạt chất lượng” về cả nội dung và hình thức trong việc quảng bá, xúc tiến du lịch, tạo ấn tượng với du khách và nhân dân.   Ngay từ thời gian đầu để có một lễ hội thành công các cấp ủy Đảng, các ban, ngành, đoàn thể huyện Mèo Vạc đã hoàn thành các công tác chuẩn bị, sẵn sàng cho Lễ hội Hoa tam giác mạch lần thứ III.

Với mục đích quảng bá các giá trị văn hóa độc đáo trên Cao nguyên Đá, văn hóa của đồng báo dân tộc Mông, quảng bá hình ảnh thiên nhiên, con người huyện Mèo Vạc cho du khách gần xa, tạo điểm nhấn cho phát triển kinh tế xã hội. Lễ hội Hoa tam giác mạch lần thứ III, huyện Mèo Vạc sẽ trồng 7 ha diện tích hoa tam giác mạch và được chia thành hai đợt. Đợt 1 sẽ trồng 2 ha tại khu vực trạm viễn thông Viettel xã Pải Lủng (hoàn thành trước ngày 15.9). Đợt hai sẽ trồng 5 ha trong đó: xã Pả Vi sẽ trồng 3 ha tại khu vực ngã 3 hạt 7; xã Giàng Chu Phìn trồng 1 ha tại khu vực ngã 3 hạt 7; xã Pải Lủng trồng 1 ha tại khu vực đèo Mã Pi Lèng. Nằm trong khuôn khổ Lễ hội, từ ngày 22 – 25.11 trên địa bàn huyện Mèo Vạc du khách sẽ được tham quan và thưởng thức các món ăn ẩm thực truyền thống của người dân như: Nấu rượu tam giác mạch; các gian hàng trưng bày sản phẩm mật ong bạc hà, rượu ngô, rượu hoa tam giác mạch, bánh tam giác mạch; các gian hàng trưng bày nhạc cụ dân tộc, trang phục dân tộc… Cùng với đó Lễ hội Hoa tam giác mạch lần thứ III du khách phương xa sẽ được trải nghiệm các trò chơi dân gian như: Địu hoa đi cầu khỉ; đu quay; đánh đu; hóa thân thành các chàng trai cô gái dân tộc Mông, dân tộc Lô Lô để nấu rượu và làm bánh…

Người dân xã Pả Vi gieo trồng hoa Tam giác mạch phục vụ lễ hội
Người dân xã Pả Vi gieo trồng hoa Tam giác mạch phục vụ lễ hội. Ảnh: Minh Đức


Đồng chí Mua Hồng Sinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc cho biết: Để lễ hội thành công UBND huyện Mèo Vạc đã xây dựng kế hoạch cụ thể, chỉ đạo các xã thị trấn tích cực tham gia các hoạt động trong dịp lễ hội; chỉ đạo đội Kiểm tra Liên ngành kiểm tra các hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí; yêu cầu các ban, ngành cùng nhau phối hợp tăng cường kiểm tra các đơn vị kinh doanh, dịch vụ, du lịch trong thực hiện niêm yết giá, ký kết không tăng giá trong dịp diễn ra lễ hội; đẩy mạnh chỉnh trang đô thị, chỉnh trang, bổ sung, làm mới các chỉ dẫn giao thông; tăng cường công tác tuần tra, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm an toàn giao thông trên các tuyến đường nội huyện; tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh môi trường sạch, đẹp. Bên cạnh đó UBND huyện cũng chỉ đạo huyện Đoàn cử các đoàn viên hướng dẫn du khách tham gia các hoạt động và trải nghiệm; bố trí hướng dẫn viên du lịch cho du khách biết về những hoạt động trong dịp lễ hội (bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt). Bên cạnh đó thiết kế, lắp đặt 1 pano khổ lớn chỉ dẫn giới thiệu điểm trồng hoa tam giác mạch và khu vực tham quan “trái tim đá”. Đặc biệt vào 25.11 du khách sẽ được trải nghiệm cùng người dân qua các hội thi như: Hội thi bò vàng; thi sản phẩm mật ong Bạc Hà của các HTX nuôi ong; tham quan trực tiếp các cơ sở nuôi ong; trưng bày giới thiệu nghề nuôi ong, khai thác mật ong Bạc Hà.

Với mọi công tác được chuẩn bị một cách chu đáo trên địa bàn huyện Mèo Vạc nói riêng và tỉnh ta nói chung. Lễ hội Hoa tam giác mạch lần thứ III hứa hẹn đem lại cho du khách phương xa và người dân một lễ hội với những trải nghiệm ỹ nghĩa, quảng bá những danh lam thắng cảnh, các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc.

 Hoàng Tuyến


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

P.s ảnh: Đưa kỹ năng sống và văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số vào giảng dạy ở huyện Hoàng Su Phì

BHG - Thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 6.1.2016 của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVI về việc đưa kỹ năng sống và văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số vào giảng dạy trong các trường học trên địa bàn tỉnh. Thời gian qua, 100% các trường học trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì đã căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương nơi trường đóng chân để triển khai thực hiện Nghị quyết như truyền dạy cho các em những bài hát, điệu múa của dân tộc, như múa chuông của dân tộc Dao, múa khèn và gậy đồng xu của dân tộc Mông, múa ngựa giấy của dân tộc Nùng…

09/10/2017
Phường Minh Khai biểu dương, khen thưởng giáo viên, học sinh có thành tích xuất sắc và hưởng ứng "Tuần lễ học tập suốt đời"

BHG - Ngày 8.10, tại trường THCS Minh Khai (TPHG), phường Minh Khai tổ chức Hội nghị biểu dương, khen thưởng giáo viên, học sinh có thành tích xuất sắc năm học 2016 – 2017 và hưởng ứng "Tuần lễ học tập suốt đời" năm 2017.

09/10/2017
Sắc màu chợ phiên vùng cao Lai Châu

Vùng cao Lai Châu nói chung ít có chợ. Những chợ còn giữ được nét văn hóa chợ vùng cao đáng kể như chợ Dào San ở xã Dào San, huyện phong Thổ và chợ Sìn Hồ ở thị trấn huyện Sìn Hồ. Tuy đã được cải tạo, nâng cấp và các hoạt động mua bán diễn ra hàng ngày, nhưng chợ họp đông nhất vẫn vào các ngày phiên (chủ nhật hàng tuần). Bên cạnh những ky ốt, những sạp hàng mang dáng dấp hiện đại của các tiểu thương vẫn là những đặc trưng của văn hóa chợ vùng cao truyền thống. Chợ họp rất muộn, thường phải 9 giờ sáng chợ mới đông.

09/10/2017
Chọi Trục

BHG - Trong đàn con mười lăm đứa của mẹ gà Mái Mơ có hai đứa lớn hơn cả, đều là gà trống. Đó là Cánh Tiên và Chọi Trục. Cánh Tiên có thân hình đậm, lông màu nâu đỏ, những chiếc lông cánh cứng cứ chổng ngược lên trời. 

07/10/2017