Hà Giang

Thị trấn Đồng Văn phát triển thương mại dịch vụ gắn với bảo tồn phố cổ, chợ cổ

11:34, 25/09/2017

BHG- Thâm trầm, tráng lệ, như gợi nhớ về một thời hoàng kim. Phố cổ, chợ cổ Đồng Văn nằm im lìm trong sương sớm cao nguyên đá, như một minh chứng lịch sử của một vùng đất đầy sức cuốn hút nơi miền biên ải, địa đầu Tổ quốc. Phát triển dịch vụ thương mại, du lịch đang là thế mạnh được chính quyền, doanh nghiệp và người dân thị trấn Đồng Văn phát huy, cũng như góp phần tôn tạo bảo tồn phố cổ, chợ cổ Đồng Văn, điểm dừng chân văn hóa và du lịch độc đáo giữa miền cao nguyên đá, công viên đia chất toàn cầu.

 

Là một trong những doanh nghiệp đang trực tiếp đầu tư vào Hà Giang trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch và chăn nuôi bò hàng hóa. Công ty cổ phần Nano Phạm Gia đã được cấp ủy, chính quyền huyện Đồng Văn, thị trấn Đồng Văn cho phép triển khai nhà hàng giới thiệu sản phẩm nông sản đặc hữu và chế biến các món ăn từ thịt bò cao nguyên đá Đồng Văn. Với mục đích tạo điểm nhấn cho phát triển dịch vụ du lịch và thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với thị trấn Đồng Văn, thăm di tích phố cổ, chợ cổ lại được thưởng thức các món ăn độc đáo được chế biến từ thịt bò cao nguyên đá Hà Giang với món chủ đạo bò nướng đá. Theo chia sẻ của ông Đỗ Xuân Mai, Công ty cổ phần Nano Phạm Gia, thành phố Hồ Chí Minh cho biết. Thì mục đích của nhà hàng và gian trưng bày sản phẩm của Công ty tại chợ cổ Đồng Văn nhằm giới thiệu quảng bá các sản phẩm đặc trưng, đặc hữu của Đồng Văn như Mật ong bạc hà, rượu tam giác mạch, thịt bò khô và đặc biệt Công ty sẽ chế biến, trình diễn các món ăn từ thịt bò Cao nguyên đá Đồng Văn theo phong cách Châu Âu, Châu Á, để đem đến sự trải nghiệm và thu hút thực khách, khách du lịch trong nước và quốc tế, cũng như người dân Hà Giang về món ngon miền đá được chế biến từ thịt bò Đồng Văn, Mèo Vạc.

 

Việc phát huy những lợi thế của phố cổ, chợ cổ Đồng Văn gắn với bảo tồn nguyên trạng di tích đanhg được chính quyền và người dân thị trấn Đồng Văn chung tay thực hiện. Bởi, theo những hộ kinh doanh và doanh nghiệp đang đầu tư tại đây đều có chung quan điểm phát triển dịch vụ du lịch để phát huy các giá trị mà chợ cổ, phố cổ mang lại. Qua đó, gắn phát triển dịch vụ với bảo tồn di tích. Là một trong những hộ dân sinh sống lâu năm tại phố cổ Đồng Văn bà Tạ Thị Mùi chia sẻ. Việc chính quyền thị trấn Đồng Văn khuyến khích người dân phát triển các dịch vụ thương mại, dịch vụ tại phố cổ, chợ cổ Đồng Văn sẽ giúp người dân có điều kiện phát triển kinh tế, tăng thu nhập và cũng tạo ra các chuỗi dịch vụ như nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, cửa hàng lưu niệm để phục vụ khách du lịch mua sắm và sử dụng các dịch vụ. Hiện nay, với chính sách phát triển du lịch của tỉnh nhằm đẩy mạnh việc xã hội hóa trong đầu tư phát triển dịch vụ thương mại du lịch, nhằm đáp ứng các nhu cầu về ăn uống, dịch vụ lưu trú cho khách. Vậy nên, chính quyền huyện Đồng Văn đã tăng cường chỉ đạo công tác này nhằm thu hút các nhà đầu tư có tâm huyết với Đồng Văn để xây dựng các chuỗi nhà hàng, khách sạn, phát huy những giá trị văn hóa, để chung tay làm du lịch, tạo cho thị trấn Đồng Văn trở thành trái tim của du lịch cao nguyên đá Đồng Văn. Trên cơ sở thu hút của tỉnh, của huyện Đồng Văn đã có nhiều doanh nghiệp, hãng lữu hành, cá nhân, tổ chức đến triển khai đầu tư tại thị trấn Đồng Văn. Công tác thu hút đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ của huyện Đồng Văn đã được các nhà đầu tư và người dân đón nhận. Do vậy, công tác quy hoạch sắp xếp các hộ kinh doanh, doanh nghiệp đến đầu tư kinh doanh tại chợ cổ, phố cổ Đồng Văn đã được thực hiện khá tốt, với tiêu chi gắn phát triển du lịch dịch vụ với bảo tồn các giá trị di sản của phố cổ, chợ cổ. Theo chia sẻ của anh Phạm Như Quyền, Công ty cổ phần Nano Phạm Gia thì việc đầu tư của Công ty tại ba gian chợ cổ Đồng Văn sẽ là một mô hình độc đáo, vừa không can thiệp vào kiến trúc của chợ, nhưng lại là những mảnh ghép sinh động tạo ra điểm nhấn ấn tượng để thu hút du khách đến với phố cổ, chợ cổ Đồng Văn, như được thưởng thức các món ăn ngon được chế biến từ thịt bò, được tham quan, mua sắm những sản vật của Đồng Văn được trưng bày tại chợ cổ… Trên mục mục tiêu tôn vinh các giá trị văn hóa, sản vật độc đáo và tôn vinh thương hiệu bò cao nguyên đá Đồng Văn thì việc đầu tư này, đã góp phần nâng cao giá trị của di sản đối với khách du lịch trong và ngoài nước khi đến với Đồng Văn. Anh Quyền cũng cho biết, nhà hàng, gian trưng bày sản phẩm sẽ được đưa vào sử dụng trong lễ hội hoa tam giác mạch năm 2017 này và sẽ là điểm đến hấp dẫn khách du lịch khi đến với chợ cổ, phố cổ Đồng Văn.

 

Hiện nay, thị trấn Đồng Văn đang tích cực triển khai vận động người dân xây dựng thị trấn khang trang sạch đẹp, khuyến khích các hộ dân, doanh nghiệp đến đầu tư tại thị trấn để phát triển thương mại dịch vụ phục vụ cho chuỗi giá trị lợi ích của ngành du lịch, đem lại nguồn thu nhập cho người dân. Theo chia sẻ của ông Nguyễn Văn Điệp, thì việc thị trấn Đồng Văn thu hút các doanh nghiệp, hãng lữ hành và người dân tham gia phát triển dịch vụ du lịch sẽ tạo cho thị trấn có them nguồn thu ngân sách, ngoài ra còn đáp ứng các nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách du lịch. Việc các doanh nghiệp, hộ dân kinh doanh dịch vụ thương mại như nhà hàng ăn uống, quán cà phê, gian hàng lưu niệm, trưng bày sản phẩm đặc hữu, nhà nghỉ Homestay tại không gian phố cổ, chợ cổ sẽ là điểm thu hút khách du lịch đến với Đồng Văn ngày một nhiều hơn, và hơn hết lại phát huy được giá trị kinh tế của khu phố cổ, chợ cổ Đồng Văn.

 

Có thể thấy, việc gắn phát triển thương mại, dịch vụ du lịch mà các doanh nghiệp, hộ dân tại phố cổ, chợ cổ thị trấn Đồng Văn đã làm gia tăng giá trị của di tích đối với phát triển kinh tế, cung cấp các dịch vụ cần thiết để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước đến với Đồng Văn. Và mô hình nhà hàng, gian trưng bày sản phẩm của Công ty Cổ phần Nano Phạm Gia thành phố Hồ Chí Minh và các nhà hàng, quán ăn, cửa hàng lưu niệm của các hộ dân phố cổ, chợ cổ cần được khuyến khích. Bởi đây chính là những hạt nhân cung cấp các dịch vụ hữu ích cho phát triển kinh tế du lịch ở thị trấn Đồng Văn nói riêng và du lịch 4 huyện cao nguyên đá Đồng Văn nói chung./.

Bài và ảnh: Bảo Anh


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xây dựng đời sống văn hóa ở Hoàng Su Phì

BHG- Những năm qua, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" (TDĐKXDĐSVH) tại huyện Hoàng Su Phì đã và đang được duy trì và phát triển đi vào chiều sâu, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Các nội dung của phong trào đã được cụ thể hóa và gắn liền với các nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN tại địa phương.

23/09/2017
Có một Quảng Nguyên nguyên sơ và yên bình!

BHG- Nằm dọc dưới chân Đèo Gió, xã Quảng Nguyên (Xín Mần) được bao bọc bởi xung quanh là núi. Khi đến đây, du khách có thể khám phá vẻ đẹp nguyên sơ như một bức tranh sơn thủy hữu tình mà thiên nhiên đã ban tặng. Một vùng đất không ồn ào phố thị mà mang đến cho du khách một cảm giác bình yên mỗi khi đặt chân đến vùng đất này. 

23/09/2017
Người phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

BHG- Tôi còn nhớ, trong Đại hội Hội Phụ nữ toàn tỉnh Hà Giang, nhiệm kỳ 2016-2020, tôi rất chú ý bản báo cáo tham luận điển hình tiên tiến trong phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình của chị Phàn Thị Thủy, dân tộc Dao, thôn Sủng Khể, xã Lũng Chinh, huyện Mèo Vạc. 

23/09/2017
Lễ ký kết Chương trình Chung tay Hỗ trợ giáo dục đào tạo cho con em đồng bào vùng cao

BHG - Chiều 21.9, Sở GD&ĐT tỉnh, Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên đã tiến hành ký kết Chương trình chung tay Hỗ trợ giáo dục đào tạo cho con em đồng bào vùng cao. Dự buổi lễ có đại diện Văn phòng UBND tỉnh.

21/09/2017