Tạo sinh kế để người dân góp phần bảo tồn Công viên đá

06:38, 27/06/2017

BHG- Cao nguyên đá (CNĐ) Đồng Văn có 4 huyện, dân số khoảng 250.000 người thuộc 17 dân tộc sinh sống. Đời sống KT – XH nơi đây còn rất khó khăn khi cả 4 huyện đều thuộc diện 30a. Tuy nhiên, Công viên đá cũng được coi có tiềm năng, cơ hội phát triển rất lớn chính từ những khó khăn của địa hình, địa mạo và tự nhiên, bản sắc của cộng đồng các dân tộc.

Người dân xã Pả Vi (Mèo Vạc) trở về nhà sau một ngày lên nương vất vả.
Người dân xã Pả Vi (Mèo Vạc) trở về nhà sau một ngày lên nương vất vả.

Bảo tồn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu nếu muốn xây dựng và phát triển Công viên đá. Đó là khẳng định của đồng chí Nguyễn Thanh Giang, Phó trưởng Ban quản lí Công viên Địa chất, trong những cuộc trao đổi với chúng tôi.

Thực tế cho thấy, những kiến tạo địa chất, địa mạo qua hàng triệu năm lịch sử của trái đất đã ban tặng, cho Hà Giang chúng ta một di sản hiếm có. Nhưng những giá trị triệu năm ấy cũng sẽ rất dễ mất đi nếu chúng ta không quan tâm bảo tồn. Điều này có thể thấy rõ khi trong hoạt động làm nương của đồng bào hay khai thác vật liệu xây dựng trên khu vực CNĐ thời gian qua, có những nơi đã chưa làm tốt công tác bảo vệ cảnh quan, khiến cho một số địa điểm mỏm đá, rừng đá đẹp bị phá hủy. Hoặc hoạt động xây dựng, phát triển của người dân, doanh nghiệp làm ảnh hưởng cảnh quan, quy hoạch và các khuyến cáo của chuyên gia Mạng lưới về công tác bảo tồn di sản...

Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, nhưng những năm qua chúng ta đã tích cực thực hiện các hoạt động quy hoạch phát triển cho vùng Công viên đá. Các quy hoạch phát triển vừa hướng tới bảo tồn, vừa hướng đến việc tạo sinh kế cho người dân thông qua phát triển các hoạt động du lịch, dịch vụ, khai thác thế mạnh, như phát triển cây dược liệu, phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc độc đáo của vùng. Cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến các huyện vùng CNĐ đã rất quan tâm phát huy những giá trị, thế mạnh của CNĐ nhằm tạo sinh kế cho người dân dựa trên những quy hoạch, định hướng phát triển của vùng. Qua đó, những mùa Tam giác mạch trên CNĐ đã trở thành những mùa du lịch đầy hấp dẫn khi nhiều hộ dân đã có được những khoản thu từ nương hoa; những làng văn hóa du lịch cộng đồng và nhiều hộ dân có thu nhập từ các dịch vụ ăn, nghỉ; một số làng nghề đã có thu nhập từ sản phẩm như dệt lanh, khèn Mông, rèn đúc, dược liệu, nông sản, thực phẩm mang thương hiệu CNĐ...

Một số địa điểm du lịch như Nhà Vương, Cột cờ Lũng Cú, hang động Lùng Khúy..., đã mang lại những nguồn thu không nhỏ từ bán vé tham quan, phục vụ cho tái đầu tư, bảo tồn các di sản. Từ đó, giúp cho người dân từng bước hiểu được giá trị của di sản và trách nhiệm bảo vệ...

Song, để những giá trị vật chất mang lại thực sự trở thành sinh kế cho người dân một cách bền vững đòi hỏi chúng ta cần tiếp tục quan tâm, xây dựng những bước đi vừa cụ thể, vừa dài hơi dành cho vùng Công viên đá. Qua thực tế cho thấy, nhiều địa phương trong cả nước đã thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn các di sản gắn với tạo sinh kế cho người dân là chủ nhân của các di sản. Ví dụ như Hội An của Quảng Nam, Hạ Long của Quảng Ninh, Tràng An của Ninh Bình... Nhiều hộ dân ở các vùng di sản đó vừa là chủ nhân, vừa là những người trực tiếp tham gia các hoạt động bảo tồn và phát triển du lịch, biến di sản của mình trở thành sinh kế hàng ngày; trở thành người tự giác, tự chủ trong việc bảo vệ di sản, là nguồn sinh kế của mình.

Đối với vùng Công viên đá, do nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế, trình độ nhận thức của người dân còn chưa đồng đều..., là những khó khăn cho việc bảo tồn các di sản. Mặc dù chúng ta đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về việc bảo vệ các di sản, song những khó khăn vẫn đang đòi hỏi phải giải quyết. Chúng ta sẽ rất khó bảo vệ nếu những di sản ấy không thực sự trở thành sinh kế khi hàng ngày người dân vẫn phải lo miếng cơm, manh áo. Và những di sản sẽ ở vào trạng thái mong manh nếu nó không thực sự gắn liền với quyền lợi của chủ nhân. Chính vì vậy, rất cần phải có sự quan tâm của các ngành, cấp trong việc nghiên cứu đề xuất xây dựng các cơ chế, chính sách, định hướng phát triển, gắn nhiệm vụ phát triển KT – XH với bảo tồn di sản và biến di sản của Công viên trở thành sinh kế hàng ngày cho người dân. Kêu gọi, ưu tiên các nhà đầu tư khai thác, phát triển du lịch, dược liệu và các thế mạnh của vùng có sự gắn kết, phối hợp với người dân địa phương; tiếp tục xây dựng, phát huy các làng nghề truyền thống, sản xuất các hàng hóa đặc trưng của vùng; chú trọng và phát huy du lịch cộng đồng gắn phục dựng, bảo tồn các sinh hoạt văn hóa truyền thống độc đáo của cộng đồng các dân tộc...

Để hướng tới mục tiêu bảo tồn bền vững di sản, ngoài sự nỗ lực của địa phương, Hà Giang chắc chắn sẽ rất cần đến sự quan tâm, đầu tư của T.Ư, các bộ, ngành với một cơ chế đặc thù để phát triển vùng CNĐ gắn với việc tạo sinh kế cho người dân.

PHÙNG NGUYÊN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Quản Bạ với phong trào "Trường học tiêu biểu, toàn diện" lồng ghép nội dung Nông thôn mới

BHG- "Trường học tiêu biểu, toàn diện" là phong trào được huyện Quản Bạ phát động trong năm học 2016 – 2017 này, nhằm khuyến khích các nhà trường phát huy nội lực để đạt chuẩn Quốc gia, tham gia xây dựng Nông thôn mới (XDNTM).

31/05/2017
Ngành Điện nêu cao "Văn hóa doanh nghiệp"

BHG- Với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, Công ty Điện lực Hà Giang đã tập trung nâng cao năng lực quản lý, vận hành, cung cấp các dịch vụ, nhằm hỗ trợ, chăm sóc và phục vụ khách hàng sử dụng điện tốt nhất, đặc biệt là từng bước nâng cao chất lượng thực hiện "Văn hóa doanh nghiệp" trong kinh doanh với kỳ vọng mang đến cho khách hàng sự hài lòng và tin tưởng.

31/05/2017
Kỳ thi THPT quốc gia 2017 sẽ được giữ ổn định trong các năm tiếp theo

Tại buổi họp báo kết thúc kỳ thi THPT quốc gia 2017, chiều ngày 24/6, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga khẳng định: Kỳ thi diễn ra thành công và sẽ được giữ ổn định về cơ bản cho những năm sắp tới.

24/06/2017
Sáng nay, thí sinh kết thúc kỳ thi THPT Quốc gia 2017

Thí sinh làm bài thi Khoa học xã hội kỳ thi THPT Quốc gia 2017 gồm các môn: Lịch sử, Địa lý, GDCD. Thời gian thí sinh làm bài trong 150 phút.

24/06/2017