Lễ cúng rừng "Mo Đổng Trư": Nét đẹp văn hóa phi vật thể Quốc gia của người Nùng xã Pố Lồ (Hoàng Su Phì)

14:51, 02/03/2017

BHG- Hàng năm, cứ đến ngày 2.2 âm lịch, người Nùng ở xã Pố Lồ (Hoàng Su Phì) lại cùng nhau tổ chức “Mo Đổng Trư” - Lễ cúng rừng trong một ngôi miếu trên đỉnh núi tại rừng cấm thuộc thôn Thu Mưng để dâng lên thần rừng những lễ vật và cầu chúc một năm mới mưa thuận, gió hòa mùa màng bội thu.

Dâng Lễ vật lên cúng rừng.
Dâng Lễ vật lên cúng rừng.

 

Chuẩn bị Lễ vật cúng rừng.
Chuẩn bị Lễ vật cúng rừng.

Tích xưa kể rằng: Cách đây mấy trăm năm, các tộc họ dân tộc Nùng dưới sự cai quản của một vị Tù trưởng Cản Lủng và 3 cận thần, gồm: ông Tí Táo, ông Bảo và ông Liều đã có một cuộc sống ấm no nhà, nhà hòa thuận. Vì vậy, Tù trưởng Cản Lủng được mọi người tin yêu, tôn là Minh chủ. Một ngày kia, bọn giặc từ phương Bắc tràn xuống. Được rừng, núi bảo vệ che chắn, các nhóm thanh niên dân tộc Nùng dưới sự chỉ huy của Cản Lủng và các hộ vệ thân tín đã xây dựng lán, trại, đào hào, đắp lũy để chống lại quân giặc. Nhưng bọn giặc nham hiểm tàn ác thả thuốc độc vào nguồn nước. Trong một lần đi tuần, Cản Lủng cùng một số tùy tùng đã bị trúng độc của quân giặc và đã chết. Cái chết của Cản Lủng và các trai làng, gái bản đã thấu đến tận trời, khiến cho Vua trời Hạn Hung động lòng. Một ngày đầu tháng 7 âm lịch, Hạn Hung đã cử quân binh, thiên tướng nhà trời xuống hạ giới đến địa phận các xã Ngàm Đăng Vài, Tân Tiến, Đản Ván để giúp các tộc họ người Nùng chống lại quân giặc. Đến địa phận các xã Pố Lồ, Tụ Nhân, Sán Sả Hồ, Pờ Ly Ngài và dẹp tan được quân giặc. Vui mừng trước chiến thắng, các thủ lĩnh, phụ tá của Cản Lủng đã sai các trai tráng mở hội mổ trâu, đồ xôi thết đãi thiên tướng. Và, trong ngày chiến thắng này Hạn Hung đã vi hành xuống hạ giới và phong Tù trưởng Cản Lủng là thần rừng. Kể từ đó, cứ đến ngày mùng 2.2 âm lịch hàng năm, các gia đình người Nùng lại góp gạo góp tiền mua sắm lễ vật tổ chức mổ trâu để cúng tế Cản Lủng tại miếu thờ được lập giữa rừng cấm để cầu mong Cản Lủng phù hộ cho dân làng một năm mùa màng tươi tốt con người có sức khỏe và hạnh phúc. Cũng vào ngày mùng 1.7 âm lịch hàng năm, các thôn bản của người Nùng lại tổ chức ăn Tết và trong ngày này họ lấy bông hoa lau đặt trên bàn thờ; các chàng trai, cô gái phụ nữ dân tộc Nùng ăn mặc những bộ trang phục đẹp nhất để nhớ về ngày chiến thắng năm xưa. Và, nét đẹp văn hóa đó đã được bao thế hệ người Nùng của huyện Hoàng Su Phì gìn giữ cho đến ngày nay.

Đàn ông dân tộc Nùng mổ trâu để cúng rừng.
Đàn ông dân tộc Nùng mổ trâu để cúng rừng.

Trong không gian thiêng của khu rừng cấm, tất cả mọi người tham gia Lễ hội đều tự nguyện tuân thủ quy định: Không nói tục chửi bậy, không khạc nhổ, phóng uế, kể cả trong ăn uống, ai cũng từ tốn giữ mình, không rượu chè quá chén kẻo nhỡ mồm miệng mà động chạm đến các thần. Và, còn một điều cấm kỵ tuyệt đối với phụ nữ, trẻ nhỏ không được đặt chân lên khu rừng cấm trong suốt quá trình diễn lễ cúng, tất cả mọi việc từ chuẩn bị lễ, chế biến thức ăn đều do đàn ông đảm nhiệm. Sau khi việc tế lễ kết thúc, thầy chủ tế và các bậc cao niên, các trưởng thôn trong xã sẽ hưởng thụ trước các món chín để làm phép, còn toàn bộ số thịt được mang đi chế biến thành các món ăn để mọi người trong bản cùng thụ lộc.

Quá trình chế biến và nấu nướng thức ăn đều do đàn ông dân tộc Nùng đảm nhiệm.
Quá trình chế biến và nấu nướng thức ăn đều do đàn ông dân tộc Nùng đảm nhiệm.

 

Sau khu cúng rừng, toàn bộ số thịt được chế biến để mọi người thụ lộc.
Sau khi cúng rừng, toàn bộ số thịt được chế biến để mọi người thụ lộc.

Ngay sau khi tổ chức xong việc cúng tế, bà con trong bản tham gia các trò hội, múa những điệu múa mang đậm màu sắc tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Nùng. Năm nay, Lễ cúng rừng Mo Đổng Trư của người Nùng xã Pố Lồ được tổ chức to hơn, vui hơn và ý nghĩa hơn bội phần khi được Bộ VHTT&DL Bộ VHTT&DL chứng nhận đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Đây không chỉ là động lực để bà con người Nùng huyện Hoàng Su Phì tiếp tục bảo tồn, gìn giữ bản sắc dân tộc mà qua đây còn giúp cho xã Pố Lồ, huyện Hoàng Su Phì làm tốt hơn công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng của địa phương.

Bà con nhân dân tham gia các trò chơi.
Bà con nhân dân tham gia các trò chơi.

 

Nhảy những điệu múa mang đậm màu sắc tín ngưỡng.
Nhảy những điệu múa mang đậm màu sắc tín ngưỡng.

 

Con trẻ tham gia trò chơi trong Lễ cúng rừng.
Con trẻ tham gia trò chơi trong Lễ cúng rừng.

Phi Anh


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xây dựng Công viên Địa chất, nhiệm vụ cả hệ thống chính trị

BHG- Ngày 30.7.2013, BCH Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 14-NQ/TU về bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên Địa chất toàn cầu (CVĐCTC)- Cao nguyên đá Đồng Văn, giai đoạn 2013 – 2020. Trên cơ sở đó, những năm qua chúng ta đã đạt được nhiều kết quả trong việc xây dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị của CVĐCTC- Cao nguyên đá. 

28/02/2017
Đại hội Hội Văn học Nghệ thuật thành phố Hà Giang lần thứ III

BHG- Sáng 28.2, Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Tp. Hà Giang tổ chức Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2016 - 2021. Tới dự có các đồng chí lãnh đạo Tp. Hà Giang, Hội VHNT tỉnh và đông đảo hội viên Hội VHNT thành phố.

28/02/2017
Hoàng Su Phì công bố Quyết định xếp hạng các di tích lịch sử - văn hóa của huyện

BHG - Tối 26.2, tại sân vận động trung tâm huyện, huyện Hoàng Su Phì đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ cúng rừng của dân tộc Nùng và xếp hạng bổ sung di tích Quốc gia danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang của huyện. Tới dự buổi Lễ có đồng chí Sèn Chỉn Ly, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo Sở Văn hóa – Thể thao - du lịch; lãnh đạo 2 huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần và đông đảo bà con nhân dân thị trấn Vinh Quang (Hoàng Su Phì)…

27/02/2017
Lễ hội Bàn Vương xã Ngọc Đường

BHG- Ngày 27.2 (tức ngày 2.2 Âm lịch), đồng bào dân tộc Dao tại thôn Nậm Tài, xã Ngọc Đường (Tp. Hà Giang) tưng bừng tổ chức Lễ hội Bàn Vương. Tới dự có các đồng chí lãnh Tp. Hà Giang, xã Ngọc Đường, cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương. 

27/02/2017