Trường THCS Quyết Tiến vượt khó đạt chuẩn Quốc gia

09:37, 12/02/2017

BHG - Trường THCS Quyết Tiến đóng chân trên địa bàn một xã miền núi còn nhiều khó khăn, song tập thể nhà trường đã nỗ lực không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học để đạt chuẩn Quốc gia vào cuối năm 2016.

Bước đến trường THCS Quyết Tiến (Quản Bạ) là khuôn viên thoáng đãng, các dãy nhà học, sân chơi, bãi tập, nhà ở bán trú cho học sinh, thư viện xanh được trang trí theo đúng tiêu chí “xanh – sạch – đẹp” với hệ thống bồn hoa cây cảnh, cây bóng mát được bố trí hợp lý. Cô giáo Nhữ Thu Hiền, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Đây là một trong những tiêu chí của trường chuẩn Quốc gia. Trường THCS Quyết Tiến được thành lập từ năm 2000, bắt đầu từ những khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, phòng, lớp học, trang thiết bị. Trình độ học sinh còn yếu do các em chuyển từ các thôn vùng sâu, vùng xa về. Nhờ sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành và xã hội mà cơ sở vật chất ngày càng được kiên cố hóa, đến cuối năm nay trường đã hoàn thành các tiêu chí đạt chuẩn Quốc gia”.

Khuôn viên Trường THCS Quyết Tiến rộng rãi, sạch, đẹp.
Khuôn viên Trường THCS Quyết Tiến rộng rãi, sạch, đẹp.

Trong số các tiêu chí đạt chuẩn thì đối với một trường miền núi khó khăn nhất là về quỹ đất và huy động các nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị phục vụ công tác giảng dạy. Cô Hiền cho biết thêm: “Quỹ đất thì nhà trường không khó khăn lắm nhưng việc huy động các nguồn lực thì khá khó. Các thầy, cô giáo thường phải đi huy động những tổ chức từ thiện, phụ huynh học sinh quyên góp giường, chiếu, chăn màn cho học sinh ở bán trú. Bếp ăn dành cho học sinh bán trú cũng là giáo viên và phụ huynh cùng đóng góp được 300 triệu đồng, ngày công lao động để xây dựng lên. Thư viện xanh thì chúng tôi huy động công sức của phụ huynh và học sinh, sửa chữa mang sách đến đóng góp và được Dự án “sách cho em” tặng sách; nhưng hiện nay vẫn thiếu nhiều sách để học sinh đọc sau giờ học”. Nhìn các em học sinh chia nhau đọc từng quyển sách, báo cũ mới thấy rõ sự thiếu sách ở đây.

Một khó khăn nữa là trường không được xếp vào khối các trường phổ thông dân tộc bán trú, mặc dù học sinh ở bán trú tại trường là 243 em/472 học sinh toàn trường. Số lượng học sinh ở bán trú khá đông so với các trường bán trú khác nhưng nhà trường lại không được cấp các trang thiết bị như: giường, chiếu, bếp ăn, thuốc men...  Cô Hiền tâm sự, chưa hết một học kỳ thì số thuốc men cơ bản cho học sinh đã dùng hết. Hơn nữa học sinh ở bán trú tại trường không có các thiết bị, dụng cụ để các em vui chơi, tập luyện thể thao ngoài giờ lên lớp. Một vấn đề nữa là học sinh ở vùng cao đa phần các gia đình ít quan tâm đến con em mình, thường phó mặc cho nhà trường nên công tác phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Trường phải cử giáo viên thay nhau trực để quản lý học sinh ở bán trú; đảm nhận vai trò vừa là thầy vừa người mẹ chăm lo cho các em từ việc dạy học đến rèn người.

Khó khăn thiếu thốn là vậy song thầy, cô giáo và học sinh nơi đây vẫn nỗ lực vượt gian khó để đạt kết quả dạy và học tốt. Trường luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu về các phong trào thi đua và công tác giáo dục, đào tạo của huyện. Hàng năm, học sinh nhà trường đều tham gia các kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Để đảm bảo về chất lượng dạy học, nhà trường còn mở các lớp bồi dưỡng, phụ đạo cho học sinh ở các thôn xa về học tập tại trường như: Luyện chữ, luyện đọc, dạy cách giao tiếp, kỹ năng sống...

Để công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia ở miền núi hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, thiết nghĩ rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, các địa phương và nhà trường trong việc tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp chung tay góp phần xây dựng các trường đạt chuẩn Quốc gia.

Lê Hải


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Du lịch Xín Mần khởi sắc vào Xuân

Xuân 2017 - Xín Mần là huyện phía Tây của tỉnh Hà Giang, ngoài cảnh đẹp của núi rừng hùng vĩ và điểm nhấn là những thửa ruộng bậc thang uốn lượn trải dài trên địa bàn các xã Thèn phàng, Xín Mần, Nấm Dẩn… tạo nên một bức tranh kỳ vĩ mỗi khi vào mùa vụ. 

31/01/2017
Những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Pà Thẻn

Xuân 2017 - Hà Giang, mảnh đất cực Bắc địa đầu của Tổ quốc, nơi hội tụ 19 dân tộc anh em cùng chung sống. Đến với Hà Giang những ngày đầu Xuân, du khách không những được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của Cao nguyên đá Đồng Văn, được ngắm những cây hoa đào, hoa mận, hoa lê đua nhau khoe sắc mà còn được tìm hiểu và khám phá những nét văn hóa đặc sắc, thể hiện qua những bộ trang phục của những thiếu nữ dân tộc Pà Thẻn rực rỡ như đàn chim lửa và đặc biệt được hòa mình vào Lễ hội nhảy lửa, Lễ kéo chày và các trò chơi dân gian của dân tộc Pà Thẻn. 

31/01/2017
Nơi "Ươm mầm" cho trẻ em ở xã vùng III Thuận Hòa

BHG - Thuận Hòa là xã vùng 3 của huyện Vị Xuyên, địa hình phức tạp, chia cắt bởi các dãy núi cao, vực sâu nên thiếu đất cánh tác nông nghiệp, đời sống của người dân trong xã còn nhiều khó khăn, vất vả. Nhưng vượt qua mọi khó khăn thử thách, với sự vào cuộc đồng bộ từ cấp ủy, chính quyền địa phương đến nhà trường và toàn xã hội nên chất lượng giáo dục và tỷ lệ duy trì tỷ số học sinh đến trường của xã luôn đạt kết quả cao. 

31/01/2017
Gìn giữ nghề làm khèn Mông trên cao nguyên đá Hà Giang

Xuân 2017 - Lên cao nguyên đá Đồng Văn vào những ngày đầu năm mới 2017, cái lạnh của mùa Đông vẫn hiện hữu ở trong các bản làng. Tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng đồng bào dân tộc Mông vẫn còn lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc của mình. Một trong những nét văn hóa đó chính là đã gìn giữa nghề làm khèn Mông truyền thống. 

31/01/2017