"Đêm hội trăng rằm thành phố Hà Giang năm 2016" – Chương trình đặc sắc với trẻ em miền cực Bắc

08:24, 15/09/2016

BHG - Không khí “Đêm hội trăng rằm - thành phố Hà Giang năm 2016” đã đến. Những ngày này, nhiều mô hình độc đáo được thiết kế từ bàn tay khéo léo của người dân đang được rước trên các tuyến đường của trung tâm thành phố Hà Giang, tạo nên một mùa Trung thu sôi động, đặc sắc cho trẻ em miền cực Bắc Tổ quốc.

Một trong những mô hình rước trên trục đường của TPHG trước ngày diễn ra Lễ hội.
Một trong những mô hình rước trên trục đường của TPHG trước ngày diễn ra Lễ hội.

Theo kế hoạch, “Đêm hội trăng rằm - thành phố Hà Giang 2016” sẽ chính thức được diễn ra vào đêm 15.9 (tức ngày 15.8 âm lịch) tại Quảng trường 26.3 và được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài PT-TH tỉnh. Các xã, phường sẽ tổ chức rước đèn và chấm điểm mô hình trước 1 ngày. Năm nay có khoảng gần 60 mô hình đèn Trung thu của các xã, phường và các cơ quan, doanh nghiệp,... trên địa bàn tham gia. Xuất phát từ rước đèn truyền thống, mong muốn cho thiếu nhi có đêm trăng rằm vui tươi ý nghĩa, đồng thời cũng là thiết thực kỷ niệm 71 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2.9; kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh Hà Giang và 25 năm tái lập tỉnh Hà Giang. Thông qua các hoạt động của lễ hội nhằm khôi phục, bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa ruyền thống dân tộc, quảng bá, giới thiệu văn hóa, danh lam thắng cảnh, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc Hà Giang với bạn bè và du khách trong, ngoài tỉnh. Các mô hình được làm từ những nguyên liệu thiên nhiên như tre, nứa...; xây dựng các hình tượng trong lịch sử, truyền thống dân gian hay từ thực tiễn đời sống. Các mô hình có tính sáng tạo, mới và ý nghĩa được ứng dụng khoa học, công nghệ trang trí đẹp mắt qua bàn tay khéo léo và óc sáng tạo của ngời dân như: Chú cuội trông Trăng; Em bé thổi sáo trên lưng trâu gắn liền với nền nông nghiệp của người dân mang đậm bản sắc quê hương; Pokemon ngộ nghĩnh với trẻ nhỏ, cũng là trò chơi đang được giới trẻ trong và ngoài nước yêu thích; ảnh Bác Hồ với nhà sàn gợi lên sự thiêng liêng, cao quý của người Cha già dân tộc Việt Nam; hình rồng uy nghiêm, mạnh mẽ vươn lên; thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh...

Ông Phạm Hải Yến, Bí thư Chi bộ tổ 7, phường Ngọc Hà (TPHG) cho biết: “Mô hình đèn Trung thu của tổ là sự góp sức, ý tưởng và kinh phí của toàn thể người dân. Năm nay, mỗi gia đình đóng góp tối thiểu là 50 nghìn, ngoài ra là nguồn xã hội hóa và sự tự nguyện của người dân. Với chủ trương năm nay “nhân dân tự làm và hưởng thụ vì tương lai con em đổi mới”, không thuê thợ làm đèn nên đã giảm được chi phí và phát huy tài năng của người dân”.

Chị Phạm Hà Trang, tổ 12, phường Nguyễn Trãi (TPHG) cho biết: Những ngày gần đây, chị cùng gia đình ngày nào cũng đi theo đoàn rước mô hình quanh thành phố. Mô hình đèn tổ chị năm nay được mô phỏng theo hình tượng con Công kiều diễm cùng nhạc cụ dân tộc mang đậm bản sắc các dân tộc Hà Giang”.

Một mùa Trung thu nữa đang về, trẻ em thành phố Hà Giang lại được sống trong không khí vui tươi, ý nghĩa. Lễ hội đêm trăng rằm đã góp phần bồi đắp cho tâm hồn trẻ để các em có điều kiện phát triển toàn diện.

HỒNG NGỌC


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Mùa trăng đong đầy hạnh phúc với các em nhỏ Trường Mầm non Du Tiến

BHG - Khi ánh trăng từ từ lấp ló khỏi những dãy núi đá tím mờ trong sương mỏng, trong tiết trời đã se se lạnh, các em nhỏ và phụ huynh ở Trường Mầm non xã Du Tiến (Yên Minh) nô nức kéo nhau đến dự Chương trình "Đêm trăng yêu thương". Đây là chương trình phối hợp giữa Câu lạc bộ (CLB) Vì Cộng đồng Hà Nội và chính quyền xã Du Tiến tổ chức. Cũng là lần đầu tiên các em được đón Tết Trung thu sớm và đầy ý nghĩa như vậy.

15/09/2016
Hội chọi dê huyện Hoàng Su Phì lần thứ 5

BHG - Nằm trong chuỗi các hoạt động của ngày Hội văn hóa, thể thao các dân tộc toàn huyện lần thứ VI gắn với Tuần văn hóa du lịch, ngày 14.9, huyện Hoàng Su Phì tổ chức Hội chọi dê lần thứ 5 năm 2016.

15/09/2016
Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mông

BHG- Cao nguyên đá Đồng Văn trải dài qua 4 huyện: Quản Bạ, Yên Minh, Mèo  Vạc, Đồng Văn, là địa bàn cư trú chủ yếu của người Mông. Những năm qua, cùng với các chính sách đầu tư phát triển kinh tế, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo; tỉnh ta đã có nhiều chương trình, đề án, giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông nơi đây, góp phần làm nên một Hà Giang đa sắc màu văn hóa.

14/09/2016
Bàn giao nhà bán trú học sinh tại trường Tiểu học xã Xín Cái

BHG - Ngày 13.9, tổ chức LOAN Stiftung (Cộng hòa Liên bang Đức) phối hợp với UBND xã Xín Cái (Mèo Vạc) tổ chức Lễ bàn giao công trình nhà Bán trú cho trường Tiểu học của xã. Tới dự có bà Isabelle Muller, Trưởng đại diện tổ chức LOAN Stiftung; 

14/09/2016