Để hình ảnh "những miền di sản Việt Bắc" mãi ấn tượng và vang xa

16:42, 07/10/2015

BHG - Những ngày này, tỉnh Hà Giang đang gấp rút hoàn tất các khâu chuẩn bị cho việc đăng cai Chương trình “Du lịch qua những miền di sản Việt Bắc”. Đây là chương trình hợp tác phát triển du lịch giữa 6 tỉnh gồm: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn. Qua 6 năm triển khai chương trình đã mang lại những kết quả khả quan cả về lượng khách, doanh thu và thu hút đầu tư trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Hình ảnh du lịch Tây Bắc và Chương trình hợp tác phát triển du lịch của khu vực đã được nhiều người biết đến thông qua các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ.

Liên kết các tỉnh trong vùng để cùng nhau phát triển.

Thực hiện chương trình, thời gian qua các tỉnh đã triển khai nhiều nội dung hợp tác phát triển kinh tế song phương, đa phương nhằm khai thác, phát huy thế mạnh của mỗi tỉnh, tạo điều kiện cho sự phát triển chung của khu vực vùng, miền. Cụ thể hóa các chương trình liên kết hợp tác phát triển KTXH giữa các tỉnh trong vùng; lĩnh vực hợp tác phát triển du lịch luôn được sự quan tâm ưu tiên triển khai trên cơ sở những đặc điểm tương đồng trong lịch sử, văn hóa và tiềm năng tài nguyên du lịch nhằm hình thành một khu vực phát triển hoàn thiện về hạ tầng du lịch, đa dạng về sản phẩm, chuẩn hóa về chất lượng dịch vụ, nhân lực có tính ổn định và bền vững. Theo thống kê cho thấy, lượng khách đến tham quan 6 tỉnh Việt Bắc tăng đều và ổn định qua các năm (Chỉ tính riêng trong năm 2014, tổng lượng khách đến với các tỉnh đạt trên 6.547.000 lượt, trong đó khách quốc tế đạt trên 410.000 lượt; tổng doanh thu du lịch xã hội đạt trên 4.500 tỷ đồng). Cơ sở vật chất chuyên ngành du lịch, dịch vụ bước đầu phát triển (Hết năm 2014, trên địa bàn 6 tỉnh có 1.100 cơ sở lưu trú, trong đó có 250 cơ sở đạt tiêu chuẩn từ 1-4 sao). Các tỉnh tiếp tục thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở vật chất chuyên ngành, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, điển hình như các dự án: Xây dựng và triển khai quy hoạch tổng thể phát triển du lịch các tỉnh đến năm 2020; Quy hoạch xây dựng khu du lịch Quốc gia Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), khu di tích Quốc gia đặc biệt Pắc Bó (Cao Bằng)…; các dự án, khu du lịch, khu nghỉ dưỡng, cơ sở lưu trú cao cấp trên địa bàn các tỉnh, trong đó có nhiều dự án xây dựng khách sạn đạt chuẩn từ 3-4 sao, thu hút một số doanh nghiệp lớn đến đầu tư tại địa bàn 6 tỉnh như Vingroup, Tập đoàn khách sạn Mường Thanh, Sài Gòn tourist, Panhou… Tổng mức đầu tư vào lĩnh vực du lịch từ các nguồn vốn cho hoạt động 6 tỉnh giai đoạn 2009 – 2015 ước đạt trên 20.000 tỷ đồng.

Dòng sông Nho Quế nhìn từ đỉnh Mã Pì Lèng (Hà Giang) – một cảnh quan hùng vĩ trên Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn
Dòng sông Nho Quế nhìn từ đỉnh Mã Pì Lèng (Hà Giang) – một cảnh quan hùng vĩ trên Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn

Nhiều hoạt động mang dấu ấn của “miền di sản Việt Bắc”

Chương trình “Du lịch qua những miền di sản Việt Bắc” được tổ chức hàng năm tại mỗi tỉnh theo hình thức luân phiên. Qua các năm tổ chức, các tỉnh luân phiên nhau tổ chức đều có cách thức tổ chức quảng bá riêng, có chương trình kế hoạch cụ thể gắn kết các chuỗi sự kiện của tỉnh và của các tỉnh trong khu vực, tạo ra hiệu ứng tích cực trong công tác tuyên truyền quảng bá; các nội dung được giàn dựng công phu thể hiện những đặc trưng văn hóa, thế mạnh du lịch vùng miền các tỉnh và khu vực Việt Bắc. Hoạt động trưng bày, triển lãm được chú trọng thông qua các gian hàng giới thiệu các sản phẩm, các ấn phẩm du lịch, chương trình du lịch, thông tin, hình ảnh về tuyến, điểm du lịch để quảng bá giới thiệu cho khách tham quan và các nhà đầu tư đối tác tiếp cận. Các sản phẩm từ các làng nghề, HTX, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, dịch vụ phục vụ du lịch phong phú đặc sắc về chủng loại, tinh xảo trong chế tác, đa dạng về hình thức mẫu mã; các gian hàng ẩm thực quảng bá, giới thiệu về văn hóa ẩm thực địa phương thu hút đông đảo du khách tham quan.

Trong 6 năm thực hiện chương trình hợp tác, Ban Tổ chức các tỉnh đã tổ chức một số hoạt động phụ trợ, hội thi chuyên ngành nhằm để các tỉnh giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ trong từng lĩnh vực như: Hội thi thuyết minh viên du lịch; liên hoan các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp và trình diễn trang phục dân tộc 6 tỉnh; các chương trình khảo sát gắn với hội thảo, hội nghị chuyên đề bàn về thúc đẩy phát triển du lịch, dịch vụ; giao lưu thi đấu các môn thể thao dân tộc đặc trưng trong vùng… Bên cạnh đó, các tỉnh đã xây dựng cơ chế quản lý và phát triển du lịch địa phương, hợp tác phát triển sản phẩm du lịch. Cụ thể, công tác lập quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên địa bàn các tỉnh theo từng giai đoạn đã được chú trọng, qua đó là căn cứ để các tỉnh xây dựng và thực thi kế hoạch hợp tác phát triển sản phẩm du lịch liên vùng, trong đó sản phẩm du lịch ở mỗi địa phương mang tính đặc thù, có yếu tố khác biệt tại mỗi điểm đến, có tính cạnh tranh cao so với điểm đến và vùng, miền khác nhằm hấp dẫn thị trường khách du lịch quốc tế, nội địa. Thông qua các sự kiên du lịch, chương trình khảo sát do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức đã tập trung quảng bá xây dựng sản phẩm du lịch nổi trội, đặc thù có thương hiệu như: Cao nguyên đá Đồng Văn, Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì (Hà Giang); Khu di tích lịch sử Tân Trào, Hồ thủy điện Na Hang (Tuyên Quang); Hồ Ba Bể (Bắc Kạn); Thác Bản Dốc, Khu di tích lịch sử Pắc Bó (Cao Bằng); Hồ Núi Cốc, ATK Định Hóa (Thái Nguyên); Mẫu Sơn, du lịch Cửa khẩu (Lạng Sơn)… Hiện nay việc liên kết các sản phẩm đã hình thành nên các tuyến du lịch hấp dẫn, thu hút sự quan tâm khai thác của các doanh nghiệp lữ hành, trọng tâm các tuyến vòng cung Đông - Tây Bắc, Việt Bắc như: Tuyến Hà Nội – Tuyên Quang – Hà Giang – Cao Bằng – Bắc Kạn – Thái Nguyên – Lạng Sơn – Hà Nội; tuyến Tây Bắc – Lào Cai – Hà Giang – Bắc Kạn – Tuyên Quang – Hà Nội; đặc biệt là tuyến du lịch đường thủy lòng hồ thủy điện Na Hang kết nối các tỉnh Việt Bắc với Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn; các tuyến điểm du lịch chuyên đề về di tích lịch sử cách mạng, thăm lại chiến trường xưa… Ngoài ra, các tỉnh còn hợp tác tốt trong việc tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch, phát triển nhân lực du lịch địa phương, xây dựng hạ tầng giao thông, viễn thông và hợp tác với Cục Du lịch tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) trong việc khai thác tuyến du lịch đường thủy (tuyến du lịch lòng hồ thủy điện Na Hang).

Trong thời gian tới, mục tiêu của chương trình là xây dựng cơ chế chính sách đặc thù, khuyến khích xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch để huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Tạo cơ chế thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, huy động, tranh thủ, kêu gọi nguồn hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ thông qua các dự án, hợp phần đầu tư cho phát triển du lịch vùng Việt Bắc. Phát triển nguồn nhân lực du lịch đảm bảo đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng. Bổ sung kiện toàn nguồn nhân lực có trình độ thực hiện công tác quản lý, hoạt động sự nghiệp về văn hóa, du lịch tại các địa phương. Lập danh mục các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư phát triển du lịch của khu vực để tập trung quảng bá, tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng du lịch; định hình xây dựng thương hiệu và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại mỗi địa phương và khu vực trên cơ sở bảo tồn và phát huy giá trị các di sản vùng Việt Bắc; chú trọng phát huy một số lễ hội đặc sắc của một số dân tộc, bảo tồn phát triển làng nghề, làng văn hóa du lịch có chất lượng; đầu tư, tu bổ, tôn tạo các công trình của di tích lịch sử văn hóa trọng điểm; phát triển sản phẩm du lịch tâm linh, tín ngưỡng, sản phẩm du lịch sinh thái gắn với các hoạt động khám phá trải nghiệm; đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc, đẩy mạnh khai thác một số tuyến du lịch trọng điểm, đặc biệt là tuyến trong tuyến vòng cung Đông – Tây Bắc…

Bài, ảnh: P.V


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chương trình nghệ thuật chào mừng thành công Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2015 – 2020)

BHG- Trong không khí hân hoan, phấn khởi chào mừng thành công Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2015 – 2020), tối 29.9, tại Quảng trường 26/3, Sở VHTT&DL tổ chức chương trình nghệ thuật chào mừng thành công Đại hội. 

30/09/2015
Phóng viên báo chí góp phần vào sự thành công của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020

BHG - Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI được tổ chức chính thức từ ngày 28 đến hết 29.9 đã thành công tốt đẹp. Trong thời gian diễn ra đại hội, các cơ quan báo chí địa phương và T.Ư đóng chân trên địa bàn đã kịp thời truyền tải thông tin, diễn biến của đại hội và bên lề đại hội đến với quần chúng nhân dân. 

30/09/2015
Vui Tết Trung thu

BHG- Tối 25.9, Trường Tiểu học và THCS xã Phương Độ (TPHG) tổ chức Vui Tết Trung thu cho các em học sinh trong trường. Tới dự, chung vui cùng các em có đồng chí Thào Hồng Sơn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIII đơn vị tỉnh Hà Giang; lãnh đạo UBND thành phố Hà Giang và đại diện các cơ quan, doanh nghiệp…

28/09/2015
Nhóm Thiện tâm tổ chức Trung thu và tặng quà cho học sinh điểm trường Khuổi My, xã Phương Độ (TP Hà Giang)

BHG - Chiều 26.9, Nhóm Thiện Tâm (là các bạn ở Hà Giang cùng tham gia mạng xã hội Facebook) đã tổ chức Trung thu và tặng quà cho các em học sinh mầm non, tiểu học tại điểm trường thôn Khuổi My, xã Phương Độ, thành phố Hà Giang.

27/09/2015