CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN QUANG BÌNH LẦN THỨ III, NHIỆM KỲ 2015 – 2020

Phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống

06:47, 28/07/2015

BHG- Xác định du lịch (DL) là ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân; những năm qua, huyện Quang Bình đã tích cực lãnh, chỉ đạo xây dựng và phát triển các loại hình du lịch cộng đồng (DLCĐ) gắn với bảo tồn, gìn giữ những nét văn hóa truyền thống. Ngành “công nghiệp không khói” này là bước đột phá, tạo đà cho sự phát triển KT – XH của địa phương.

Lễ hội đua thuyền trở thành truyền thống thu hút nhiều khách du lịch đến thăm.
Lễ hội đua thuyền trở thành truyền thống thu hút nhiều khách du lịch đến thăm.

Nhằm khai thác và phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về DL của địa phương; cấp ủy, chính quyền huyện đã xác định hướng đi hiện nay là: Tăng cường DLCĐ gắn với bảo tồn, phát huy những nét văn hóa truyền thống của các dân tộc, đảm bảo sự phát triển bền vững, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm các hạng mục hạ tầng DL trên địa bàn huyện. Thời gian qua, huyện đã chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện nhiều biện pháp góp phần gìn giữ các nét đẹp văn hóa truyền thống như: Phục dựng, bảo tồn Lễ hội Nhảy lửa, Lễ hội Kéo chày của dân tộc Pà Thẻn; Lễ Cấp sắc của dân tộc Dao; Lễ hội Lồng tồng của dân tộc Tày; thi dệt thổ cẩm, thi người đẹp trong trang phục truyền thống... Đến nay, Lễ hội Nhảy lửa đã được công nhận là Di sản văn hóa cấp Quốc gia. Đình bản Chún ở thôn Nà Mèo, xã Tân Nam và danh lam thắng cảnh hồ Thủy điện sông Chừng đã được công nhận là di tích cấp tỉnh, góp phần làm phong phú thêm các địa điểm du lịch của huyện. Các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc được sưu tầm và phát huy trong nhân dân, đồng thời thành lập được các Đội văn nghệ dân gian phục vụ du khách trong nước và quốc tế. Giữ gìn và bảo tồn được kiến trúc nhà sàn truyền thống của dân tộc Tày (thôn Chì, thôn Chang của xã Xuân Giang), phục dựng nhà truyền thống dân tộc Pà Thẻn (thôn My Bắc, xã Tân Bắc),... tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ lưu trú theo loại hình homestay (ngủ tại bản), đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa cộng đồng của nhân dân địa phương và nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu của du khách. Việc sử dụng trang phục truyền thống dân tộc Tày, Dao, Pà Thẻn vẫn được duy trì trong đời sống hàng ngày của những người cao tuổi. Nghề dệt thổ cẩm, đan lát và nghề rèn được khôi phục và duy trì phát triển tại các HTX như HTX dệt thổ cẩm dân tộc Pà Thẻn, xã Tân Bắc, dân tộc Tày, xã Xuân Giang, xưởng rèn thủ công xã Xuân Giang... Gắn liền với đó là việc nâng cao chất lượng và đa dạng các mặt hàng lưu niệm, các sản phẩm DL tại các làng văn hóa DLCĐ, mỗi làng có ít nhất từ 10 mặt hàng lưu niệm trở lên được sản xuất thủ công.

Cùng với đó, cấp ủy, chính quyền huyện Quang Bình cũng tăng cường huy động mọi nguồn lực xã hội, sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh vào việc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ gắn với giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tạo bước đột phá trong phát triển DL của địa phương. Đến nay, cơ bản 14/15 xã, thị trấn có hệ thống giao thông được trải nhựa, bê - tông hóa; các tuyến đường nội thôn, liên thôn, liên xã được cứng hóa trên 80%, cơ bản đã đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách. Các cơ sở lưu trú phục vụ khách DL được đầu tư xây dựng và hoàn thiện, toàn huyện hiện có 1 khách sạn, 5 nhà nghỉ, 6 nhà lưu trú cộng đồng theo loại hình homestay. Dịch vụ ăn uống tại các điểm DL cơ bản đáp ứng yêu cầu của mọi du khách. Hạ tầng thông tin từng bước được đầu tư xây dựng và nâng cấp đáp ứng yêu cầu tại các làng DLCĐ. Do vậy, lượng khách đến tham quan trong thời gian qua, nhất là những tháng đầu năm 2015 tăng đáng kể, lên đến 782 lượt, tăng gần 3 lần so với năm 2009; doanh thu từ dịch vụ DL từng bước mang lại hiệu quả.

Có thể khẳng định ngành DL hơn hết là góp phần quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Do đó, trong thời gian tới huyện Quang Bình sẽ chú trọng đầu tư nhiều hơn nữa cho phát triển DL, khai thác tối đa tiềm năng thế mạnh của địa phương. Đồng thời với việc nâng cao nhận thức cho cấp ủy, chính quyền cơ sở và người dân, huyện sẽ tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu hình ảnh, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, cũng như nâng cao hơn nữa chất lượng thương mại, dịch vụ DL, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân trên địa bàn.

PV


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hà Giang tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT đạt 81,96%

BHG - Sau khi công bố kết quả kỳ thi THPT quốc gia 2015, Bộ GD-ĐT tiếp tục thông báo kết quả chấm thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2015, theo đó tỉnh Hà Giang có tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT là 81,96%. Với kết quả này, Hà Giang có tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT thuộc tốp 2 cả nước (tốp 1 là tỉnh có tỷ lệ học sinh đỗ trên 90%, tốp 2 là 80-90%, tốp 3 là 70-80%).

27/07/2015
Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh khảo sát ngôi Nhà cổ và Hang động tại xã Lũng Táo (Đồng Văn)

BHG- Ngày 25.7, đồng chí Triệu Tài Vinh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã đi khảo sát ngôi Nhà cổ tại thôn Há Súng và hang động trên địa bàn thôn Nhù Sang, xã Lũng Táo, huyện Đồng Văn. 

27/07/2015
Tỉ lệ tốt nghiệp THPT đạt 91,58%: Thấp... hợp lý

Tối 23.7, sau một ngày công bố kế quả kỳ thi THPT quốc gia 2015, Bộ GD-ĐT tiếp tục thông báo kết quả chấm thi và xét công nhận tốt nghiệp năm 2015.

24/07/2015
Hội nghị tổng kết đánh giá triển khai Mạng giáo dục Việt Nam - vnEdu

BHG- Chiều 23.7, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Viễn thông Hà Giang (VNPT) tổ chức Hội nghị tổng kết giai đoạn I, ký kết triển khai giai đoạn 2 "Hệ thống mạng giáo dục Việt Nam - vnEdu" và lễ trao học bổng "VNPT - Chắp cánh tài năng Việt". Dự hội nghị có lãnh đạo Sở TT&TT, Sở GD&ĐT, VNPT Hà Giang; đại diện Phòng Giáo dục - Đào tạo các huyện, thành phố và một số trường học trên địa bàn tỉnh…

23/07/2015