Hội nghị trao đổi kinh nghiệm về đưa văn hóa truyền thống các dân tộc vào trường học tại Xín Mần

14:59, 26/05/2015

BHG- Ngày 26.5, tại huyện Xín Mần, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm về đưa văn hóa truyền thống các dân tộc vào trường học. Tới dự có các đồng chí Triệu Tài Vinh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bàn Đức Vinh, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Trần Đức Quý, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các ban, ngành của tỉnh; Thường trực UBND, lãnh đạo Phòng GD&ĐT, Phòng VHTT&DL các huyện, thành phố.

Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh phát biểu tại Hội nghị.
Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh phát biểu tại Hội nghị.

Năm 2013, huyện Xín Mần đã xây dựng Đề án và ra Nghị quyết chuyên đề về đưa văn hóa truyền thống các dân tộc vào truyền dạy tại các trường học. Sau hơn một năm thực hiện, huyện đã xây dựng được hội nghệ nhân dân gian, huy động sự vào cuộc của toàn xã hội, tổ chức được 39 lớp, cho 897 thầy cô giáo; 195 lớp tập huấn cho hơn 13.500 học sinh của 42/62 trường học. Thông qua việc truyền dạy 100% số học sinh được truyền dạy đã nhận thức sâu sắc hơn về giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn. Đến nay, có hơn 8.800/13.500 học sinh trên địa bàn huyện đã biết chơi một số trò chơi dân gian của các dân tộc, như: Múa hát, hát Cọi của dân tộc Tày; múa ngựa giấy của dân tộc Nùng; múa trống của dân tộc Dao; múa gậy đồng xu của dân tộc Mông; các môn thể thao, như: đẩy gậy, kéo co, đánh Yến, đánh Sảng, tung Còn và 20% số học sinh bết sử dụng một số loại nhạc cụ… Qua thực tế cho thấy: Việc đưa văn hóa truyền thống vào truyền dạy trong trường học được các bậc phụ huynh học sinh đồng tình ủng hộ nhiệt tình vì qua đây đã giúp cho các em học sinh hiểu biết hơn về văn hóa truyền thống các dân tộc, có thêm sân chơi lành mạnh, bổ ích, biết tôn trọng những nét văn hóa dân tộc mình, từ đó khơi dậy tinh thần đoàn kết, gắn bó, lòng tự tôn dân tộc, yêu quê hương, đất nước, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc  

Tại Hội nghị các đại biểu đã tập trung thảo luận về vị trí, tầm quan trọng, đánh giá kết quả, kinh nghiệm triển khai đưa văn hóa truyền thống vào truyền dạy trong các trường học, đồng thời bàn các giải pháp để nhân rộng mô hình này trên địa bàn toàn tỉnh trong thời gian tới.

Phát biểu tại Hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh nhấn mạnh: Đề án đưa văn hóa truyền thống các dân tộc vào truyền dạy tại các trường học đã phát huy hiệu quả rõ rệt. Bí thư Tỉnh ủy ghi nhận cách làm của huyện Xín Mần bài bản từ việc ban hành Nghị quyết, xây dựng Đề án của từng bộ phận; thành lập Ban chỉ đạo đồng bộ và quá trình tài liệu hóa để tập huấn kịp thời; làm tốt công tác phối hợp giữa các phòng chức năng, các ban, ngành và hội nghệ nhân dân gian. Cùng với đó, tỉnh ta đã có rất nhiều mô hình được nhân rộng, trong đó có hội nghệ nhân dân gian; những mô hình đưa kỹ năng sống vào trường học; tổ tư vấn bảo tồn phát huy bản sắc dân tộc thiểu số trực thuộc Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và trung tâm sản xuất chương trình truyền hình tiếng dân tộc… Tuy nhiên, đây là mô hình hay, nhưng nội dung chủ yếu mới tập trung vào văn hóa, văn nghệ, trò chơi chưa đi vào được văn hóa tâm linh và Đề án này chưa có đủ thời gian để tổng kết cũng như chưa có kế hoạch sâu, dài hơi và phải có tiếp tục có sự khảo sát, xây dựng kế hoạch, chương trình dài hơi trong cả quá trình học tập của học sinh tại nhà trường hợp theo từng độ tuổi, lớp. Đề nghị huyện Xín Mần đánh giá thêm về vấn đề từng trò chơi theo từng độ tuổi cần tiếp tục đánh giá, bổ sung… Những chỉ đạo, thảo luận tại hội nghị các huyện phải tiếp thu kinh nghiệm, bổ sung những nội dung mới, phù hợp vào chương trình, kế hoạch của huyện đang triển khai. Cùng với đó, thời gian tới, tỉnh sẽ ban hành Nghị quyết chuyên đề về đưa kỹ năng sống, văn hóa dân tộc thiểu số vào trường học; còn vấn đề truyền nghề, văn hóa tâm linh về nông thôn các huyện, thành phố cần học tập kinh nghiệm của huyện Hoàng Su Phì. Riêng về chính sách, nghệ nhân dân gian sẽ có chế độ đầy đủ; tỉnh tiếp tục đề nghị các huyện tích cực vận động nghệ nhân dân gian tích cực khôi phục các hoạt động, trò chơi dân gian, lễ hội gắn với du lịch. Kết quả của hội nghị này đề nghị các huyện phải lấy kinh nghiệm của huyện Xín Mần để nhân rộng mô hình tại huyện của mình. Đây mới chính là nền tảng cho sự phát triển du lịch bền vững.

Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh cùng đoàn công tác tham quan mô hình tại trường THCS Liên Việt, thị trấn Cốc Pài (Xín Mần).
Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh cùng đoàn công tác tham quan mô hình tại trường THCS Liên Việt, thị trấn Cốc Pài (Xín Mần).

Trước đó, Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh cùng đoàn công tác đã tới tham quan mô hình tại trường Tiểu học xã Nàn Ma; trường PTDT Nội trú huyện Xín Mần và trường THCS Liên Việt, thị trấn Cốc Pài (Xín Mần).

Phi Anh


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đại hội Hội Khuyến học phường Minh Khai khóa 2

BHG- Ngày 25.5, Hội Khuyến học phường Minh Khai tổ chức Đại hội khóa 2, nhiệm kỳ 2015 – 2020. 

26/05/2015
Đậm đà bản sắc chợ "Phong lưu" Sơn Vĩ

BHG- Mèo Vạc lâu nay nổi tiếng với "Chợ tình Khau Vai"- phiên chợ của những mối tình trắc trở tìm về bên nhau vào duy nhất một ngày 27.3 âm lịch. Thế nhưng, ít ai biết đến mảnh đất biên cương xa xôi còn có một phiên chợ "độc nhất vô nhị", mang đậm nét văn hóa truyền thống của người dân trên miền Cao nguyên đá. Nơi đây, vẫn còn nét nguyên sơ của một phiên chợ đậm chất "tình" - chợ "Phong lưu" Sơn Vĩ.

23/05/2015
Hoàng Su Phì sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT

BHG- Năm học 2014 – 2015 là năm đầu tiên Bộ GD&ĐT áp dụng kỳ thi THPT Quốc gia với nhiều điểm mới từ hình thức tổ chức, đề thi, xét công nhận tốt nghiệp, xét tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng. Chỉ còn hơn một tháng nữa kỳ thi diễn ra nhưng thời gian này, các trường THPT trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì đã và đang gấp rút ôn tập cho các em để đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi sắp tới.

23/05/2015
Giành Huy chương Vàng Liên hoan Tiếng hát Làng Sen 2015

BHG- Chương trình Liên hoan Nghệ thuật quần chúng Tiếng hát Làng Sen toàn quốc năm 2015 diễn ra trong 3 ngày (17 - 19/5) tại Nhà văn hoá Lao động tỉnh,  thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. 

22/05/2015