Quy chế phối hợp cung cấp thông tin và vận hành đón lũ, xả lũ đối với nhà máy thủy điện trên lưu vực Sông Miện, Sông Lô trên địa bàn tỉnh Hà Giang

20:16, 30/07/2018

CHƯƠNG I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng.

Quy chế này quy định việc phối hợp vận hành, điều tiết xả lũ các hồ chứa thủy điện và chế độ thông tin, báo cáo của các nhà máy thủy điện trên lưu vực Sông Lô, Sông Miện thuộc địa bàn tỉnh Hà Giang gồm: Hồ chứa các thủy điện Sông Miện, Thái An, Thuận Hòa, Sông Miện 5, Sông Miện 5A, Sông Miện 6, Sông Lô 2, Sông Lô 4, Sông Lô 6 trong mùa mưa lũ với Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT & TKCN), Ban chỉ huy PCTT & TKCN các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Vị Xuyên, Bắc Quang và thành phố Hà Giang, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường.

Các quy định không đề cập trong Quy chế này các đơn vị quản lý, vận hành nhà máy thủy điện phải tuân thủ thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng.

Quy chế này áp dụng đối với các đơn vị quản lý, vận hành các nhà máy thủy điện trên lưu vực sông Lô, sông Miện gồm: Công ty cổ phần thủy điện Bát Đại Sơn, Công ty cổ phần thủy điện Thái An, Công ty cổ phần thủy điện Thuận Hòa Hà Giang, Công ty cổ phần thủy điện Sông Miện 5, Công ty cổ phần thủy điện Sông Miện 6, Công ty TNHH Thanh Bình, Công ty cổ phần thủy điện Sông Lô 4, Công ty TNHH Xuân Thiện Hà Giang (sau đây gọi chung là đơn vị quản lý, vận hành nhà máy thủy điện).

Điều 3. Nguyên tắc phối hợp.

1. Quy định về thời kỳ mưa lũ: Từ ngày 01 tháng 6 đến ngày 30 tháng 11 hàng năm, trong thời điểm này các đơn vị quản lý, vận hành nhà máy thủy điện tuyệt đối tuân thủ nghiêm ngặt Quy trình vận hành hồ chứa đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo an toàn cho các công trình, tính mạng, tài sản, đất đai, hoa màu tại khu vực lòng hồ, phía hạ du.

2. Nguyên tắc phối hợp vận hành, thông tin liên lạc giữa các nhà máy thủy điện:

Trong thời kỳ mưa, lũ các đơn vị quản lý, vận hành nhà máy thủy điện phải phối hợp chặt chẽ với nhau trong công tác vận hành nhà máy, điều tiết hồ chứa hợp lý, thường xuyên duy trì thông tin liên lạc với nhau về chế độ vận hành xả nước của các nhà máy để chủ động trong công tác vận hành nhằm đảm bảo chế độ vận hành tối ưu và điều tiết hồ chứa hiệu quả, an toàn.

Tuân thủ theo quy định pháp luật về vận hành an toàn hồ đập thủy điện, thực hiện đúng Quy trình vận hành hồ chứa, Quy chế phối hợp giữa các thủy điện.., duy trì báo cáo thông tin theo quy định về Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh, Ban chỉ huy PCTT & TKCN các huyện, thành phố Hà Giang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường để có sự chỉ đạo kịp thời nhằm giảm thiểu thiệt hại quá trình xả nước gây ra.

Điều 4. Các thông số kỹ thuật cơ bản hồ chứa thủy điện trong Quy trình vận hành hồ chứa được cấp có thẩm quyền phê duyệt (Phụ lục 1 đính kèm).

Điều 5. Cập nhật thông tin.

Khi Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hà Giang cảnh báo có khả năng xuất hiện lũ lớn ngoài thời gian quy định tại Điều 3 (từ ngày 01 tháng 6 đến ngày 30 tháng 11 hàng năm) Thủ trưởng đơn vị quản lý, vận hành nhà máy thủy điện quyết định việc vận hành hồ chứa, đồng thời báo cáo kịp thời cho Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Ban chỉ huy PCTT & TKCN các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Vị Xuyên, Bắc Quang và thành phố Hà Giang, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường biết không chậm hơn 4 giờ (bốn giờ) kể từ khi Thủ trưởng các đơn vị quản lý hồ quyết định việc vận hành.

Chương II

PHỐI HỢP VẬN HÀNH CÁC HỒ THỦY ĐIỆN TRÊN SÔNG MIỆN, SÔNG LÔ TRONG MÙA MƯA, LŨ

Điều 7. Nguyên tắc phối hợp vận hành bảo đảm an toàn công trình.

1. Trong quá trình vận hành các hồ, đơn vị quản lý cần theo dõi, cập nhật thông tin về lưu lượng thực đo và thông tin dự báo lưu lượng đến hồ từ 6 giờ đến 12 giờ sau đó để điều chỉnh quá trình xả lũ cho phù hợp với tình hình thực tế.

Các hồ có dung tích toàn bộ từ 3 triệu m3 trở lên phải quan trắc lượng mưa tại đập chính, mực nước tại thượng lưu và hạ lưu đập chính; tính toán lưu lượng đến hồ, lưu lượng xả, lưu lượng tháo qua tua bin, dự tính khả năng gia tăng mực nước hồ theo lưu lượng đến hồ, tần suất 4 lần một ngày theo giờ Hà Nội vào 01 giờ, 07 giờ, 13 giờ và 19 giờ trong mùa lũ, 2 lần một ngày vào 07 giờ, 19 giờ trong mùa cạn. Trường hợp vận hành chống lũ, tần suất quan trắc, tính toán tối thiểu một giờ một lần.

2. Trong mùa lũ các các đơn vị quản lý, vận hành nhà máy thủy điện phải tuân thủ nghiêm ngặt Quy trình vận hành hồ chứa đã được Bộ Công Thương và Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt cho từng hồ. Trong thời gian lũ lên, việc mở các cửa xả của các hồ chứa phải tiến hành lần lượt để tổng lưu lượng xả xuống hạ du (kể cả xả qua các tuabin bằng hoặc không được lớn hơn tổng lưu lượng đến hồ, cộng trừ sai số cho phép là lưu lượng xả của một cửa xả đáy (nếu có) nhà máy thủy điện).

3. Sau đỉnh lũ, phải đưa mực nước hồ dần về cao trình mực nước dâng bình thường.

Điều 8. Vận hành hồ giảm lũ cho hạ du.

1. Cao trình mực nước chết quy định tại Bảng 1

Hồ

Sông Miện

Thái An

Thuận Hòa

Sông Miện 5

Sông Miện 5A

Sông Miện 6

Sông Lô 2

Sông Lô 4

Sông Lô 6

Mực nước chết (m)

458,7

424

223

154

116

105

91,5

71

55

2. Ngưỡng lưu lượng gây lũ cho hồ được quy định tại Bảng 2

Hồ

Sông Miện

Thái An

Thuận Hòa

Sông Miện 5

Sông Miện 5A

Sông Miện 6

Sông Lô 2

Sông Lô 4

Sông Lô 6

Thời đoạn

01/6÷30/11

01/6÷30/11

01/6÷30/11

01/6÷30/11

01/6÷30/11

01/6÷30/11

01/6÷30/11

01/6÷30/11

01/6÷30/11

Lưu lượng nước (m3/s)

500

700

750

800

850

1.500

2.500

3.500

4.800

(Lưu lượng gây lũ trong Bảng 2 được xác định trên cơ sở thực tế trong đợt mưa lũ ngày 24/6/2018-26/6/2018 tại hồ chứa  nhà máy thủy điện trên lưu vực Sông Lô, Sông Miện)

3. Phối hợp các hồ vận hành xả nước đón lũ:

a) Khi Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hà Giang và Công điện chỉ đạo của cấp có thẩm quyền về cảnh báo thiên tai (áp thấp, bão, mưa lớn, lũ ống, lũ quét...) và có khả năng xuất hiện trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Trước 12 giờ trước khi xuất hiện mưa lớn các hồ chứa thủy điện phải thực hiện biện pháp hạ thấp mực nước của hồ bằng hoặc xuống dưới mực nước quy định tại Bảng 1 để thực hiện công tác đón lũ trên lưu vực.

b) Khi mực nước các hồ đang cao hơn mực nước dâng bình thường, các hồ phối hợp xả lũ, đón lũ như sau:

- Hồ thủy điện Sông Miện: nếu dự báo trong 24 giờ tới lưu lượng nước đến hồ có khả năng vượt ngưỡng lưu lượng gây lũ cho hồ 500 m3/s (Bảng 2) hoặc đột biến thì vận hành xả nước đón lũ với tổng lưu lượng xả bằng lưu lượng đến hồ để duy trì mực nước và hạ dần mực nước hồ bằng hoặc thấp hơn cao trình mực nước quy định tại Bảng 1 sau khi hết lũ;

- Các hồ chứa còn lại: Thái An, Thuận Hòa, Sông Miện 5, Sông Miện 5A, Sông Miện 6, Sông Lô 2, Sông Lô 4, Sông Lô 6 thực hiện tương tự như đối với hồ thủy điện Sông Miện.

4. Phối hợp vận hành các hồ giảm lũ cho hạ du:

a)  Khi các hồ thủy điện Sông Miện, Thái An, Thuận Hòa, Sông Miện 5, Sông Miện 5A, Sông Miện 6, Sông Lô 2, Sông Lô 4, Sông Lô 6 kết thúc quá trình xả nước đón lũ, mực nước hồ đã được đưa về mực nước bằng hoặc thấp hơn mực nước quy định tại Bảng 1 thì vận hành hồ với tổng lưu lượng xả nhỏ hơn lưu lượng đến hồ.

b) Nếu dự báo trong 6 đến 12 giờ tới lũ về hồ đạt đỉnh, phối hợp vận hành giảm lũ cho hạ du như sau:

- Hồ thủy điện Sông Miện: Căn cứ vào lưu lượng đến hồ, mực nước hồ thực đo hiện tại, vận hành hồ với tổng lưu lượng xả nhỏ hơn lưu lượng đến hồ để cắt giảm lũ cho hạ du, khi mực nước lên bằng cao trình mực nước dâng bình thường thì được phép xả lưu lượng bằng lưu lượng nước về hồ.

- Các hồ chứa còn lại: Thái An, Thuận Hòa, Sông Miện 5, Sông Miện 5A, Sông Miện 6, Sông Lô 2, Sông Lô 4, Sông Lô 6 thực hiện tương tự như đối với hồ thủy điện Sông Miện.

- Khi bất kỳ nhà máy nào trên lưu vực Sông Miện có thông báo xả lũ thì lập tức các nhà máy thủy điện trên Sông Lô phải đưa hồ chứa về mực nước chết theo quy định tại Bảng 1 và dần đưa về mực nước của dòng sông tự nhiên.

5. Vận hành để đảm bảo an toàn công trình: khi mực nước hồ vượt mực nước dâng bình thường và lũ đầu nguồn vẫn tiếp tục lên cao thì thực hiện chế độ vận hành đảm bảo an toàn công trình theo Quy trình vận hành của hồ đã được cấp có thẩm quyền ban hành.

Chương III

QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM VÀ TỔ CHỨC VẬN HÀNH CÁC HỒ CHỨA ĐỂ GIẢM LŨ CHO HẠ DU

Điều 9. Trách nhiệm của UBND tỉnh, Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh.

1. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp ứng phó với tình huống lũ, lụt trên địa bàn; chỉ đạo, giám sát các đơn vị quản lý, vận hành nhà máyliên quan trên địa bàn thực hiện vận hành các hồ chứa đúng theo Quy chế này.

2. Tổ chức thường trực, cập nhật, theo dõi diễn biến tình hình thời tiết, mưa lũ trên địa bàn và vận hành của các hồ: Sông Miện, Thái An, Thuận Hòa, Sông Miện 5, Sông Miện 5A, Sông Miện 6, Sông Lô 2, Sông Lô 4, Sông Lô 6, để chỉ đạo phòng, chống lũ, lụt và xử lý các tình huống bất thường có ảnh hưởng đến an toàn vùng hạ du.

3. Khi nhận được thông báo đóng mở cửa xả các hồ Sông Miện (nước tràn qua đập tự do), Thái An, Thuận Hòa, Sông Miện 5, Sông Miện 5A, Sông Miện 6, Sông Lô 2, Sông Lô 4, Sông Lô 6, Trưởng ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thành phố triển khai ngay các biện pháp chủ động đối phó phù hợp với từng tình huống nhằm hạn chế thiệt hại do việc xả lũ gây ra.

4. Bố trí kinh phí để thực hiện mua sắm thiết bị lưu giữ thông tin, giám sát các hoạt động có liên quan công tác đón lũ, tích nước, xả lũ của các đập thủy điện trên địa bàn tỉnh từ nguồn kinh phí phòng chống thiên tai của tỉnh.

Điều 10. Trách nhiệm của UBND và Ban chỉ huy PCTT & TKCN các huyện và thành phố Hà Giang thuộc phạm vi ảnh hưởng trực tiếp của việc xả lũ: khi lũ, bão, thiên tai xảy ra, UBND các huyện, thành phố phải chủ động ứng phó và khắc phục hậu quả theo phương châm “bốn tại chỗ”; chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền quản lý của mình có quy định và hướng dẫn cụ thể về quy trình huy động nguồn lực, phân phối nguồn lực và các công việc khác để chủ động đối phó, cứu trợ, khắc phục hậu quả khi thiên tai, tai nạn xảy ra.

Điều 11. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Công Thương.

1. Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị quản lý, vận hành các hồ thủy điện Sông Miện, Thái An, Thuận Hòa, Sông Miện 5, Sông Miện 5A, Sông Miện 6, Sông Lô 2, Sông Lô 4, Sông Lô 6 vận hành theo đúng Quy trình vận hành hồ chứa đã được Bộ Công Thương, UBND tỉnh Hà Giang phê duyệt và các nội dung phối hợp trong Quy chế này.

2. Giám sát việc Chủ các đập thủy điện thực hiện công tác đón lũ, tích nước, xả lũ qua hệ thống quan sát trực tiếp tại các đập thủy điện kể từ khi có Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hà Giang và Công điện chỉ đạo của cấp có thẩm quyền về cảnh báo thiên tai (áp thấp, bão, mưa lớn, lũ ống, lũ quét...) và có khả năng xuất hiện trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

3. Trước khi các hồ xả lũ khẩn cấp đảm bảo an toàn cho công trình đầu mối, Sở Công Thương phối hợp với Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh để chỉ đạo chống lũ cho vùng hạ du.

4. Phối hợp với Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh cập nhật, theo dõi diễn biến tình hình thời tiết, mưa lũ trên địa bàn và vận hành của các hồ: Sông Miện, Thái An, Thuận Hòa, Sông Miện 5, Sông Miện 5A, Sông Miện 6, Sông Lô 2, Sông Lô 4, Sông Lô 6 để chỉ đạo phòng, chống lũ, lụt và xử lý các tình huống bất thường có ảnh hưởng đến an toàn vùng hạ du.

5. Chỉ đạo cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra việc vận hành các hồ chứa giảm lũ cho hạ du theo quy định.

 Điều 12. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường

1. Phối hợp với Đài khí tượng thủy văn tỉnh thực hiện công tác dự báo, cảnh báo và cung cấp số liệu khí tượng, thủy văn cho các đơn vị quản lý, vận hành nhà máychứa; UBND tỉnh; Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh.

2. Chỉ đạo các đơn vị quản lý, vận hành nhà máy thủy điện thực hiện việc cung cấp và thông báo kịp thời thông tin vận hành và xả nước của hệ thống hồ thủy điện cho các cơ quan có liên quan. Đối với hồ chứa có dung tích toàn bộ từ 3 triệu m3 trở lên thực hiện chế độ quan trắc và báo cáo theo quy định.

Điều 13. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1. Chỉ đạo Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh cập nhật, theo dõi diễn biến tình hình thời tiết mưa, lũ trên địa bàn và công tác vận hành của các hồ chứa thủy điện: Sông Miện, Thái An, Thuận Hòa, Sông Miện 5, Sông Miện 5A,  Sông Miện 6, Sông Lô 2, Sông Lô 4, Sông Lô 6 để tham mưu, chỉ đạo phòng chống lũ, lụt và xử lý các tình huống bất thường có ảnh hưởng đến an toàn vùng hạ du.

2. Phối hợp với Sở Công Thương kiểm tra, giám sát các đơn vị quản lý, vận hành nhà máy thực hiện việc thành lập, kiện toàn và hoạt động của Ban chỉ huy phòng chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại đơn vị theo quy định.

Điều 14. Trách nhiệm của Báo Hà Giang, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh.

1. Tuyên truyền, phổ biến các nội dung có liên quan đến Quy chế này trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân địa phương biết.

2. Thông báo các quy định về tín hiệu xả lũ, cảnh báo lũ, phát điện vùng hạ du của hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh.

Điều 15. Trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị quản lý, vận hành nhà máy.

1. Ban hành lệnh và tổ chức thực hiện vận hành hồ chứa thuộc phạm vi quản lý của mình theo quy định trong Quy chế này.

2. Tổ chức quan trắc, thu thập thông tin, theo dõi tình hình khí tượng, thủy văn, dự báo lượng nước đến hồ, mực nước hồ, tính toán các phương án vận hành hồ chứa. Báo cáo kết quả quan trắc về Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định.

3. Trước khi vận hành mở cửa xả đầu tiên để đón lũ phải thông báo trước ít nhất 02-05giờ đến UBND tỉnh; Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, Sở Công Thương.

Trường hợp có lệnh vận hành các cửa xả của hồ Sông Miện (nước tràn qua đập tự do), Thái An, Thuận Hòa, Sông Miện 5, Sông Miện 5A, Sông Miện 6, Sông Lô 2, Sông Lô 4, Sông Lô 6 thủ trưởng đơn vị quản lý vận hành các hồ phải thông báo ngay đến UBND tỉnh, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, Ban chỉ huy PCTT& TKCN huyện, thành phố, Sở Công Thương để theo dõi.

4. Trường hợp các hồ xả lũ khẩn cấp đảm bảo an toàn cho công trình đầu mối, hoặc xảy ra tình huống bất thường, không thực hiện được đúng theo Quy chế này thì Thủ trưởng các đơn vị quản lý, vận hành phải báo cáo ngay cho Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh để chỉ đạo xử lý, đồng thời báo cáo UBND tỉnh biết để xử lý theo thẩm quyền. Trường hợp mất thông tin liên lạc, thì Thủ trưởng đơn vị quản lý, vận hành nhà máy phải chủ động triển khai ngay các biện pháp đối phó phù hợp.

5. Thông báo kịp thời thông tin cho các địa phương thuộc phạm vi bán ngập và vùng ảnh hưởng phía hạ lưu công trình mình.

Điều 16. Trách nhiệm về an toàn các công trình.

1. Lệnh vận hành các hồ thủy điện Sông Miện, Thái An, Thuận Hòa, Sông Miện 5, Sông Miện 5A, Sông Miện 6, Sông Lô 2, Sông Lô 4, Sông Lô 6 điều tiết lũ trái với các quy định trong các quy chế được ban hành dẫn đến công trình đầu mối, hệ thống các công trình thủy lợi, giao thông và dân sinh ở hạ du bị mất an toàn thì người ra lệnh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

2. Về thực hiện sai lệnh vận hành (Ca trực vận hành nhà máy) dẫn đến công trình đầu mối, hệ thống các công trình giao thông thủy lợi và dân sinh bị mất an toàn thì Thủ trưởng đơn vị quản lý vận hành nhà máy liên quan phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

3. Trong quá trình vận hành công trình, nếu phát hiện có nguy cơ xảy ra sự cố công trình đầu mối, đòi hỏi phải điều chỉnh tức thời thì Thủ trưởng đơn vị quản lý, vận hành nhà máy liên quan có trách nhiệm triển khai ngay các biện pháp ứng phó phù hợp, đồng thời báo cáo với Ban chỉ đạo PCTT Trung ương, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh Hà Giang, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường các hồ ở bậc thang phía trên và phía dưới, nhân dân phía thượng lưu, hạ lưu công trình để kịp thời phối hợp, ứng phó, xử lý cần thiết.

4. Trước tháng 6 hàng năm là thời kỳ tổng kiểm tra trước mùa lũ, Thủ trưởng đơn vị quản lý, vận hành nhà máy có trách nhiệm tổ chức kiểm tra các trang thiết bị, các hạng mục công trình và tiến hành sửa chữa để đảm bảo vận hành theo chế độ làm việc quy định. Kết quả kiểm tra, khắc phục sửa chữa (nếu có) phải được gửi về UBND tỉnh, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, Sở Công Thương để theo dõi, chỉ đạo.

Điều 17. Chế độ và phương thức thông tin, báo cáo vận hành công trình.

1. Thông báo việc xả lũ của các hồ thủy điện Sông Miện, Thái An, Thuận Hòa, Sông Miện 5, Sông Miện 5A, Sông Miện 6, Sông Lô 2, Sông Lô 4, Sông Lô 6 đến UBND tỉnh, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, Ban chỉ huy PCTT&TKCN các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Vị Xuyên, Bắc Quang và thành phố Hà Giang và các xã, phường thuộc phạm vi ảnh hưởng, Báo Hà Giang, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh và các Đài phát thanh địa phương, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh và tất cả các đơn vị quản lý, vận hành nhà máy liên quan (Sông Miện phải thông tin tới: Thái An, Thuận Hòa, Sông Miện 5, Sông Miện 5A, Sông Miện 6, Sông Lô 2, Sông Lô 4, Sông Lô 6. Thái An phải thông tin cho: Sông Miện,  Thuận Hòa, Sông Miện 5, Sông Miện 5A, Sông Miện 6, Sông Lô 2, Sông Lô 4, Sông Lô 6....)

2. Các thông báo, kiến nghị, trao đổi có liên quan đến việc vận hành điều tiết lũ các hồ thủy điện Sông Miện, Thái An, Thuận Hòa, Sông Miện 5, Sông Miện 5A, Sông Miện 6, Sông Lô 2, Sông Lô 4, Sông Lô 6 đều phải thực hiện bằng văn bản, fax, thông tin trực tiếp qua điện thoại, Email, sau đó bản gốc được gửi để theo dõi, đối chiếu và lưu hồ sơ quản lý.

4. Khi vận hành các công trình xả lũ theo chế độ khẩn cấp, Thủ trưởng các đơn vị quản lý, vận hành nhà máy liên quan phải thông báo ngay và báo cáo liên tục cho UBND tỉnh, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, Ban chỉ huy PCTT&TKCN các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Vị Xuyên, Bắc Quang, thành phố Hà Giang và các xã thuộc phạm vi ảnh hưởng, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh để chỉ đạo chống lũ cho hạ du và thông báo cho người dân kịp thời phối hợp xử lý.

Điều 18. Trách nhiệm về cung cấp thông tin, số liệu.

1. Khi nhận định có khả năng xuất hiện lũ, Đài Khí tượng thủy văn tỉnh có trách nhiệm cung cấp cho Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh và các đơn vị quản lý, vận hành nhà máycác số liệu sau:

a) Các trị số thực đo: mưa, mực nước, lưu lượng toàn bộ mạng quan trắc thuộc hệ thống sông Lô và sông Miện trong 24 giờ qua.

b) Định kỳ 6 giờ một lần các trị số dự báo trong thời gian lũ: mực nước 6 giờ, 12 giờ, 18 giờ, 24 giờ.

c) Báo cáo tình hình thời tiết 24 giờ qua và nhận định xu thế diễn biến thời tiết 24 giờ tới, trước 15 giờ hàng ngày.

Việc cung cấp các thông tin trên, được thực hiện theo một trong các phương thức sau:

- Bằng fax;

- Chuyển bản tin bằng liên lạc;

- Chuyển bản tin bằng mạng máy tính;

- Thông tin trực tiếp qua điện thoại.

2. Giám đốc các đơn vị quản lý, vận hành nhà máy có trách nhiệm:

a) Về thời gian chế độ báo cáo định kỳ được thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều 7 Quy chế này cho Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban chỉ huy PCTT&TKCN các huyện Yên Minh, Quản Bạ, Vị Xuyên, Bắc Quang và thành phố Hà Giang số liệu của các lần quan trắc, đo đạc được thực hiện theo chế độ lũ theo bảng sau:

Ngày, giờ đo

 

Mực nước ( m)

Dung tích hồ chứa còn trống     ( m3)

Lưu lượng nước ( m3/s)

Dự kiến trong

 6-12 giờ tới

Công cụ đo quan trắc

Dâng bình thường

Đón lũ/ Trước lũ

Hiện tại

Dung tích hồ còn trống

Về hồ

Qua tổ máy

Qua cửa  xả

Về hạ du

Khả năng mực nước (m)

Lưu lượng nước về hồ (m3/s)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Báo cáo Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban chỉ huy PCTT&TKCN các huyện Yên Minh, Quản Bạ, Vị Xuyên, Bắc Quang và thành phố Hà Giang về trạng thái làm việc của công trình trong thời gian lũ.

c) Sau 24 giờ kể từ khi kết thúc mưa lũ, thực hiện chế độ báo cáo Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố kiểm tra tình trạng ổn định, an toàn của công trình, thiết bị, những ảnh hưởng xói lở ở hạ lưu đập, công tác phối hợp kiểm tra thiệt hại vùng hạ du (nếu có), lập báo cáo diễn biến lũ, sửa chữa các hư hỏng nguy hiểm đe dọa đến sự ổn định, an toàn của công trình và thiết bị.

          d) Cung cấp hệ thống quan sát trực tiếp mực nước tại đập thủy điện cho cơ quan quản lý nhà nước (Sở Công Thương hoặc Thường trực Ban chỉ huy PCTT &TKCN tỉnh Hà Giang) để giám sát các hoạt động có liên quan đến công tác quan trắc, đón, xả lũ.

 Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 18. Tổ chức thực hiện

1. Trưởng Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, Giám đốc các sở: Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và phát triển Nông thôn; Trưởng Ban chỉ huy PCTT&TKCN và Chủ tịch UBND các huyện Yên Minh, Quản Bạ, Vị Xuyên, Bắc Quang và thành phố Hà Giang; Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn tỉnh; Giám đốc các Công ty cổ phần thủy điện Bát Đại Sơn, Công ty cổ phần Thủy điện Thái An, Công ty cổ phần Thủy điện Thuận Hòa Hà Giang, Công ty cổ phần thủy điện Sông Miện 5, Công ty cổ phần thủy điện Sông Miện 6, Công ty TNHH Thanh Bình, Công ty cổ phần thủy điện Sông Lô 4, Công ty TNHH Xuân Thiện Hà Giang chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này.

2. Sở Công Thương có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện theo Quy chế này.

3. Nếu có sự thay đổi, điều chỉnh thông số hồ chưa thủy điện, thông tin trong danh sách tại quy chế này; Sở Công Thương cập nhật và gửi đến các đơn vị cùng biết.

4. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, nếu có vấn đề chưa phù hợp, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, đề nghị các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Công Thương để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Hà Thị Minh Hạnh


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Công bố công khai Quyết định điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu trung tâm xã Phong Quang, huyện Vị Xuyên

BHG - Ngày 28.5, Ban Quản lý Khu kinh tế đã có Thông báo số 85/TB-BQLKKT về việc công bố công khai Quyết định điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu trung tâm xã Phong Quang, huyện Vị Xuyên. Dưới đây là nội dung Thông báo.

29/05/2018
Chương trình hành động của BCH Đảng bộ tỉnh

BHG - Thực hiện Nghị quyết số 19 – NQ/TW, ngày 25.10.2017 của Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Ngày 25.5, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Chương trình hành động số 41-Ctr/TU. Báo Hà Giang điện tử đăng toàn văn nội dung này.

29/05/2018
Thành phố Hà Giang: Cấm các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình dựng rạp dưới lòng đường

BHG - Để khắc phục tình trạng các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình lấn chiếm lòng, lề đường để dựng rạp tổ chức đám hỏi, đám cưới, đám giỗ… gây mất trật tự, an toàn giao thông và mỹ quan đô thị và thực hiện nghiêm Luật Giao thông đường bộ, sớm lập lại trật tự, kỷ cương trên địa bàn; ngày 10.5.2018, UBND thành phố Hà Giang đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-UBND về việc cấm các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình dựng rạp dưới lòng đường.

28/05/2018
Dừng khai thác khoáng sản do Giấy phép khai thác hết hiệu lực

BHG - Căn cứ Công văn số 1000/STTMT-KSN ngày 19.7.2018, về việc chấm dứt hoạt động khai thác khoáng sản do Giấy phép hết hạn; giải quyết đề nghị cấp lại Giấy phép khai thác khoáng sản tại thân quặng I, mỏ sắt Suối Thâu, xã Minh Sơn (Bắc Mê), UBND tỉnh Hà Giang vừa có văn bản chỉ đạo Công ty Cổ phần thép An Khang thực hiện một số nội dung sau:

27/07/2018