Gần 400 triệu người mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh

15:33, 19/03/2022

Đến sáng 19/3, thế giới có tổng số 467.675.216 ca nhiễm và 6.092.924 ca tử vong vì dịch COVID-19. Trong một ngày qua, thế giới có thêm 1.630.733 ca nhiễm và 4.960 ca tử vong mới. Với 407.017 ca nhiễm mới, Hàn Quốc là quốc gia ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm nhất thế giới; trong khi Mỹ là quốc gia có số ca mới tử vong do COVID-19 nhiều nhất trên thế giới trong ngày qua với 684 ca.

Xét nghiệm COVID-19.
Xét nghiệm COVID-19.

Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cũng cho thấy tính đến sáng 19/3, đã có 399.043.601 ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 62.538.691 ca bệnh đang điều trị, có 62.475.917 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,9%) và 62.774 ca (chiếm 0,1%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện hoành hành tại 227 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Số liệu mới cập nhật trên trang web thống kê worldometers.info cho thấy trong ngày qua, châu Âu đã ghi nhận thêm 842.359 ca nhiễm và 1.812 ca tử vong mới vì COVID-19, nâng tổng số ca lên mức 169.266.445 ca nhiễm mới và 1.750.153 ca tử vong. Đây là châu lục có số ca nhiễm COVID-19 nhiều nhất thế giới. Đức, Pháp và Anh có số ca nhiễm mới trong ngày qua nhiều nhất châu Âu khi có thêm lần lượt 284.050; 97.579 và 90.349 ca nhiễm COVID-19 mới được ghi nhận. Trong khi đó, Nga là nước có số ca mới tử vong vì COVID-19 trong ngày qua cao nhất khu vực với 524 ca, tiếp sau đó là Đức (217 ca) và Italy (165 ca).

Với 130.650.186 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng 19/3, châu Á là khu vực có nhiều ca nhiễm thứ hai thế giới. Trong một ngày qua, châu lục ghi nhận thêm 596.560 ca nhiễm mới và 1.557 ca đã tử vong do COVID-19. Trong ngày qua, Hàn Quốc (407.017 ca), Nhật Bản (55.147 ca) và Thái Lan (27.071 ca) là 3 quốc gia có số ca nhiễm mới nhiều nhất châu Á; đồng thời Hàn Quốc cũng ghi nhận số ca mới tử vong do COVID-19 nhiều nhất châu lục trong ngày qua với 301 ca.

Là khu vực có số ca nhiễm nhiều thứ ba thế giới, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Bắc Mỹ cũng tiếp tục gia tăng, với 96.000.261 ca, trong đó có 1.430.386 ca tử vong và 69.870.419 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, với 29.803 ca nhiễm mới và 684 ca mới tử vong do COVID-19, Mỹ vẫn đứng đầu khu vực.

Trong khi đó, Nam Mỹ ghi nhận thêm 80.466 ca nhiễm và 597 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 55.577.404 ca và 1.270.880 ca tử vong. Trong ngày qua, Brazil là nước có số ca nhiễm và tử vong nhiều nhất khu vực khi có thêm 48.757 ca nhiễm mới và 380 ca tử vong mới do COVID-19.

Tính đến sáng 19/3, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 11.652.779 ca, trong đó có 251.962 ca tử vong và 10.816.921 ca bình phục. 24 giờ qua, Cộng hòa Mauritius có số ca nhiễm mới nhiều nhất khu vực với 153 ca; trong khi Congo có số ca mới tử vong do COVID-19 nhiều nhất (5 ca).

Tại châu Đại Dương, con số thống kê được ghi nhận là 4.527.420 ca nhiễm (tăng 63.409 ca) và 8.412 ca tử vong do dịch bệnh COVID-19 (tăng 32 ca). Đứng đầu danh sách thống kê trong khu vực trên trang worldometers.info hiện là Australia với 48.677 ca nhiễm mới và 29 ca tử vong mới do COVID-19 trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 3.816.633 ca, trong đó 5.694 ca tử vong.

Sau hơn 2 năm ứng phó với đại dịch COVID-19, nhiều nước đang chủ động thích ứng tốt với làn sóng dịch mới và từng bước trở lại cuộc sống trước đại dịch.

Ngày 18/3, với 338 phiếu thuận, 277 phiếu chống và 2 phiếu trắng, Quốc hội Đức đã phê chuẩn Luật Phòng, chống lây nhiễm sửa đổi, theo đó hầu hết các biện pháp hạn chế trên cả nước sẽ được dỡ bỏ, trừ những khu vực có chỉ số lây nhiễm cao. Luật mới sẽ thay thế cho các quy định trước đây, vốn sẽ hết hiệu lực từ ngày 20/3. Ngay sau đó, luật mới cũng đã được Hội đồng Liên bang Đức thông qua. Theo luật mới này, các quy định phòng, chống COVID-19 phần lớn sẽ vận dụng các quy định ở mức cơ bản, trong đó yêu cầu đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng. Ngoài ra, việc đeo khẩu trang và xét nghiệm vẫn được thực hiện tại các cơ sở dành cho nhóm người dễ bị tổn thương như các nhà dưỡng lão, phòng khám, các cơ sở y tế, ngoại trừ trường học và các cửa hàng. Bên cạnh đó, Đức sẽ vẫn áp dụng một số hạn chế đối với các điểm nóng lây lan dịch bệnh theo quyết định của chính quyền mỗi bang.

Cũng trong ngày 18/3, Tổng thống El Salvador Nayib Bukele cho biết nước này đã bắt đầu triển khai tiêm mũi 4 vaccine ngừa COVID-19 cho người dân trên 12 tuổi và cả người nước ngoài bất kể tình trạng nhập cư. Nhà lãnh đạo El Salvador nói rõ việc tiêm chủng là hoàn toàn tự nguyện và người dân có thể tiêm mũi 4 sau mũi 3 khoảng 90 ngày mà không cần đăng ký trước./.

Theo dangcongsan.vn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn kiểm tra tiến độ dự án nâng cấp đường Bắc Quang – Xín Mần
BHG - Sáng 17.3, đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra tình hình thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Bắc Quang – Xín Mần (ĐT.177). Cùng đi có lãnh đạo, chuyên viên các Sở: Tài chính, Tài nguyên & Môi trường, Giao thông - Vận tải, Văn phòng UBND tỉnh; Ban quản lý dự án ĐTXD công trình giao thông tỉnh...
17/03/2022
Từng bước “bình thường hóa” với dịch Covid-19
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trong thời gian tới, các cấp, ngành tiếp tục đề cao cảnh giác tuyệt đối không lơ là, chủ quan; chủ động có biện pháp phù hợp phòng, chống dịch bảo đảm “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19”, từng bước “bình thường hóa” với dịch Covid-19.
17/03/2022
Phiên họp thứ 9 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Chất vấn và trả lời chất vấn đối với lĩnh vực công thương, tài nguyên - môi trường
BHG - Ngày 16.3, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên họp thứ 9 trực tuyến đến điểm cầu các tỉnh, thành phố trong cả nước chất vấn và trả lời chất vấn về các vấn đề thuộc lĩnh vực công thương, tài nguyên - môi trường. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp. Dự phiên họp tại điểm cầu của tỉnh có các đồng chí: Đặng Quốc Khánh, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH khoá XV tỉnh Hà Giang; Hoàng Gia Long, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh
16/03/2022
Kiềm chế lạm phát trước thách thức mới
Kinh tế nước ta đang bước vào giai đoạn phục hồi sau tác động của đại dịch Covid-19 thì lại tiếp tục đối mặt với những thách thức mới: Giá nguyên, nhiên liệu, vật tư đầu vào của sản xuất tăng cao, đặc biệt là giá xăng dầu tăng liên tục trong thời gian qua, gây ra áp lực lạm phát rất lớn. Hiện các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đang chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp ứng phó để đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2022...
16/03/2022