Hà Giang

Đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam

12:56, 07/03/2023

BHG - Trong Đề cương Văn hóa Việt Nam 1943 Đảng ta xác định, xây dựng nền văn hóa Việt Nam bao gồm cả tư tưởng, học thuật, nghệ thuật. Văn hoá dân tộc Việt Nam sẽ do cách mạng dân chủ giải phóng thắng lợi mà được cởi mở xiềng xích và sẽ đuổi kịp văn hóa tân dân chủ thế giới; khẳng định ba nguyên tắc: “Dân tộc hóa”; “Đại chúng hóa”; “Khoa học hóa”.

Bác Hồ với các nghệ sĩ sau buổi biểu diễn văn nghệ Tết Kỷ Dậu 1969.
Bác Hồ với các nghệ sĩ sau buổi biểu diễn văn nghệ Tết Kỷ Dậu 1969.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công. Trong phiên họp đầu tiên của Hội Đồng chính phủ (ngày 3.9.1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, trong đó có 2 nhiệm vụ cấp bách thuộc về văn hoá: Một là, cùng với diệt giặc đói phải diệt giặc dốt; hai là, phải giáo dục tinh thần cho nhân dân. Đây là hai nhiệm vụ giản dị nhưng lại hết sức quan trọng ở tầm nhìn, tầm nắm bắt yêu cầu của cách mạng, lấy dân là gốc.

Đường lối văn hóa kháng chiến dần được hình thành rõ nét. Trong bộn bề công việc của Nhà nước chống lại giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, dưới sự chỉ đạo của Người, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ Nhất khai mạc ngày 24.11.1946 tại Nhà hát lớn Thành phố Hà Nội. Trong diễn văn khai mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nền văn hóa mới của nước nhà lấy hạnh phúc của đồng bào, của dân tộc làm cơ sở” và “Văn hóa liên lạc mật thiết với chính trị. Phải làm thế nào cho văn hóa vào sâu trong tâm lý của quốc dân”.

Ngay sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đảng ta đã đề cập đến việc “đẩy mạnh cách mạng tư tưởng và văn hóa” và nhiệm vụ “xây dựng  nền văn hóa xã hội chủ nghĩa” đã được Đại hội lần thứ IV của Đảng đặt ra. Sau đó, Đảng ta tiếp tục xác định ngày một rõ hơn các nội hàm đặc trưng văn hóa Việt Nam và cùng với sự đổi mới tư duy chính trị, tư duy kinh tế, Đảng ta có những đổi mới quan trọng lý luận về văn hóa.

Tại Đại hội VII (1991), trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Đảng ta chỉ rõ: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội... có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. So với những nhận thức, quan điểm trước đây, luận điểm này là một bước phát triển về chất, cả tư duy lý luận và cả tổng kết thực tiễn. Nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa thấm sâu phẩm chất dân chủ, khoa học, nhân văn.

Quan điểm “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” đã được đưa ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, năm 1996”. Đặc biệt, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Các quan điểm chỉ đạo và các nội dung, giải pháp của Nghị quyết trung ương 5 (khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã được kế thừa, bổ sung và phát triển tại các kỳ Đại hội lần thứ IX, lần thứ X và lần thứ XII của Đảng.

Trên cơ sở tổng kết thực tiễn 15 năm thực hiện Nghị quyết trung ương 5 (khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Hội nghị lần thứ chín, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (2021), tư duy lý luận và quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng ta về văn hóa một lần nữa được kế thừa, bổ sung và phát triển ngày càng toàn diện, sâu sắc, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Đại hội XIII của Đảng khẳng định quan điểm chỉ đạo “Tiếp tục phát triển nhanh và bền vững đất nước; gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên”.

Như vậy, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa đã thể hiện tư duy lý luận và tầm nhìn chiến lược trong xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, là yếu tố nội sinh quan trọng để đảm bảo phát triển đất nước bền vững.

Tin tưởng sâu sắc rằng, nhân kỷ niệm 80 năm Đề cương văn hóa Việt Nam (1943 – 2023) sẽ tiếp tục mở ra những định hướng lớn cho nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong tình hình mới, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và quan trọng hơn để văn hóa mãi “soi đường cho quốc dân đi”.

Đặng Công Thành (Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đồng chí Trương Thị Mai giữ chức Thường trực Ban Bí thư
Bộ Chính trị quyết định phân công đồng chí Trương Thị Mai, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương giữ chức Thường trực Ban Bí thư khoá XIII, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.
06/03/2023
Hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
BHG - Chiều 6.3, Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến phản biện tham gia đóng góp vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Đồng chí Vàng Seo Cón, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đồng chí Hoàng Gia Long, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Lý Thị Lan, Ủy viên BTV Tỉnh ủy; Phó Trưởng đoàn ĐBQH khóa XV đơn vị tỉnh Hà Giang; Hoàng Văn Vịnh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện một số sở, ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hà Giang…
06/03/2023
Tọa đàm khoa học - Giá trị lý luận và thực tiễn tác phẩm mới của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Sáng 6.3, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Nội chính Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Tọa đàm khoa học “Giá trị lý luận và thực tiễn của tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
06/03/2023
Hội nghị trực tuyến học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII
BHG - Sáng 4.3, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII nhiệm kỳ 2022 – 2027, tới 10.000 điểm cầu địa phương với trên 70.000 đoàn viên thanh niên tham gia. Tham dự tại điểm cầu tỉnh Hà Giang có đồng chí Đỗ Thị Hương, Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh đoàn, cùng đại diện cán bộ đoàn các cấp trong tỉnh.
04/03/2023