Ngành Tư pháp Hà Giang xây dựng và trưởng thành

08:37, 24/08/2021

BHG - Cùng với sự phát triển và trưởng thành 76 năm của ngành Tư pháp Việt Nam, nhìn lại chặng đường 30 năm xây dựng và phát triển của ngành Tư pháp Hà Giang, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự chỉ đạo của Bộ Tư pháp cùng với những nhiệt huyết, quyết tâm của công chức, viên chức, lao động, ngành Tư pháp Hà Giang đã và đang không ngừng phát triển, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao và có nhiều đóng góp quan trọng vào mục tiêu “Phát huy sức mạnh toàn dân - đẩy mạnh cải cách hành chính, vì Hà Giang phát triển”.

Sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó tỉnh Hà Tuyên được chia thành 2 tỉnh, là Hà Giang và Tuyên Quang vào tháng 8.1991, theo đó tháng 1.1992, UBND tỉnh Hà Giang đã ban hành Quyết định số 21/QĐ-UB về việc phê duyệt tổ chức bộ máy và biên chế Sở Tư pháp.

Ngay từ những ngày đầu thành lập, ngành nhận nhiệm vụ quản lý Tòa án nhân dân cấp huyện, đến năm 1993 nhận thêm nhiệm vụ quản lý Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh. Năm 1996, UBND tỉnh đã chuyển giao Phòng Công chứng Nhà nước số 1 Hà Giang về trực thuộc Sở Tư pháp. Năm 2001, UBND tỉnh ban hành quyết định thành lập Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh trực thuộc Sở Tư pháp. Năm 2005, Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản được thành lập (nay là Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản). Từ ngày 1.7.2013, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính được chuyển giao từ Văn phòng UBND tỉnh sang Sở Tư pháp quản lý, đến nay nhiệm vụ này được chuyển giao về Văn phòng UBND tỉnh.

Lễ công bố Quyết định về công tác tổ chức cán bộ - điều động, bổ nhiệm các chức danh Chánh Văn phòng UBND tỉnh và Giám đốc Sở Tư pháp.
Lễ công bố Quyết định về công tác tổ chức cán bộ - điều động, bổ nhiệm các chức danh Chánh Văn phòng UBND tỉnh và Giám đốc Sở Tư pháp. ảnh: Tư liệu

Đến nay, Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; pháp chế; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; hộ tịch; quốc tịch; chứng thực; nuôi con nuôi; lý lịch tư pháp; bồi thường nhà nước; trợ giúp pháp lý; luật sư; tư vấn pháp luật; công chứng; giám định tư pháp; đấu giá tài sản; trọng tài thương mại; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

Trong năm 2021, thực hiện chỉ đạo chung của toàn tỉnh về sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy theo tinh thần Nghị định 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ, Sở đã chủ động xây dựng Đề án tổ chức lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở. Sau khi thực hiện việc sắp xếp kiện toàn, về tổ chức Sở sẽ có Văn phòng, Thanh tra, 3 phòng chuyên môn và 3 đơn vị sự nghiệp. Tổng số công chức, viên chức, người lao động được giao 65 người. Cơ quan Sở có tổ chức Đảng bộ, Công đoàn, Chi đoàn thanh niên, Chi hội Luật gia, Hội Cựu chiến binh, Chi hội Chữ thập đỏ. Cấp huyện có 11 Phòng Tư pháp, 193 xã, phường, thị trấn có công chức Tư pháp hộ tịch.

Cũng theo quy định của pháp luật và phân cấp của tỉnh, ngành Tư pháp còn quản lý nhà nước về hoạt động của Hội Luật gia; hoạt động luật sư với 5 tổ chức hành nghề luật sư với tổng số 11 luật sư và 2 chi nhánh văn phòng luật sư của tỉnh bạn (Hà Nội và Hải Phòng). Trên địa bàn toàn tỉnh có 62 giám định viên tư pháp ở nhiều lĩnh vực; 5 tổ chức hành nghề công chứng với tổng số 11 công chứng viên; 1 tổ chức đấu giá tài sản với 3 đấu giá viên. Sở Tư pháp quản lý các tổ chức pháp chế của các sở, ngành, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, cộng tác viên. Toàn tỉnh có: 161 báo cáo viên cấp tỉnh, 364 báo cáo viên cấp huyện và 3.070 tuyên truyền viên; 2.089 tổ hòa giải/2071 thôn, tổ dân phố (193 xã, phường, thị trấn) với 11.998 hòa giải viên

Đảng bộ Sở Tư pháp luôn quan tâm xây dựng tổ chức Đảng lớn mạnh để lãnh đạo mọi hoạt động của cơ quan. Chú trọng chăm lo công tác giáo dục chính trị, tư tưởng nâng cao ý thức của công chức, viên chức, lao động và đảng viên, thực hiện nghiêm túc tự phê bình và phê bình. Tăng cường thực hiện quy chế dân chủ, giữ vững đoàn kết nhất trí trong nội bộ. Hằng năm, Đảng bộ Sở Tư pháp được công nhận là đơn vị trong sạch vững mạnh, nhiều đảng viên được công nhận là gương điển hình tiên tiến trong phong trào học tập và làm theo Bác.

Công tác tham mưu giúp Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp ngày càng đạt hiệu quả, phục vụ nhiệm vụ chính trị, phát triển KT-XH tại địa phương. Hoạt động phụ trách xã khó khăn do tỉnh giao và công tác phụ trách xã xây dựng Nông thôn mới cũng được Sở chú trọng, giúp đỡ xã về vật chất như kêu gọi ủng hộ từ các đoàn từ thiện trong và ngoài tỉnh; ủng hộ, tặng quà dịp khai giảng năm học mới, giúp xã khi có thiên tai…

Ngành luôn làm tốt vai trò tham mưu giúp UBND các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác tư pháp, đặc biệt là công tác xây dựng và thi hành pháp luật. Với vai trò là “người gác cổng” pháp luật, ngành Tư pháp đã tích cực tham mưu xây dựng hệ thống thể chế của tỉnh, qua đó phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển KT-XH của tỉnh; từng bước nâng cao chất lượng công tác văn bản, đảm bảo 100% các văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng, thẩm định, kiểm tra và rà soát đúng tiến độ, đảm bảo tính hợp pháp, tính khả thi...

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từng bước được nâng cao về chất lượng, đa dạng, phong phú về hình thức, góp phần quan trọng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân. Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành chính tư pháp tiếp tục được tăng cường. Thủ tục hành chính thường xuyên được rà soát nhằm đơn giản hóa và được niêm yết công khai tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và cá nhân. Các hoạt động chứng thực, hộ tịch, quốc tịch, cấp phiếu lý lịch tư pháp đều được thực hiện nhanh gọn, chính xác, đúng pháp luật với tinh thần, thái độ phục vụ đúng mực đối với nhân dân. Công tác đăng ký và quản lý hộ tịch dần đi vào nền nếp, phục vụ ngày càng tốt hơn cho công tác quản lý dân cư, quản lý xã hội. Việc giải quyết các yêu cầu của người dân về đăng ký các sự kiện sinh, tử, kết hôn được thực hiện tốt, ít để xảy ra sai sót…

Thực hiện chủ trương của Đảng về đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại, trong đó cải cách thủ tục hành chính được coi là nhiệm vụ trọng tâm, toàn ngành đã thực hiện rà soát, cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết, rườm rà, tạo thông thoáng trong hoạt động đăng ký hộ tịch, cấp các giấy tờ về quốc tịch, lý lịch tư pháp nhằm tạo thuận lợi, tiết kiệm chi phí cho công dân, tổ chức khi có yêu cầu. Hoạt động công chứng, chứng thực, đấu giá tài sản được đổi mới, nâng cao chất lượng…

Các mặt công tác như thanh tra, kiểm tra, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thực hiện quy chế dân chủ trong ngành được thực hiện nghiêm túc theo các quy định, phát huy được tinh thần trách nhiệm, ý thức làm chủ, tự giác của cán bộ, công chức trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ và tham gia quản lý, xây dựng cơ quan. Toàn ngành tổ chức thực hiện tốt các phong trào thi đua - khen thưởng; triển khai thực hiện việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" đạt kết quả tốt.

Với những thành tích đạt được của ngành Tư pháp trong những năm qua, nhiều tập thể và cá nhân được các cấp khen thưởng: Huân chương Lao động hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhì; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; “Cờ thi đua đơn vị xuất sắc” các năm 2003, 2014, 2015 của Bộ Tư pháp; Cờ thi đua đơn vị tiêu biểu xuất sắc” năm 2010 tỉnh Hà Giang; Cờ thi đua của Chính phủ năm 2016; nhiều Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; cơ quan Sở Tư pháp được công nhận là Đơn vị đạt xuất sắc về phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc". Nhiều cá nhân đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh, Chiến sỹ thi đua cơ sở.

Trương Huy Huân, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh


Cùng chuyên mục

Không để bất kỳ người dân nào đứt bữa, thiếu chăm sóc y tế

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh yêu cầu này khi thị sát, kiểm tra việc thực hiện tăng cường giãn cách xã hội và thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 từ 0h ngày 23/8 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trên địa bàn Quận 4 (TPHCM) sáng 23/8.

24/08/2021
Kỷ luật thép và trái tim hồng

Trận chiến chống giặc COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh đang bước vào giai đoạn quyết liệt nhất. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ gấp rút lên đường với tâm thế "đâu có giặc là ta cứ đi", "Tất cả vì miền Nam ruột thịt".

23/08/2021
Chuyển đổi số, đón đầu để phát triển

BHG - Rất mừng Hà Giang đang là một trong những tỉnh đi đầu cả nước về chuyển đổi số. Hiện nay, 100% cơ quan hành chính có trang/cổng thông tin điện tử; 100% xã có cáp quang đến trung tâm nối mạng internet băng thông đến 98%, riêng khu trung tâm xã, thị trấn, thị tứ đạt 100%. Những cuộc họp và sự kiện lớn đều đã truyền trực tuyến đến cơ sở, đang mở mang dịch vụ trực tuyến kể cả khám chữa bệnh, y tế, giáo dục, các hình thức kinh doanh du lịch, các lĩnh vực tài chính ngân hàng, logistics...

23/08/2021
Phát động phong trào thi đua đặc biệt "Quân đội cùng cả nước chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19"

BHG - Ngày 23.8, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương (QUTƯ) Bộ Quốc phòng (BQP) tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua đặc biệt với chủ đề "Quân đội cùng cả nước chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19" theo hình thức trực tuyến tại 220 điểm cầu trong toàn quân. Dự và chỉ đạo buổi lễ có Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư QUTƯ, Bộ trưởng BQP; Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị...

23/08/2021