Hà Giang

Tổng kết Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, giai đoạn 2016-2020

14:15, 03/09/2020

BHG - Sáng 3.9, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp (TCCNNN), giai đoạn 2016-2020 và các chính sách, chương trình, dự án lâm nghiệp. Đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo Sở Nông nghiệp & PTNT chủ trì hội nghị. Cùng dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành thành viên BCĐ Đề án; đại diện các tổ chức chính trị, xã hội của tỉnh…

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn kết luận hội nghị.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn kết luận hội nghị.

Đề án TCCNNN, giai đoạn 2016-2020 có mục tiêu cốt lõi nhằm nâng cao giá trị thu hoạch, gia tăng sản phẩm, góp phần tăng thu nhập cho người dân. Qua 5 năm triển khai, BCĐ Đề án từ tỉnh đến cơ sở đã vào cuộc quyết liệt. Ban hành nhiều chính sách khơi thông nguồn vốn tín dụng đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, tổng nguồn vốn thực hiện Đề án là gần 2.000 tỷ đồng; trong đó, kinh phí trực tiếp là trên 561 tỷ, kinh phí lồng ghép 699 tỷ và vốn vay tín dụng 705 tỷ đồng. Kết quả thực hiện, có 9/11 chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngành nông nghiệp tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn. Tập trung đầu tư kinh phí, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa và bước đầu có thị trường tiêu thụ. Thu hút được các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tạo việc làm bền vững cho người dân. Cùng với đó, các huyện, thành phố tập trung phát triển những cây, con lợi thế bằng nghị quyết, kế hoạch, chương trình thực hiện. Các nghị quyết số 209, 86 và 29 của HĐND tỉnh đã giúp hàng chục nghìn hộ dân tiếp cận vốn vay, tổng vốn giải ngân trên 705 tỷ đồng…

Lãnh đạo huyện Xín Mần phát biểu tại hội nghị.
Lãnh đạo huyện Xín Mần phát biểu tại hội nghị.

Tại hội nghị, đã đánh giá kết quả thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp và các chính sách, dự án lâm nghiệp, giai đoạn 2016-2020. Theo đó công tác giao, khoán, khoanh nuôi, bảo vệ rừng được đổi mới theo hướng tích cực, nâng độ che phủ từ 54,84% (2015) lên 58% (2019). Phát huy rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ biên giới trong chống xói mòn, duy trì nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất. Tổng diện tích rừng trồng giai đoạn 2016-2020 là 38.721,3 ha; diện tích rừng đặc dụng là trên 59.000 ha. Phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, đáp ứng ổn định nhu cầu phục vụ sản xuất, kinh doanh. Chương trình đã góp phần tích cực vào công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Các chính sách hỗ trợ công tác bảo vệ, phát triển rừng mang tính xã hội cao, được nhân dân ủng hộ…

Lãnh đạo Sở Công thương phát biểu tại hội nghị.
Lãnh đạo Sở Công thương phát biểu tại hội nghị.

Kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn đánh giá cao nỗ lực, sự vào cuộc của các thành viên BCĐ Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, các địa phương lãnh, chỉ đạo, tạo được sự đồng thuận trong nhân dân. Sản xuất nông, lâm nghiệp có bước chuyển biến từ manh mún sang tập trung, một số sản phẩm đã nâng cao chất lượng, giá trị. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế trong công tác quy hoạch; lâm nghiệp, thủy sản còn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế. Thiếu sự liên kết trong tiêu thụ sản phẩm, triển khai các chương trình còn dàn trải, chưa căn cứ vào nguồn lực thực tế để xây dựng…

Thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị tiếp tục bám sát vào các mục tiêu đã đề ra để nâng cao chất lượng, giá trị, thu nhập cho người dân. UBND các huyện, thành phố cần rà soát, đánh giá lại các chỉ tiêu, xác định thực trạng để tìm cách tháo gỡ vướng mắc trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Tập trung ứng dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất, nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Xác định, phân vùng sản xuất hợp lý, khuyến khích doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và hưởng những chính sách ưu đãi của tỉnh. Làm tốt công tác quy hoạch, phát triển các cây, con chủ lực theo thế mạnh từng vùng, sản xuất theo hướng an toàn, VietGAP, hữu cơ, đáp ứng hàng rào kỹ thuật của các thị trường xuất khẩu. Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông nghiệp gắn với phát triển du lịch. Tiếp tục làm tốt công tác trồng, phát triển rừng theo kế hoạch; sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, quản lý theo hướng tinh gọn, giảm chồng chéo trong lãnh đạo…

Tin, ảnh: PHẠM HOAN


Cùng chuyên mục

36 giờ qua, Việt Nam không có thêm ca Covid-19 mới

Sáng 31-8, Việt Nam bước sang buổi sáng thứ 2 liên tiếp không ghi nhận ca Covid-19 mới kể từ khi bùng phát đợt dịch thứ 3 từ ngày 25-8. Hiện nay, trong số các ca đang điều trị, có 11 ca tiên lượng nặng và nguy kịch.

 

31/08/2020
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dâng hoa, báo công với Chủ tịch Hồ Chí Minh

BHG - Hòa chung không khí vui mừng, phấn khởi kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2.9 (1945 - 2020), thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Sáng 31.8, các đồng chí: Đặng Quốc Khánh, Ủy viên dự khuyết TƯ Đảng, 

31/08/2020
Hội nghị thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài của Chính phủ

BHG - Sáng 31.8, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài của Chính phủ 8 tháng đầu năm 2020. Dự hội nghị tại điểm cầu Hà Giang có đồng chí Hà Thị Minh Hạnh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

 

31/08/2020
Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới

Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 (1945 - 2020) và chuẩn bị tiến hành đại hội các đảng bộ trực thuộc Trung ương tiến tới Đại hội XIII của Đảng, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng Nguyễn Phú Trọng có bài viết quan trọng...

31/08/2020