UBND tỉnh triển khai kế hoạch phát triển sản phẩm mật ong Bạc hà

17:18, 08/08/2019

BHG - Chiều 8.8, UBND tỉnh tổ chức hội nghị triển khai phát triển sản phẩm mật ong Bạc hà đã được cấp Chứng nhận Chỉ dẫn địa lý. Các đồng chí: Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Nguyễn Đức Vinh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở NN&PTNT cùng chủ trì hội nghị. Dự có đại diện lãnh một số sở, ngành chức năng; lãnh đạo các huyện trong vùng Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn và đại diện một số đơn vị, HTX sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật ong Bạc hà trên địa bàn tỉnh.

Toàn cảnh hội nghị triển khai phát triển sản phẩm mật ong Bạc hà đã được cấp Chứng nhận Chỉ dẫn địa lý.
Hội nghị triển khai phát triển sản phẩm mật ong Bạc hà.

Kế hoạch sẽ được thực hiện trong 2 năm 2019 – 2020 với tổng nguồn vốn 14.498,0 triệu đồng, để phát triển được sản phẩm mật ong Bạc hà mang Chỉ dẫn địa lý Mèo Vạc thực sự trở thành sản phẩm hàng hóa nổi trội, riêng biệt, ổn định, đứng vững trên thị trường, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020. Theo đó, sẽ bảo tồn và phát triển ổn định đàn ong nội tại 4 huyện vùng cao phía Bắc với quy mô đến năm 2020 đạt 45.000 đàn. Xác định khoanh vùng đảm bảo duy trì phát triển mở rộng diện tích cây hoa Bạc hà quy mô 5.000ha. Trong đó, năm 2019 đạt 37.382 đàn, sản lượng đạt trên 218 tấn/năm; năm 2020 đạt 45.000 đàn, sản lượng đạt 263 tấn/năm và duy trì phát triển ổn định 5.500ha cây Bạc hà. 100% các doanh nghiệp, HTX sản xuất, sơ chế, kinh doanh sản phẩm mật ong Bạc hà mang Chỉ dẫn địa lý Mèo Vạc của tỉnh; phải công bố tiêu chuẩn của sản phẩm và có mã vạch truy xuất nguồn gốc; 70% sản lượng mật ong Bạc hà được tiêu thụ thông qua hệ thống kênh tiêu thụ của các doanh nghiệp, HTX đầu mối liên kết với hộ nông dân, nhóm sở thích, HTX; 80% cơ sở nuôi ong, sơ chế và kinh doanh sản phẩm mật ong Bạc hà nằm trong vùng chỉ dẫn địa lý Mèo Vạc của tỉnh đăng ký và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý…

Hội nghị đã dành thời gian để các đại biểu thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng, bổ sung vào kế hoạch phát triển sản phẩm mật ong Bạc hà, gồm: Đề nghị tỉnh nhanh chóng trang bị cơ sở vật chất cần thiết để sử dụng trong công tác kiểm tra, lấy mẫu, lưu bảo quản mẫu để cảnh báo, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các cơ sở vi phạm; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động thu mua đảm bảo thực hiện theo thỏa thuận hợp đồng liên kết; cương quyết xử lý các trường hợp bán mật ong Bạc hà ra thị trường không đảm bảo chất lượng đã công bố tiêu chuẩn cơ sở phù hợp với tiêu chuẩn đã đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý; có giải pháp ngăn chặn không cho các tổ chức, cá nhân đưa ong ngoại lai vào địa bàn thuộc vùng chỉ dẫn địa lý mật ong Bạc hà của 4 huyện Cao nguyên đá…

Kết luận tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến, nhấn mạnh: Đối với 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc phải xác định rõ đây là sản phẩm chủ lực để thúc đẩy kinh tế của người dân. Phải có sự kiểm soát, kiểm tra, chặt chẽ của các ngành chức năng và chính quyền, tuyệt đối không để ong ngoại lai vào địa bàn vùng chỉ dẫn địa lý. Huyện Mèo Vạc và Quản Bạ cần lập chốt kiểm soát ngăn chặn các giống ong, gia súc ngoại lai; các huyện phải thống nhất về bao bì, nhãn mác và địa điểm trưng bày, bán hàng có sự niêm yết giá cụ thể theo đúng quy định cũng như tiến hành tổ chức gặp mặt, đối thoại với các doanh nghiệp, HTX và người nuôi ong để cùng tháo gỡ khó khăn, trao đổi thống nhất nội dung hoạt động theo hướng hiệu quả, thiết thực để 45 xã trong vùng chỉ dẫn địa lý đồng lòng cùng thực hiện; cam kết không sử dụng thuốc diệt cỏ và thống nhất ủy quyền cho chính quyền địa phương xử lý đối với những trường hợp đưa ong ngoại lai vào địa bàn. Sở Công thương triển khai các nội dung đã được bàn bạc, thống nhất theo đúng kế hoạch đã xây dựng đối với sản phẩm mật ong Bạc hà đã được cấp Chứng nhận Chỉ dẫn địa lý tiến tới năm 2020 toàn vùng Chỉ dẫn địa lý chỉ có một sản phẩm mật ong Bạc hà. Sở NN&PTNT rà soát lại các hướng dẫn kỹ thuật về chăn nuôi, phối hợp với Sở KH&CN xây dựng quy chế để quản lý đàn ong theo đúng nội dung đã xây dựng. Sở VHTT&DL cần xây dựng nội dung về truyền thuyết mật ong Bạc hà trên Cao nguyên đá Đồng Văn để quảng bá rộng rãi trong thời gian tới, giúp thương hiệu mật ong Bạc hà lớn mạnh hơn nữa…

Tin, ảnh: Phi Anh


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xây dựng Nông thôn mới, nhìn từ kinh nghiệm của tỉnh Hà Tĩnh

BHG - Những ngày cuối tháng 7 vừa qua, các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy Hà Giang đã có chuyến công tác, học tập kinh nghiệm tại tỉnh Hà Tĩnh. 

08/08/2019
Lễ Thượng cờ ASEAN tại Hà Nội

Lễ Thượng cờ ASEAN diễn ra sáng nay tại Trụ sở Bộ Ngoại giao nhân kỷ niệm 52 năm ngày thành lập Hiệp hội (8/8/1967-8/8/2019). Tham dự buổi lễ có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Đại sứ Venezuela Jorge Rondón Uzcátegui - Trưởng Đoàn Ngoại giao tại Hà Nội, các Đại sứ, đại biện, đại diện đại sứ quán các nước ASEAN và các đối tác của ASEAN tại Hà Nội.

08/08/2019
Triển khai kế hoạch phát triển sản phẩm cam Sành và gạo chất lượng cao

BHG - Sáng 8.8, UBND tỉnh tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch phát triển sản phẩm cam Sành Hà Giang và gạo chất lượng cao của tỉnh. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh; lãnh đạo UBND một số huyện trong tỉnh.

 

08/08/2019
Thường trực HĐND tỉnh họp phiên tháng 7

BHG - Chiều 7.8, Thường trực HĐND tỉnh họp phiên tháng 7 đánh giá kết quả tháng 7, triển khai phương hướng nhiệm vụ tháng 8 và một số nhiệm vụ trọng tâm khác. Đồng chí Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì phiên họp. Dự họp có các đồng chí: Chúng Thị Chiên, Ủy viên BTV Tỉnh ủy... 

08/08/2019