Ý nghĩa sâu sắc của Bản Tuyên ngôn Độc lập

08:15, 01/09/2016

BHG- Ngày 2.9.1945, tại Quảng trường Ba Đình, Thủ đô Hà Nội, hàng chục vạn đồng bào Hà Nội và các tỉnh lân cận tập hợp trong trang nghiêm, xúc động, nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập. 71 năm đã đi qua nhưng bản anh hùng ca bất hủ ấy vẫn sống mãi trong hàng triệu trái tim những người con đất Việt. Những tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Bản Tuyên ngôn Độc lập về sự thống nhất biện chứng giữa quyền dân tộc và quyền con người, về khát vọng và tinh thần đấu tranh kiên quyết để giữ vững nền độc lập tự do vẫn có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Ngày 2.9.1945, tại Quảng trường Ba Đình – Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ảnh: TƯ LIỆU
Ngày 2.9.1945, tại Quảng trường Ba Đình – Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ảnh: TƯ LIỆU

Từ Bản Tuyên ngôn Ðộc lập năm 1776 của nước Mỹ và bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791, Bản Tuyên ngôn 2.9 đã nêu ra một chân lý lịch sử: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”, “đó là lẽ phải không ai chối cãi được.” Tuyên ngôn Độc lập là bản “Thiên cổ hùng văn,” kết tinh truyền thống lịch sử kiên cường, bất khuất của dân tộc ta, là bản anh hùng ca mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập tự do và góp phần làm phong phú về quyền tự quyết của các dân tộc trên thế giới - quyền độc lập tự do. Tuyên ngôn Ðộc lập đã kết thúc với một quyết tâm sắt đá: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.” Bản Tuyên ngôn Độc lập chính thức chỉ ra một chính quyền cách mạng mới của nhân dân Việt Nam được xây dựng và trưởng thành theo đúng ý nguyện của mọi tầng lớp nhân dân và cả dân tộc Việt Nam. Tuyên ngôn Độc lập khẳng định ý chí sắt đá không gì lay chuyển nổi và đồng thời là triết lý nhân sinh vĩnh hằng của dân tộc Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh phát hiện “Không có gì quý hơn độc lập tự do.” Bản Tuyên ngôn còn cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa về sự phát triển của lịch sử, có những dự báo thiên tài về tương lai của cách mạng cũng như quá trình hội nhập sâu rộng của cách mạng Việt Nam vào phong trào cách mạng thế giới. 

Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp soạn thảo và công bố trước toàn thể nhân dân Việt Nam và thế giới cho thấy trí tuệ sắc sảo và lỗi lạc của Người. Đây là kết quả của một quá trình tư duy khoa học độc đáo và thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều đó càng khẳng định rõ ràng và nhất quán một chân lý hết sức giản dị nhưng có tầm khái quát cao là: Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cũng như trí tuệ sắc sảo của Người mãi mãi soi sáng đường chúng ta đi. 

71 năm đã trôi qua, những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn Độc lập ngày  2.9.1945 đã trở thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện lời thề thiêng liêng trong ngày Lễ độc lập: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Hòa chung khí thế của cả nước kỷ niệm 71 năm Quốc khánh 2.9, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hà Giang đã và đang nỗ lực quyết tâm triển khai đưa Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh vào cuộc sống; đồng thời đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” cùng với triển khai thực hiện Chỉ thị 03-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Nói đi đôi với làm”... cùng các phong trào thi đua khác trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, phấn đấu mục tiêu đến năm 2020 Hà Giang thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.

BTV (Tổng hợp)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội nghị BCH Hội Doanh nghiệp lần thứ VII

BHG - Chiều 31.8, Hội Doanh nghiệp (HDN) tỉnh tổ chức Hội nghị BCH lần thứ VII, nhiệm kỳ 2012-2017. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành; lãnh đạo các doanh nghiệp (DN) trực thuộc Hội…

 

31/08/2016
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Lê Quang Minh làm việc với Đảng bộ Văn phòng UBND tỉnh

BHG - Sáng 31.8, đồng chí Lê Quang Minh, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với Đảng bộ Văn phòng UBND tỉnh nhằm theo dõi, giám sát công tác xây dựng Đảng; kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị 7 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 5 tháng cuối năm 2016.

31/08/2016
UBND tỉnh họp đánh giá tình hình thực hiện cơ chế một cửa tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Hà Giang

BHG - Chiều 30.8, UBND tỉnh tổ chức họp đánh giá tình hình thực hiện cơ chế một cửa tại Trung tâm Hành chính công (TTHCC) tỉnh Hà Giang. Đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. 

31/08/2016
Hội nghị trực tuyến toàn quốc Quán triệt, triển khai các Quy định về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng

BHG - Ngày 30.8, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) T.Ư đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc nhằm quán triệt, triển khai Quy định thi hành Chương VII và Chương VIII, Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng. 

30/08/2016