Sứ mệnh của những người đi đầu

10:41, 03/02/2023

Năm nay, thể thao Việt Nam lại bước vào "một mùa SEA Games” mới, tại Campuchia, với vị thế của một nền thể thao hàng đầu khu vực Đông Nam á. Với bóng đá, đội tuyển U20 nam đang chuẩn bị cho giải Bóng đá U20 châu á với mục tiêu, dù khó, là giành tấm vé dự giải U20 thế giới vào năm sau, như những gì mà lứa cầu thủ Quang Hải, Hoàng Đức, Tiến Linh... đã làm được vào năm 2017. Đó là chưa kể đến việc các tuyển thủ bóng đá nữ sẽ tham dự ngày hội bóng đá nữ lớn nhất hành tinh... Từ tham gia sân chơi khu vực là chính đến việc giành quyền dự những giải đấu hàng đầu châu lục và thế giới, rõ ràng là thể thao Việt Nam đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận.

Chúng ta đã nói rất nhiều về sự cải thiện trong khâu tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng vận động viên (VĐV), huấn luyện viên, tổ chức thi đấu, y học thể thao, dinh dưỡng thể thao..., coi đó như những yếu tố then chốt dẫn tới sự thăng tiến của nền thể thao nước nhà. Tuy nhiên, cùng với việc thuê VĐV, chuyên gia ngoại cho các môn thể thao mũi nhọn, việc đưa các VĐV hàng đầu ra nước ngoài thi đấu cũng là vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn nữa, qua đó đẩy nhanh quá trình hội nhập của thể thao Việt Nam với thể thao đỉnh cao thế giới.

Nói về vấn đề VĐV Việt Nam ra nước ngoài thi đấu, dễ thấy chúng ta mới qua những bước chập chững mở đường, với số lượng nhỏ VĐV bóng đá, bóng chuyền. Họ là Công Vinh, Công Phượng, Xuân Trường, Văn Hậu, Quang Hải... (bóng đá), Ngọc Hoa, Thanh Thúy, Trà Giang... (bóng chuyền), mà điểm đến chủ yếu là những đội bóng "nhỏ" ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan. Số sang châu Âu rất ít, và cũng không thành công, như Quang Hải, Văn Hậu, Công Phượng. Bóng chuyền nữ mang lại hy vọng nhiều hơn, khi gần đây Thanh Thúy chơi rất ổn ở Nhật Bản, Trà Giang mới sang Thái Lan nhưng bước đầu được báo chí nước này đánh giá không tồi... Với những trường hợp thành công bước đầu hay thất bại, có thể nhận ra rằng kết quả gắn liền với sự nỗ lực, trình độ và phong độ của VĐV, nhưng cũng không xa rời việc quan tâm, chuẩn bị cho VĐV ra nước ngoài thi đấu.

Những VĐV nói trên xứng đáng với vai trò của người mở đường, mục tiêu cá nhân không mâu thuẫn với lợi ích thể thao quốc gia là khẳng định mình trên trường quốc tế. Bởi vậy, từng trường hợp thành công hay thất bại cần được mổ xẻ nhằm rút kinh nghiệm. Tầm nhìn chung cho thấy cần có sự can dự nhiều hơn, thiết thực hơn của ngành Thể thao, bởi những ngôi sao ra nước ngoài thi đấu liên quan tới vấn đề màu cờ sắc áo.

Theo hanoimoi.vn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

HAGL tuyên bố có thể bỏ V-League 2023
Tối 30/1, HAGL tuyên bố có thể không đủ kinh phí hoạt động vì VPF cấm đội không được quảng cáo cùng ngành hàng độc quyền của nhà tài trợ V-League 2023.
31/01/2023
HLV Park Hang Seo được mời làm Giám đốc Kỹ thuật VFF?
HLV Park Hang Seo đang được nhắm đến cho chiếc ghế Giám đốc Kỹ thuật VFF sau khi chia tay Đội tuyển Việt Nam.
30/01/2023
Copa America 2024 sẽ được tổ chức tại Mỹ
Phóng viên TTXVN tại châu Mỹ dẫn thông báo ngày 27/1 của Liên đoàn Bóng đá Nam Mỹ (CONMEBOL) cho biết Giải vô địch bóng đá Nam Mỹ Copa America 2024 sẽ được tổ chức tại Mỹ vào mùa hè năm sau.
29/01/2023
Văn Hậu, Quang Hải bị loại khỏi top 5 QBV Việt Nam

Hai ngôi sao từng khoác áo CLB Hà Nội không thể cạnh tranh với Đỗ Hùng Dũng, Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Văn Quyết, Đặng Văn Lâm và Nguyễn Tiến Linh.


28/01/2023