Bóng đá Châu Âu lột xác nhờ chủ ngoại: Cuộc chiến vương quyền

09:03, 02/08/2017
20 năm trước, bóng đá là cuộc chơi của 22 cầu thủ và 1 trái bóng. Nhưng kể từ khi lần lượt các tỷ phú Mỹ, Trung Đông và mới nhất là Trung Quốc coi làng túc cầu là mỏ vàng béo bở, bóng đá châu Âu đã và đang thay đổi chóng mặt. Những tỷ phú giàu tham vọng đang biến bóng đá trở thành một cuộc chiến vương quyền khốc liệt.

 

 
14 năm và những đòn tấn công ồ ạt của chủ ngoại
Vào thời điểm tỷ phú Malcolm Glazer lần đầu tiên xuất hiện với vai trò cổ đông của Man United (năm 2003), ông là một trong những doanh nhân nước ngoài hiếm hoi có ý định thôn tính một CLB của Anh (và rốt cuộc ông cũng làm được vào năm 2005). Vào thời điểm đó, những cuộc biểu tình chống lại sự có mặt của gia đình Glazer liên tục nổ ra. Một hiệp hội thậm chí đã được thành lập.
 
Nhưng rồi cùng với thời gian, người Anh dần học được cách “sống chung với lũ”. Cơ bản là họ chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài chấp nhận làn sóng chủ ngoại ồ ạt kéo tới Premier League. Năm 2003 là Glazer và Roman Abramovich. Rồi dần dần đến lượt Man City về tay các tỷ phú UAE, cổ phần của Arsenal bị thâu tóm bởi Alisher Usmanov và Stan Kroenke (hiện tại, doanh nhân người Mỹ Stan Kroenke đang là đại cổ đông).
 
Liverpool, một trong những CLB giàu tính truyền thống bậc nhất nước Anh, năm 2007 cũng rơi vào tay 2 tỷ phú Mỹ George Gillett và Tom Hicks. 3 năm sau, do nợ nần chồng nhất, Gillett và Hicks bán Liverpool cho tập đoàn Fenway Sports Group, mà người đứng đầu cũng là một tỷ phú Mỹ, ông John W. Henry.
 
 
Làn sóng “xâm lược” của các ông chủ ngoại dường như được chia thành từng giai đoạn cụ thể. Từ năm 2003 - 2009, các tỷ phú Mỹ liên tục chiếm được nhiều CLB lớn (Man United, Liverpool, Arsenal). Nhưng cơn sóng đến sau từ Trung Đông mới thật sự đáng sợ. Lần lượt Man City, PSG, Malaga sống nhờ những đồng tiền ám mùi dầu.
 
Đến thời của Trung Quốc?
Sau 14 năm liên tục mở những đợt tấn công và cũng đã gặt hái được khá nhiều thành công, những tỷ phú Mỹ và Trung Đông đã yên ổn kiếm tiền. Nhưng làng bóng đá châu Âu thì vẫn chưa yên ổn vì một thế lực mới nổi trong khoảng 5 năm gần đây: Các tỷ phú Trung Quốc. Chỉ trong 1 năm qua, những gì chủ Trung Quốc làm được đã đi từ ngưỡng âm thầm, lẻ tẻ tới những vụ nổ gây chấn động. Họ đổ tiền vào Serie A, mà cụ thể là 2 ông lớn Milan và Inter. 
 
Dấu ấn ngay lập tức được tạo ra: Milan từ một CLB chi tiêu dè sẻn, toàn mua những cầu thủ hết “đát”, bất ngờ trở thành đại gia trong “chợ Hè” 2017.  Họ đã chi tới 189 triệu euro cho 8 tân binh, trong đó gây sốc nhất là vụ chiêu mộ Leonardo Bonucci từ Juventus. Inter tạm thời chưa có nhiều biến động, nhưng tin chắc rằng tập đoàn Suning sẽ thay da đổi thịt Nerazzurri trong tương lai gần.
 

 

Những nhà đầu tư từ Trung Quốc đang thâu tóm nhiều CLB ở châu Âu
Những nhà đầu tư từ Trung Quốc đang thâu tóm nhiều CLB ở châu Âu
 
Tuy nhiên, theo đánh giá của giới chuyên môn thì cơ hội để nhóm chủ Trung Quốc vượt mặt được 2 thế lực Mỹ và Trung Đông là rất thấp. Một phần lý do đến từ việc các đội bóng lớn nhất châu Âu hầu như đã yên ổn với ông chủ hiện tại của họ và thị phần dành cho người Trung Quốc tương đối hạn chế.
 
Hơn thế nữa, uy tín của các tỷ phú Trung Quốc cũng không thật sự cao. Ngoại trừ Milan may mắn ngay lập tức nhận được tiền từ chủ Trung Quốc, không nhiều CLB sống nhờ tiền của Trung Quốc. ADO Den Haag là một ví dụ. Trong 2 năm sống dưới sự cai quản của tỷ phú Hui Wang, họ mới chỉ nhận được… 3,7 triệu euro
 
Tờ Guardian đưa tin, đang có một tỷ phú Trung Quốc trả 1 tỷ bảng để toàn quyền sở hữu CLB Liverpool.
 
30 Theo thống kê từ tờ Telegraph, có tổng cộng 30 tỷ phú Trung Quốc đầu tư vào bóng đá. Họ hoặc đang là đại cổ đông của một CLB, hoặc sở hữu một lượng cổ phần nhất định của đội bóng nào đó.
 
Giới chủ Trung Quốc đang sở hữu những CLB nào?
Nếu như khoảng 5 năm trước, những tỷ phú Trung Quốc hầu như chỉ xuất hiện ở làng túc cầu châu Âu trên tư cách… khán giả VIP thì hiện tại, đã có khá nhiều CLB lớn nhỏ ở 5 giải VĐQG hàng đầu châu Âu được sở hữu bởi những ông chủ Trung Quốc. Tại Premier League, West Brom đang được sở hữu bởi chủ Trung Quốc và 13% cổ phần của Man City cũng thuộc về Trung Quốc. Tại La Liga, Trung Quốc sở hữu Espanyol và 20% cổ phần của Atletico Madrid. Ở Ligue 1, Trung Quốc nắm 20% cổ phần của Lyon và 40% cổ phần của Nice. Và nổi tiếng nhất là tại Serie A, các tỷ phú Trung Quốc sở hữu cả Milan lẫn Inter. 
 
Chủ ngoại sở hữu 13/20 CLB tại Premier League
Sự chiếm ưu thế của chủ ngoại thể hiện rõ nhất thông qua bức tranh của Premier League mùa 2017/18. Trong 20 CLB tham dự, chỉ có đúng 7 đội được sở hữu bởi những ông chủ nội. 13 CLB còn lại được sở hữu bởi những ông chủ ngoại, trong đó chủ Mỹ chiếm đông đảo nhất.
 
 

Theo bongdaplus.vn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Lukaku tiếp tục nổ súng, M.U thắng dễ Valerenga

Trong trận giao hữu trên đất Na Uy gặp Valerenga, M.U đã dễ dàng đánh bại đội chủ nhà 3-0 nhờ các pha lập công của Marouane Fellaini, Romelu Lukaku và tài năng trẻ Scott McTominay.

31/07/2017
Everton và AC Milan khởi đầu suôn sẻ ở Europa League

Hai cái tên đáng chú ý trong kỳ chuyển nhượng mùa Hè vừa qua là Everton và AC Milan đã có khởi đầu khá suôn sẻ ở lượt đi vòng sơ loại Europa League diễn ra đêm qua (28/7).

28/07/2017
Hành trình từ vô danh tới giá trị 180 triệu euro của Mbappe

Theo báo chí Tây Ban Nha, Real đã đạt thỏa thuận mua Kylian Mbappe từ Monaco với giá 180 triệu euro. Chỉ trong vòng hơn 1 năm rưỡi, Mbappe đã phát triển từ cầu thủ vô danh tới mức giá kỷ lục nói trên.

28/07/2017
Bế mạc Giải vô địch Cầu lông tỉnh Hà Giang năm 2017

BHG - Ngày 24.7, Sở VH,TT&DL tổ chức bế mạc Giải vô địch Cầu lông tỉnh Hà Giang năm 2017, nhằm thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn và tiếp tục triển khai cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại". Đến dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.

27/07/2017