Bỏ chấm điểm ở Tiểu học: Đòn bẩy cho giáo dục Việt Nam

14:26, 19/10/2014

Theo ông Sái Công Hồng - GĐ TT Khảo thí, ĐHQGHN, việc thay đổi cách đánh giá học sinh sẽ trở thành đòn bẩy cho chiến lược đổi mới tư duy giáo dục Việt Nam trong tương lai.


Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) mới ban hành thông tư số 30 về việc ban hành quy địnhđánh giá học sinh tiểu học. Theo văn bản này, thay vì dùng điểm số, giáo viên sẽ nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học.

Nội dung đánh giá gồm: quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; sự hình thành và phát triển một số năng lực như: tự phục vụ, tự quản, giao tiếp, hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; sự hình thành và phát triển một số phẩm chất như: chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục, trung thực, kỷ luật, đoàn kết...

Thông tư số 30 về việc ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học đã bắt đầu được Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng từ ngày 15/10. Song, thực tế cho thấy, xung quanh vấn đề này vẫn có nhiều câu hỏi được đặt ra, một trong số đó là liệu giải pháp mới có thể giảm tải cho cấp Tiểu học để tạo ra bước thay đổi cho phương pháp giáo dục chung hiện nay? Trong chương trình Sự kiện & Bình luận tuần này, các khách mời sẽ đem tới câu trả lời cho vấn đề trên.

Hai khách mời tham gia chương trình tuần này là TS. Sái Công Hồng - GĐ Trung tâm Khảo thí, ĐH Quốc gia Hà Nội; TS. Vũ Thu Hương - Khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội.

Chia sẻ về thông tư số 30 về việc ban hành quy địnhđánh giá học sinh tiểu học, ông Sái Công Hồng - GĐ Trung tâm Khảo thí, ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng đây chiến lược tất yếu đi theo xu hướng giáo dục quốc tế, đồng thời giúp các em học sinh cởi bỏ những áp lực của việc chấm điểm. Ngoài ra, ông Công Hồng cũng khẳng định bản chất của cách đánh giá học sinh này không thực sự là mới, bởi từ trước tới nay, trong phần chấm điểm từng học sinh đều đã có đi kèm phần lời phê, nhận xét với từng em.

“Chúng ta chỉ đang tiến thẳng đến sự thay đổi phương pháp theo chiến lược đổi mới giáo dục, cũng như hội nhập quốc tế… Khi đánh giá và nhận xét, chúng ta còn có thể đo được mức độ tiến bộ của các em. Trong đó, chúng ta có thể đánh giá toàn diện, không chỉ qua những nhận xét về học tập mà còn về năng lực, phẩm chất đạo đức…”, ông Hồng cho biết.

Ủng hộ quan điểm của ông Sái Công Hồng, bà Vũ Thu Hương - Khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội cũng nhận định: “Rõ ràng việc đánh giá bằng lời khen sẽ cởi bỏ cho các em học sinh áp lực bị so sánh, mục tiêu của việc đánh giá này là trên cơ sở sự tiến bộ của học sinh mà không phải để so sánh giữa em này với em kia. Và với cách đánh giá này, phụ huynh sẽ theo dõi con em mình được tốt hơn, bởi các cô giáo có trách nhiệm ghi rõ vấn đề mà các em chưa hoàn thành”.

Thay đổi một phương pháp giáo dục không phải là việc có thể làm trong một sớm một chiều, cần phải có thời gian chuẩn bị chu đáo và thực hiện theo lộ trình với sự đánh giá, rút kinh nghiệm thường xuyên. Thực tế cũng cho thấy, việc bỏ chấm điểm nhiều khả năng có thể gây khó khăn cho công tác của giáo viên.

Giải đáp vấn đề này, bà Vũ Thu Hương cho biết, dù có thể sẽ gặp khó khăn, tuy nhiên, dù ít dù nhiều giáo viên vẫn có những phương pháp khác nhau để hỗ trợ việc đánh giá học sinh.

“Trong đợt tập huấn gần đây nhất, Bộ giáo dục đã nêu rõ với những học sinh không có gì nổi trội như những em không có sự tiến bộ nhiều hoặc quá kém, các thầy cô có quyền ghi bình thường. Điều đó đồng nghĩa với với việc các thầy cô chỉ cần ghi nhận xét chi tiết với những trường hợp đột ngột tiến bộ hay kém đi. Đến cuối năm, các thầy cô có nghĩa vụ phải nhận xét kĩ hơn với mỗi học sinh”, bà Vũ Thu Hương nói.

Sự thay đổi về phương pháp đánh giá mới được đánh giá sẽ là đòn bẩy giúp thay đổi cách dạy và học hiện nay. Đây cũng là điểm nhấn trong chiến lược thay đổi tư duy giáo dục Việt Nam trong tương lai. Song, để thực hiện được mục tiêu này, cả hai khách mời đều cho rằng cần có sự tham gia của truyền thông để giúp việc phối kết hợp giữa gia đình - học sinh - nhà trường chặt chẽ hơn.

Bên cạnh đó, để triển khai thực hiện hiệu quả, nhiều ý kiến cho rằng ngành giáo dục cần ban hành những văn bản hướng dẫn chi tiết hơn, đồng thời cũng cần chú ý đến những ý kiến của giáo viên, phụ huynh học sinh và dư luận xã hội để có những sửa đổi phù hợp với thực tiễn giảng dạy ở bậc tiểu học.


vtv.vn

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Palestine cam kết không đối đầu với Israel tới cuối năm 2015
Ngày 16/10, Tổng thống Chính quyền Palestine (PA) Mahmoud Abbas cho biết ông đã cam kết với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry rằng sẽ không có bất kỳ tranh chấp nội bộ Palestine hay xung đột với Israel cho tới ít nhất là cuối năm 2015.
17/10/2014
Tổng thống Putin: Bất hòa Nga-Mỹ gây nguy hiểm cho toàn cầu
THX đưa tin, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng mối bất hòa giữa Moskva và Washington gây nguy hiểm cho sự ổn định chiến lược toàn cầu.
17/10/2014
Thổ Nhĩ Kỳ cho phép người tị nạn Syria qua biên giới tới Kobani
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu ngày 15/10 tuyên bố chỉ những người tị nạn Syria mới được phép qua biên giới giữa hai nước để trở về chiến đấu chống các phần tử thánh chiến thuộc nhóm "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng đang vây hãm thị trấn Kobani có đông người Kurd ở miền Bắc Syria.
16/10/2014
Giải Nobel Kinh tế 2014 sẽ là cuộc cách mạng đối với người tiêu dùng
Chủ nhân giải Nobel Kinh tế 2014 Jean Tirole đã nghĩ ra các biện pháp giúp người tiêu dùng sử dụng sản phẩm tốt hơn với giá thấp hơn.
15/10/2014