Hà Giang

Tàu hải quân Trung Quốc đã tiếp cận Senkaku/Điếu Ngư

09:33, 28/09/2012

Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận rằng các tàu hải quân của nước này đã tuần tra và huấn luyện quân sự trong vùng nước quanh quần đảo tranh chấp với Nhật Bản trong tuần qua.


                    Hạm đội Hoa Đông của Trung Quốc trong một cuộc tập trận tháng này.

Phát ngôn viên quốc phòng Yang Yujun cho biết hai tàu hải quân Trung Quốc đã hiện diện tại khu vực trên, như thông tin mà báo chí Nhật đưa trước đó.

Hôm 14/9, sau khi Nhật công bố mua ba trong số năm hòn đảo thuộc nhóm Senkaku/Điếu Ngư từ chủ sở hữu tư nhân, Trung Quốc điều nhiều tàu hải giám và ngư chính đến vùng nước xung quanh quần đảo này để khẳng định chủ quyền. Tàu của các bên đã cảnh báo và xua đuổi nhau. Một số tờ báo Nhật cho hay lực lượng tuần duyên nước này còn phát hiện sự có mặt của hai tàu hải quân Trung Quốc. Tuy nhiên khi đó giới chức Trung Quốc không có bình luận gì về thông tin liên quan đến tàu hải quân.

Trong họp báo hôm qua, ông Yang đồng thời khẳng định quần đảo Điếu Ngư/Senkaku là "một phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc" và rằng việc hai tàu hải quân nước này tuần tra là hợp pháp. Yang nói quân đội Trung Quốc sẵn sàng hành động nhanh chóng trong các tình huống khẩn cấp, và phối hợp với các cơ quan hữu quan về hàng hải để "thực thi luật pháp về hàng hải, ngư nghiệp cũng như việc phát triển khai thác dầu và khí đốt".

Được hỏi về ý định của những người theo hữu khuynh ở Nhật muốn nâng cấp lực lượng phòng vệ lên thành quân đội, Yang cảnh báo nước láng giềng nên duy trì chính sách phòng thủ tự vệ mà thôi.

Tranh chấp lãnh thổ quần đảo giữa Nhật và Trung Quốc có thể không dẫn đến xung đột vũ trang, nhưng các biểu hiện về ngoại giao và hệ quả về kinh tế đang ở mức nghiêm trọng. Cuộc gặp cấp thứ trưởng cũng như ngoại trưởng của hai bên trong tuần này không mang lại kết quả. Thủ tướng Nhật Bản Noda, bên lề cuộc họp đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York, tuyên bố Nhật quyết không nhân nhượng Trung Quốc. Ngay lập tức, Trung Quốc phản đối lời lẽ của ông Noda và tuyên bố quan điểm của Nhật là "không thể chấp nhận được".

Nhiều công ty Nhật, bị ảnh hưởng bởi kinh tế chậm lại của Trung Quốc, và đặc biệt là làn sóng biểu tình chống Nhật vừa qua, đang tính chuyện rút khỏi hoặc giảm quy mô hoạt động ở thị trường rộng lớn này để tránh rủi ro. Trong số các điểm đến mới cho các nhà đầu tư Nhật, ngoài Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, thì Myanmar cũng đang nổi lên một cách đáng chú ý.


Theo Vnexpress

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xét tuyển ĐH, CĐ 2012: Xét tuyển thí sinh học trường PTDTNT vào ĐH, CĐ chính quy
Hôm nay (25/9), Bộ GD&ĐT có văn bản gửi các sở GD&ĐT, các ĐH, học viện, các trường ĐH, CĐ về việc xét tuyển thí sinh học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú vào ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2012.
26/09/2012
Obama nói về các điểm nóng tại Đại hội đồng LHQ
Sáng 25/9 theo giờ địa phương, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có bài phát biểu quan trọng trước hàng chục nguyên thủ quốc gia và nhiều thủ tướng chính phủ, ngoại trưởng, trưởng đoàn 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc (LHQ) trong phiên thảo luận toàn thể chung tại Đại hội đồng LHQ.
26/09/2012
OSCE không công nhận bầu cử Quốc hội Belarus
Phóng viên TTXVN tại Mátxcơva đưa tin Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) chiều 24/9 đã ra tuyên bố không công nhận cuộc bầu cử Quốc hội Belarus ngày 23/9.
25/09/2012
Năm 2013, SV tốt nghiệp ĐH Ngoại ngữ phải đạt chuẩn ngoại ngữ
Đối với khối ĐH, CĐ, từ năm 2013 phải có quy định bắt buộc đối với sinh viên đại học ngoại ngữ khi tốt nghiệp phải đạt chuẩn ngoại ngữ. Đó là nhấn mạnh của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại giao ban Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 vừa diễn ra.
24/09/2012