Hà Giang

Tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế

09:48, 01/02/2023

BHG - Trong bối cảnh dịch Covid-19 còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nền kinh tế phải chịu tác động của các hoạt động chính trị, tỉnh ta tiếp tục bước sang giai đoạn bình thường hóa trước các ảnh hưởng của dịch bệnh và đẩy mạnh khôi phục sản xuất, phát triển KT-XH, hội nhập quốc tế để tìm kiếm các cơ hội hợp tác, phát triển.

Với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của tỉnh về công tác đối ngoại trong giai đoạn mới, công tác thông tin đối ngoại được đẩy mạnh với nhiều hoạt động hợp tác, ký kết thỏa thuận, khảo sát, tìm hiểu thị trường, thu hút đầu tư và cung cấp thông tin, tuyên truyền về thành tựu phát triển KT-XH của tỉnh với các đối tác trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội. Bước phát triển trong công tác đối ngoại năm 2022 là tỉnh ta đã ký mới được 12 thỏa thuận và tiếp tục triển khai 24 thỏa thuận hợp tác quốc tế. Tiêu biểu như các biên bản ghi nhớ, biên bản hội đàm, thỏa thuận hợp tác của các cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh với các đối tác, địa phương nước ngoài đã thể hiện trách nhiệm, tính chủ động và linh hoạt trong việc duy trì và thúc đẩy hợp tác với đối tác trên các lĩnh vực thông qua nhiều phương thức. Trong năm 2022, tỉnh đã tổ chức 26 hội nghị, hội đàm trực tuyến và tham dự 8 hội nghị trực tuyến với các địa phương, cơ quan đối đẳng phía Trung Quốc và địa phương nước ngoài. Điển hình như: Hội nghị giao thương trực tuyến, hội thảo APEC về thúc đẩy doanh nghiệp xã hội vì mục tiêu tăng trưởng bao trùm; hội thảo nâng cao năng lực xúc tiến xuất khẩu thị trường Nhật Bản cho các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực nông sản; hội nghị giao thương trực tuyến sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản; Kỳ họp lần 4, nhóm công tác thuận lợi hóa thương mại Việt - Trung... Đồng thời đẩy mạnh phối hợp với chính quyền, các cơ quan đối đẳng phía Trung Quốc để trao đổi thông tin, thống nhất giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu, thông quan hàng hóa, phương tiện tại các cửa khẩu.

Nhiệm vụ đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển thương mại biên giới gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng được triển khai thường xuyên, bằng việc tham gia các hoạt động triển lãm hàng hóa, xúc tiến thương mại quốc tế tại Hội chợ triển lãm hàng hóa và diễn đàn Đầu tư – Thương mại Nam Á, Đông Nam. Tỉnh cũng quan tâm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ thanh toán điện tử qua các ngân hàng thương mại qua đó giảm chi phí, thời gian cho người dân và doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa. Năm 2022, tỉnh đã vận động được 3 dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại. Hiện tại, tỉnh có 5 dự án FDI còn hiệu lực hoạt động với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4,04 triệu USD. 25 chương trình, dự án, khoản viện trợ phi chính phủ được ký kết mới, ngân sách cam kết tài trợ trên 52 tỷ đồng. Các chương trình, dự án tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm, theo định hướng của tỉnh về xây dựng Nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, gắn với các chương trình cải thiện y tế, giáo dục, bảo trợ trẻ em, phụ nữ, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu... Qua đó góp phần nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, phát triển KT-XH, cải thiện đời sống cho nhân dân. Bên cạnh đó, công tác văn hóa đối ngoại được triển khai mạnh mẽ bằng nhiều hình thức như truyền thông trên mạng xã hội, báo chí, truyền hình… về hình ảnh Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn và giá trị văn hóa, các cơ hội, tiềm năng thế mạnh, du lịch của tỉnh Hà Giang đến với bạn bè quốc tế.

Bước sang năm mới, tỉnh ta tiếp tục đẩy mạnh công tác đối ngoại để thu hút đầu tư, quảng bá xúc tiến thương mại, du lịch… góp phần phát triển KT-XH. Trong đó ưu tiên thúc đẩy kết nối, triển khai hiệu quả, linh hoạt các nội dung, thỏa thuận hợp tác, đầu tư đã ký kết với địa phương phía Trung Quốc, tổ chức quốc tế, địa phương các nước. Tăng cường tính chủ động trong phát triển quan hệ đối tác và hoạt động đối ngoại; tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi trong quá trình hội nhập quốc tế, huy động hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ công tác đối ngoại trong thời kỳ khôi phục và thúc đẩy phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế sâu rộng.

LÊ HẢI


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực ASEAN
Ngày 31/1, nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Pierre-Olivier Gourinchas cho biết IMF hạ dự báo tăng trưởng của Singapore và các nền kinh tế Đông Nam Á khác trong năm 2023, do tốc độ tăng trưởng toàn cầu chậm lại sẽ lấn át tác động tích cực từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế.
31/01/2023
Tuyến đường ngắn nhất giữa Thái Lan và Việt Nam đã hoàn thành 60%
Cây cầu hữu nghị Thái-Lào thứ 5 nối giữa tỉnh Bueng Kan (cực Đông Bắc Thái Lan) với tỉnh Bolikhămxay (Lào) đã hoàn thành 60% với tiến độ nhanh hơn kế hoạch.
30/01/2023
Châu Á hứng chịu đợt lạnh kỷ lục: Chủ động phòng ngừa và ứng phó
Trong bối cảnh hàng triệu người dân trên khắp châu Á, đặc biệt là Đông Á, đang phải “đối đầu” với một đợt lạnh giá nghiêm trọng, các chuyên gia khí hậu cảnh báo, nhiệt độ cực thấp sẽ trở thành “bình thường mới”. Giờ chính là lúc các quốc gia cần sớm có những giải pháp phòng ngừa và ứng phó...
28/01/2023
Củng cố sức mạnh đoàn kết

Hội nghị cấp cao Tổ chức các quốc gia Mỹ Latin và Caribe (CELAC) lần thứ 7 ra Tuyên bố Buenos Aires gồm 111 điểm, trong đó nhấn mạnh mục tiêu củng cố sức mạnh đoàn kết. Tìm giải pháp thoát khỏi các cuộc khủng hoảng kinh tế, khí hậu, thúc đẩy hội nhập cũng là những mối quan tâm chung của các nhà lãnh đạo hàng đầu khu vực.


28/01/2023