Biến thể Delta đã xuất hiện tại 96 quốc gia

16:23, 01/07/2021

Ngày 1/7, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố bản cập nhật dịch bệnh hằng tuần, trong đó cho biết biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 vốn được phát hiện đầu tiên ở Ấn Độ đã xuất hiện ở 96 quốc gia, tăng thêm 11 quốc gia so với tuần trước đó.

Xếp hàng chờ tiêm vaccine Sinovac tại một trung tâm thương mại tại Jakarta, Indonesia.
Xếp hàng chờ tiêm vaccine Sinovac tại một trung tâm thương mại tại Jakarta, Indonesia.

Theo WHO, biến thể Delta, còn được gọi là "đột biến kép" vì nó mang hai đột biến, có khả năng lây lan cao hơn 55% so với biến thể Alpha, được phát hiện đầu tiên ở Anh, và sẽ nhanh chóng phổ biến và "bao phủ" các ca bệnh trên toàn cầu.

Châu Phi đã ghi nhận nhiều đợt bùng phát mới của biến thể Delta, đặc biệt là tại Tunisia, Mozambique, Uganda, Nigeria và Malawi. Châu lục này đã chứng kiến sự gia tăng mạnh về số ca mắc mới và số ca tử vong vì Covid-19.

Lần đầu tiên được phát hiện vào tháng 10-2020, biến thể Delta là mối đe dọa mới nhất đối với nỗ lực dập dịch Covid-19 của toàn cầu. WHO đã liệt biến chủng Delta vào nhóm gây quan ngại, cùng với các biến thể Alpha (Anh), Beta (Nam Phi) và Gamma (Brazil). 

Tại châu Âu, biến thể Delta đang trên đà lây lan diện rộng ở nhiều nước như Pháp, Đức, Italy hay Bồ Đào Nha. Tại vùng England (Anh), số ca nhiễm biến thể này đã nhanh chóng vượt số ca nhiễm biến thể Alpha trước đó và chiếm đến 95% số ca bệnh.

Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC), biến thể Delta có khả năng lây nhiễm nhanh hơn từ 40% đến 60% so với biến thể Alpha được phát hiện lần đầu tại Anh. ECDC dự đoán đến đầu tháng 8, sẽ có tới 70% số ca mắc mới tại EU nhiễm biến thể Delta và con số này sẽ lên tới 90% vào cuối tháng 8. 

Trong khi đó, Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo Delta đã cho thấy khả năng lây lan mạnh hơn (tăng 60% so với biến thể Alpha) và gây bệnh nặng hơn (cao gấp 2,6 lần), đặc biệt ở những người chưa tiêm vaccine. Dựa trên các nghiên cứu, biện pháp bảo vệ hiệu quả là tiêm đủ liều vaccine ngừa Covid-19.

Theo nhandan.vn


Cùng chuyên mục

Israel có thể phải hủy gần 800.000 liều vaccine Pfizer
Bộ Y tế Israel sẽ tiêu hủy ít nhất 800.000 liều vaccine Pfizer nếu không tìm được người mua trong vòng 2 tuần tới, một kênh truyền hình đưa tin. Số liều vaccine Pfizer này sắp hết hạn vào cuối tháng 7 và trị giá hàng trăm triệu USD, theo kênh truyền hình Kan.
 

 

30/06/2021
Campuchia thêm 883 ca mắc, 16 ca tử vong do COVID-19

Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, số ca mắc mới và số ca tử vong vì COVID-19 trong thời gian gần đây tại Campuchia không có dấu hiệu giảm đi, thậm chí còn đang tiến sát tới ngưỡng cao 900 ca một ngày, với ngày càng nhiều ca lây nhiễm ngoài thủ đô Phnom Penh và các ca nhập cảnh.

29/06/2021
Indonesia tăng kỷ lục hơn 21.000 ca nhiễm Covid-19

Indonesia tăng hơn 21.000 ca nhiễm mới Covid-19, cao kỷ lục từ khi dịch bùng phát, trong bối cảnh các bệnh viện ở nước này đang trở nên quá tải. Giới chức y tế Indonesia thông báo ghi nhận 21.342 ca nhiễm mới nCoV hôm 27/6, nâng tổng ca nhiễm toàn quốc vượt 2,1 triệu người. Nước này cũng tăng 409 ca tử vong vì Covid-19 chỉ sau một đêm, khiến số người chết vượt 57.000.

28/06/2021
Ấn Độ ghi nhận ca tử vong đầu tiên do Delta Plus

Giữa bối cảnh các biến thể không ngừng xuất hiện và ngày càng nguy hiểm hơn, nhiều nước đã chuyển hướng chiến lược sang yêu cầu tiêm vaccine bắt buộc nhằm kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh Covid-19.

26/06/2021